Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 109→115.
Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 giúp các bạn học sinh hiểu được trách nhiệm của công dân trong bảo vệ, xây dựng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Giáo dục Kinh tế Pháp luật 10 Bài 16 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Trả lời Luyện tập GDKT&PL 10 Bài 16
Câu 1
Em hãy thảo luận cùng bạn và cho biết Ý kiến về các phát biểu sau:
a. Uỷ ban nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra.
b. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân ở các cấp bằng nhau.
c. Uỷ ban nhân dân các cấp đều có tổ chức cơ quan chuyên môn.
Gợi ý đáp án
Em đồng tình với các ý kiến a, c, không đồng tình với ý kiến b.
* Giải thích: số lượng đại biểu HĐND ở các cấp sẽ được quy định tùy theo dân số của tỉnh, thành đó.
Câu 2.
– Các chức năng của HĐND: a, d, e
– Các chức năng của UBND: b, c, đ
Câu 2
Em hãy xác định các chức năng của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
a. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
b. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
c. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
d. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
đ. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
e. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Gợi ý đáp án
– Các chức năng của HĐND: a, d, e
– Các chức năng của UBND: b, c, đ
Câu 3
Em hãy thảo luận cùng bạn các tình huống sau và thực hiện yêu cầu.
Tình huống 1.
Uỷ ban nhân dân xã Y, nơi M sinh sống phát động cuộc thi Tìm hiểu Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong khi mọi người hăng hái đăng kí tham gia thì M không đăng kí. Thấy vậy, N nói:
– Anh M cũng tham gia cuộc thi nha, để tôi ghi tên anh vào danh sách đăng kí.
Nhưng M trả lời rằng:
– Chúng tôi là người dân và không làm việc trong chính quyền địa phương không cần tham gia đâu.
Tình huống 2.
Anh K và chị H tổ chức đám cưới đã lâu nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn. Nhiều lần chị H giục anh K đi đăng kí kết hôn thì anh lại bảo:
– Đăng kí kết hôn chỉ là thủ tục, anh với em ở với nhau bao lâu nay rồi còn gì.
Cho đến khi con đầu lòng của anh chị chào đời, cần phải đăng kí khai sinh thì anh K mới thực hiện việc đăng kí kết hôn. Khi đến đăng kí kết hôn tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, vợ chồng anh K được cán bộ tư pháp – hộ tịch tận tình hướng dẫn các thủ tục và trình tự thực hiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận kết hôn, anh đã đăng kí khai sinh cho con. Anh K nhận ra đăng kí kết hôn là thủ tục cần thiết để xác lập quan hệ giữa vợ và chồng trong hôn nhân.
Câu hỏi:
– Cho biết nhận xét của em về quan điểm của nhân vật trong 2 tình huống trên.
– Hãy chia sẻ cùng bạn những hoạt động tìm hiểu về chính quyền địa phương mà em đã tham gia.
– Cho biết những thủ tục hành chính mà em hoặc người thân đã thực hiện tại chính quyền địa phương.
Gợi ý đáp án
– Nhận xét của e về quan điểm của nhân vật trong 2 tình huống:
- Tình huống 1: Anh M suy nghĩ như vậy là không đúng vì người dân, mặc dù không làm việc trong chính quyền địa phương, cũng nên có ý thức tìm hiểu về luật tổ chức chính quyền của địa phương mình để tham gia giám sát công việc của các cán bộ địa phương, kịp thời phán ánh nếu có bất kì sai phạm nào.
- Tình huống 2: Anh K đã không tuân thủ đầy đủ các thủ tục hành chính, bỏ qua việc đăng kí kết hôn. Khi chưa đăng kí kết hôn, anh K và chị H vẫn chưa được coi là vợ chồng hợp pháp, điều này sẽ dẫn đến những lỗ hổng trong việc quản lí công dân ở địa phương.
– Những thủ tục hành chính mà em hoặc người thân đã thực hiện tại chính quyền địa phương:
- Sinh hoạt hè
- Làm căn cước công dân
- Công chứng giấy tờ,…
Trả lời Vận dụng GDKT&PL 10 Bài 16
Câu 1
Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em sinh sống.
Gợi ý đáp án
I. Mở bài:
Giới thiệu về quyền học tập: Quyền học tập là một quyền tối quan trọng, là loại quyền trong lĩnh vực văn hóa và liên quan đến tất cả các quyền kinh tế, xã hội. Xét theo khía cạnh nào đó, đây cũng là quyền dân sự và quyền chính trị bởi quyền giáo dục được xem là trung tâm để thực thi một cách có hiệu quả tất cả các quyền trên.
II. Thân bài:
– Trình bày quan điểm về quyền học tập:
+ Học tập là quyền lợi:
- Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi công dân đều có thể đi học
- Mọi người, thuộc mọi tầng lớp, tôn giáo. lứa tuổi…đều có quyền được học (bằng nhiều hình thức)
- Việc học mang đến tri thức cho con người,giúp con người có điều kiện mở mang tầm hiểu biết của mình, tạo được chỗ đứng trong xã hội; đó là đặc quyền xã hội phổ biến nhưng cũng rất quan trọng.
+ Học tập là nghĩa vụ:
- Học tập là nhiệm vụ thiết yếu của một công dân để trở thành người tài, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước
- Học sinh, sinh viên là những bạn trẻ, có nhiều ước mơ, hoài bão và có đủ trí lực cũng như khả năng học tập tốt.
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên thể hiện rõ qua các chính sách phát triển giáo dục, chính sách của nhà nước trong việc nâng cao phát triển toàn diện thanh thiếu niên.
– Đưa ra những nhận xét của bản thân về việc thực hiện quyền học tập ở địa phương:
- Vẫn còn nhiều vấn đề cần có sự quan tâm của cả xã hội, của mỗi gia đình trong việc tạo điều kiện cho con em thực hiện quyền học tập: cho trẻ đi học đúng độ tuổi quy định; không bắt trẻ nghỉ học ở nhà để phụ giúp gia đình;…
- Quyền được học tập còn được ghi nhận là việc trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí, tuy nhiên hiện tại, trẻ vẫn thường phải tham gia những lớp học thêm do nhà trường tổ chức.
- Nhiều gia đình không ủng hộ quyết định tiếp tục đi học của con cái mà khuyên con nên đi làm hoặc lập gia đình.
III. Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa của quyền học tập đối với sự phát triển của xã hội.
– Kêu gọi, đề xuất các phương án khắc phục những vấn đề còn tồn tại: Các cấp chính quyền cần có các chỉ đạo kịp thời, sát sao hơn nữa đến công tác giáo dục ở địa phương; Tăng cường tuyên truyền các chính sách pháp luật cho người dân; Tăng cường kiểm tra, có những biện pháp răn đe, xử phạt nghiêm 2đối với những hành vi vi phạm;…
Câu 2
Em hãy thiết kế một khẩu hiệu tuyên truyền về thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ và xây dựng chính quyền địa phương.
Gợi ý: Hình thức thiết kế trên infographic, tờ gấp,…
Gợi ý đáp án
Học sinh tự sưu tầm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Pháp luật 10 Bài 16: Chính quyền địa phương Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo trang 109 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.