Bạn đang xem bài viết ✅ Quy định về thi thăng hạng giáo viên 2022 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo viên có bắt buộc thi thăng hạng không, điều kiện gì để giáo viên được thi thăng hạng hay mức lương của giáo viên sẽ được tính như thế nào sau khi thi thăng hạng? Đây là câu hỏi mà rất nhiều giáo viên cần tìm lời giải đáp.

Hiểu rõ được điều đó, trong bài viết dưới đây Wikihoc.com xin tổng hợp toàn bộ quy định về thi thăng hạng giáo viên năm 2022 để thầy cô tham khảo:

1. Giáo viên không bắt buộc phải thi thăng hạng

Khoản 1 Điều 31 Luật Viên chức năm 2010 nêu rõ: Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:

a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;

b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó

Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều này, giáo viên được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.

Do đó, nếu đơn vị sự nghiệp công lập chưa có nhu cầu, giáo viên chưa đủ điều kiện hoặc không có nhu cầu được thăng hạng và đang làm ở chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của mình thì không nhất định phải thi thăng hạng.

2. Điều kiện để giáo viên thi thăng hạng

Theo quy định tại điều 3 Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT quy định giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi.
  • Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
  • Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Mầm non; Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học công lập; Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở công lập; Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Trung học phổ thông công lập.
  • Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự thi thăng hạng phải có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Kết bài mở rộng Tả đồ dùng học tập (5 mẫu) Tả đồ dùng học tập của em

3. Nội dung, hình thức thi thăng hạng của giáo viên

Theo Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng được quy định như sau:

STT Hình thức thi Nội dung thi Thời gian
1 Môn kiến thức chung

Trắc nghiệm

60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi

60 phút

2

Ngoại ngữ

Trắc nghiệm

30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi quyết định

30 phút

3

Tin học

Trắc nghiệm

30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi

30 phút

4

Môn nghiệp vụ chuyên ngành

Thăng hạng I

Thi viết đề án

Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi với thang điểm 100 cho mỗi bài thi

08 tiếng

Bảo vệ đề án

tối đa 30 phút

Thăng hạng II

Thi viết

Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100;

180 phút

Thăng hạng III

Thi viết

Theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100

120 phút

Riêng ngoại ngữ, giáo viên dự thi đăng ký thi một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định.

4. Các trường hợp giáo viên được miễn thi môn ngoại ngữ

Đồng thời, các trường hợp miễn thi ngoại ngữ, tin học được nêu cụ thể tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định 115/2020 như sau:

Miễn ngoại ngữ

Miễn tin học

– Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;

– Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;

– Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ so với trình độ trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;

– Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

Tham khảo thêm:   Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 Tiểu học Bài tập cuối khóa Module 8 (6 mẫu)

5. Giảm điều kiện chọn người trúng tuyển kỳ thi thăng hạng

Để được xác định là người trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, giáo viên phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 40 Nghị định 115/2020 như sau:

– Có số câu trả lời đúng từ 50% trở lên cho từng môn thi trừ trường hợp miễn thi.

– Có tổng kết quả điểm bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành đạt từ 50 điểm trở lên. Riêng thăng lên hạng I thì phải đạt từ 100 điểm trở lên, trong đó điểm viết đề án và bài thi bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm trở lên).

– Lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu thăng hạng được giao. Nếu có 02 người trở lên có tổng điểm môn thi nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau đây:

  • Viên chức là nữ;
  • Viên chức là người dân tộc thiểu số;
  • Viên chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
  • Viên chức có thời gian công tác nhiều hơn.

Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức.

6. Mức phí thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

ức phí thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên được quy định rõ tại Quyết định 546/QĐ-BNV ngày 12/07/2019 của Bộ Nội vụ.

STT Quy mô, số lượng thí sinh Mức lệ phí

Thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I

1 Dưới 50 thí sinh 1.400.000
2 Từ 50 – dưới 100 thí sinh 1.300.000
3 Từ 100 thí sinh trở lên 1.200.000
Thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II, hạng III
1 Dưới 100 thí sinh 700.000
2 Từ 100 – dưới 500 thí sinh 600.000
3 Từ 500 thí sinh 500.000
4 Thi phúc khảo 150.000 đồng

7. Mức lương của giáo viên sau khi thăng hạng

Hiện nay, theo quy định hiện hành, giáo viên từ mầm non đến phổ thông được xếp ở các hạng có hệ số lần lượt như sau:

– Giáo viên tiểu học, mầm non: Hạng IV (từ 1,86 đến 4,06); Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98).

– Giáo viên trung học cơ sở: Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Hạng I (từ 4,0 đến 6,38).

– Giáo viên trung học phổ thông: Hạng III (từ 2,34 đến 4,98); Hạng II (từ 4,0 đến 6,38); Hạng I (từ 4,4 đến 6,78).

Chúng ta cùng nhìn xem khi chuyển sang mức lương mới thì hệ số lương và thời điểm nâng lương lần sau sẽ được chuyển xếp như thế nào thông qua các bảng sau.

Tham khảo thêm:   Hóa học 10 Bài 9: Quy tắc Octet Giải SGK Hóa 10 trang 49 sách Cánh diều

– Khi chuyển xếp lương từ hạng IV sang hạng III (giáo viên mầm non, tiểu học) sẽ được xếp chuyển sang hệ số lương mới như sau:

Hạng IV (Hệ số lương – Bậc) Hạng III (Hệ số lương – Bậc) Nâng lương lần sau
1,86 – 1 2,1 – 1 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
2,06 – 2 2,1 – 1 Theo quyết định cũ
2,26 – 3 2,41 – 2 Theo quyết định cũ
2,46 – 4 2,72 – 3 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
2,66 – 5 2,72 – 3 Theo quyết định cũ
2,86 – 6 3,03 – 4 Theo quyết định cũ
3,06 – 7 3,34 – 5 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
3,26 – 8 3,34 – 5 Theo quyết định cũ
3,46 – 9 3,65 – 6 Theo quyết định cũ
3,66 – 10 3,96 – 7 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
3,86 – 11 3,96 – 7 Theo quyết định cũ
4,06 – 12 4,27 – 8 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
4,58 – 9 Theo quyết định cũ
4,89 – 10 Theo quyết định cũ

– Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng III (Hệ số lương– Bậc) Hạng II (Hệ số lương– Bậc) Nâng lương lần sau
2,1 – 1 2,34 – 1 Theo quyết định cũ
2,41 – 2 2,67 – 2 Theo quyết định cũ
2,72 – 3 3,00 – 3 Theo quyết định cũ
3,03 – 4 3,33 – 4 Theo quyết định cũ
3,34 – 5 3,66 – 5 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
3,65 – 6 3,66 – 5 Theo quyết định cũ
3,96 – 7 3,99 – 6 Theo quyết định cũ
4,27 – 8 4,32 – 7 Theo quyết định cũ
4,58 – 9 4,65 – 8 Theo quyết định cũ
4,89 – 10 4,98 – 9 Theo quyết định cũ

– Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên trung học phổ thông), hạng II lên hạng I (giáo viên trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng III trung học phổ thông, Hạng II trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc) Hạng II trung học phổ thông, Hạng I trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc) Nâng lương lần sau
2,34 – 1 4,00 – 1 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
2,67 – 2 4,00 – 1 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
3,00 – 3 4,00 – 1 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
3,33 – 4 4,00 – 1 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
3,66 – 5 4,00 – 1 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
3,99 – 6 4,00 – 1 Theo quyết định cũ
4,32 – 7 4,34 – 2 Theo quyết định cũ
4,65 – 8 4,68 – 3 Theo quyết định cũ
4,98 – 9 5,02 – 4 Theo quyết định cũ
5,36 – 5 Theo quyết định cũ
5,70 – 6
6,04 – 7
6,38 – 8

– Khi thăng hạng từ hạng II lên hạng I (giáo viên trung học phổ thông) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng II (Hệ số lương– Bậc) Hạng I (Hệ số lương– Bậc) Nâng lương lần sau
4,00 – 1 4,40 – 1 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
4,34 – 2 4,40 – 1 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
4,68 – 3 4,74 – 2 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
5,02 – 4 5,08 – 3 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
5,36 – 5 5,42- 4 Từ ngày có quyết định xếp lương mới
5,70 – 6 5,76 – 5 Theo quyết định cũ
6,04 – 7 6,10 – 6 Theo quyết định cũ
6,38 – 8 6,44 – 7 Theo quyết định cũ
6,78 – 8 Theo quyết định cũ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quy định về thi thăng hạng giáo viên 2022 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *