Bạn đang xem bài viết ✅ Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ? Là câu hỏi rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 11 sách Cánh diều trang 42 tập 2.

Nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ mang đến câu trả lời hay chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 3 trang 42 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2 hay nhất. Vậy sau đây là nội dung chi tiết câu trả lời, mời các bạn đón đọc nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm  Bức tranh thôn Vĩ khổ 1 có đặc điểm gì?

Câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 Tập 2

Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ?

Trả lời câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 Tập 2

Ở ba khổ thơ, mỗi khổ thơ lại có một câu hỏi khác nhau:

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo tự đánh giá trường Mầm non Báo cáo tự đánh giá kiểm định chất lượng trường Mầm non

– Ở khổ thơ 1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi này không chỉ là một lời chào mời mà nó còn như một lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái Thôn Vĩ. Lý do về chơi thôn Vĩ không chỉ có thiên nhiên đẹp, tràn ngập sức sống cùng màu sắc mà nó còn có một cô gái với “gương mặt chữ điền” lấp ló sau “lá trúc che ngang”. Một nét đẹp thần bí mà cũng rất duyên dáng, gây tò mò cho người đọc.

– Ở khổ thơ 2: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?

Hai câu thơ này gợi nhớ đến câu ca dao: “Thuyền ơi có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ trong mơ hồ. Thuyền ai là một câu hỏi không rõ ràng, ai ở đây có thể là một thiếu nữ. Thuyền và bến đò cùng bờ sông và ánh trăng đã tạo nên khung cảnh hết sức lãng mạn và đẹp đẽ.

– Ở khổ thơ 3: Ai biết tình ai có đậm đà?

Trong toàn bộ bài thơ có tất cả 4 từ “ai” lặp lại và cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu cho câu thơ mà còn tạo cảm giác tò mò không biết ai ở đây là người nào.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Qua ba câu hỏi trong ba khổ thơ, hãy nêu nhận xét của em về cách cấu tứ của bài thơ Soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   FIFA Online 4: So sánh giữa Legacy Defending và Tactical Defending

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *