Quy trình dạy học môn Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ hướng dẫn thầy cô rất chi tiết quy trình, các bước dạy các dạng bài học, cách tiếp cận nội dung và phương pháp dạy học trong bộ mônĐạo đức 2 theo chương trình mới.
Qua đó, sẽ giúp thầy cô dễ dàng hơn trong quá trình giảng dạy, nắm được các trình tự dạy học đúng theo chuẩn của chương trình GDPT 2018 mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm quy trình dạy học môn Tiếng Việt, Toán, TNXH. Vậy mời thầy cô cùng tải về và theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Quy trình dạy học môn Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước.
III. Bài mới:
1. KHỞI ĐỘNG
– Mục đích:
- Tạo tâm thế và hứng thú học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập.
- Huy động kiến thức, kinh nghiệm nền của HS có liên quan đến vấn đề trong bài học, làm bộc lộ được những gì HS đã biết, bổ khuyết những gì HS còn thiếu,…
- Giúp HS nhận ra những gì chưa biết và muốn biết.
– Hình thức: Khởi động có thể là một trò chơi, một bài hát, một chia sẻ trải nghiệm,…
2. Khám phá
– Mục đích:
- Chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mới.
- Xây dựng được những kiến thức, kĩ năng mới thông qua các hoạt động khác nhau
– Cách tiến hành:
- Trong phần khám phá thường có 1, 2 hoặc 3 hoạt động (tùy bài)
- Các hoạt động thường là: tranh ảnh, câu chuyện, tình huống,…
- HS khám phá các chuẩn mực hành vi đạo đức/ kĩ năng sống qua tranh ảnh, câu chuyện, tình huống,… ( như đóng vai, kể chuyện, quan sát, thảo luận, đàm thoại…)
- GV cùng hs tìm hiểu từng hoạt động.
- Kết luận từng hoạt động bằng cách cho hs trả lời cho các câu hỏi như Em cần làm gì?Vì sao phải làm thế? Làm như thế nào? (Điều này giúp học sinh thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức, pháp luật và kĩ năng sống một cách tự giác ,…)
IV. Củng cố
GV nêu 1-2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học
V. Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thảo luận, thống nhất quy trình dạy học môn Đạo đức 2 – Tiết 2
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ (2 – 3 phút)
- Giáo viên nêu câu hỏi để kiểm tra kiến thức của bài học trước.
III. Bài mới: (27-28 phút)
1. KHỞI ĐỘNG (mục tiêu- hình thức như tiết 1)
2. Luyện tập
– Mục đích: Củng cố và hoàn thiện những kiến thức, kĩ năng vừa khám phá và thu nhận được.
– Cách tiến hành: HS được đưa vào các tình huống giả định để nhận xét, phân biệt hành vi nào đúng, hành vi nào sai; đồng tình với hành vi đúng, không đồng tình với hành vi sai; xử lí tình huống khác nhau.
Giáo viên sử dụng các phương pháp:
- Ứng xử tình huống
- Tập luyện theo mẫu hành vi
- Tổ chức trò chơi
- Đóng vai
- Thảo luận
- Hỏi đáp
HS nhận xét
GV chốt ,đưa ra kết luận và giáo dục
3. Vận dụng
– Mục đích: HS được yêu cầu vận dụng tri thức vào giải quyết một vấn đề nào đó trong cuộc sống
– Cách tiến hành:
HS chia sẻ, vận dụng những điều đã học các hành vi chuẩn mực đạo đức đã học với bản thân mình và các bạn trong lớp xem bản thân HS đã thực hiện được các hành vi đạo đức đúng đắn chưa,nếu chưa thực hiện được các em biết tự mình sửa chữa để ứng xử trong cuộc sống.
Giáo viên sử dụng các phương pháp.
- Đàm thoại
- Điều tra
- Đánh giá,tự đánh giá
- Nêu gương
- Khuyến khích khen thưởng
HS nhận xét
GV chốt ,đưa ra kết luận và giáo dục
* Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống.
IV. Củng cố
- GV nêu 1-2 câu hỏi để kiểm tra kiến thức đã nắm được qua giờ học
- Nêu câu chuyện, gương tốt người tốt việc tốt có liên quan đến bài học
V. Nhận xét, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy trình dạy học môn Đạo đức 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Các bước dạy Đạo đức lớp 2 năm 2021 – 2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.