Bạn đang xem bài viết ✅ Nội dung, phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng của Đảng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nội dung, phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng của Đảng là tài liệu vô cùng hữu ích mà trong bài viết dưới đây Wikihoc.com muốn giới thiệu đến tất cả các bạn cùng tham khảo.

Đây là nội dung quan trọng, quán triệt tư tưởng của nghị quyết 35/NQ-TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Nội dung, phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng của Đảng

Trước các hoạt động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động cùng những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (Nghị quyết 35).

Nghị quyết 35 nhấn mạnh: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị – xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

Thời gian qua, hệ thống cấp ủy, lực lượng tuyên giáo các cấp đã tích cực quán triệt, triển khai đưa Nghị quyết 35 vào cuộc sống; đặc biệt là tích cực lãnh đạo công tác đấu tranh tư tưởng. Đánh giá bước đầu cho thấy, Nghị quyết 35 đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của thực tiễn, đang từng bước được cấp ủy các cấp thực hiện, trở thành hiện thực sinh động trong đời sống chính trị – xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, cũng có hiện tượng một số cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp lúng túng trong xác định nội dung và phương thức lãnh đạo thực hiện Nghị quyết 35, nhất là lúng túng về nội dung và phương thức lãnh đạo công tác đấu tranh tư tưởng cho sát với tình hình, điều kiện của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Về nội dung lãnh đạo đấu tranh tư tưởng hiện nay

Thứ nhất, lãnh đạo đấu tranh phản bác các luận điệu phủ nhận Chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Về lý luận, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức phủ định tính khoa học, cách mạng, nhân văn và các giá trị cốt lõi phù hợp với thời đại của Chủ nghĩa Mác – Lê nin. Chúng tập trung tấn công vào những vấn đề nguyên tắc then chốt, luận điểm cơ bản nhất, như: về hình thái kinh tế – xã hội, về học thuyết giá trị thặng dư,
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân…

Về thực tiễn, lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, chúng rêu rao lý luận về chủ nghĩa xã hội là sai lầm, ảo tưởng, rêu rao chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của nhân loại, sẽ tồn tại vĩnh hằng.

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2011 hệ phổ thông - môn Lịch sử (có hướng dẫn)

Thứ hai, lãnh đạo phản bác các luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh theo hai hướng. Một mặt, các thế lực thù địch phủ nhận nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng đây chỉ là “mớ lý thuyết hỗn độn nhằm đề cao, sùng bái cá nhân”, là “một di hại to lớn của lịch sử”, “Hồ Chí Minh chỉ tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin chứ không hề có tư tưởng cao siêu”… Mặt khác, chúng lại ra sức tuyên truyền, đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đòi đưa Chủ nghĩa Mác – Lê nin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta.

Thứ ba, lãnh đạo phản bác, vạch trần các luận điệu chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Hiện nay, các thế lực thù địch tập trung tấn công vào những vấn đề như: lựa chọn mục tiêu, mô hình phát triển, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hệ thống chính trị, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, lãnh thổ, đối ngoại…

Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động cũng đang tập trung chống phá hệ thống pháp luật, đòi tách hệ thống pháp luật của Việt Nam “độc lập” khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.

Thứ tư, lãnh đạo phản bác các luận điệu phủ nhận thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Các phương tiện truyền thông của các thế lực thù địch chỉ tập trung đưa thông tin về những mặt tiêu cực, khoét sâu những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm của hệ thống chính trị; phóng đại những sơ hở trong quản lý kinh tế – xã hội, xung quanh vấn đề đất đai, môi trường, phân hóa giàu nghèo, phóng đại một số biểu hiện suy thoái của cá nhân cán bộ, đảng viên, một số việc làm vô cảm, mất lòng dân của cơ quan Nhà nước, thổi phồng những khó khăn về kinh tế – xã hội của đất nước…

Chúng hạ thấp những thành tựu phát triển của đất nước, như: phủ nhận kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phủ nhận sự thay đổi tích cực trên tất cả các mặt của đất nước và đời sống xã hội của nhân dân, phủ nhận vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.

Chúng xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, phủ nhận những cố gắng, nỗ lực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Thứ năm, lãnh đạo đấu tranh chống xuyên tạc lịch sử, phản bác các luận điệu “viết lại lịch sử”, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao.

Đặc biệt, chúng ra sức nói xấu, bôi nhọ đời tư, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Các Mác, Lênin, các lãnh tụ của Đảng, Anh hùng cách mạng, những người đã trở thành những tấm gương sáng trong lòng dân tộc Việt Nam.

Thời gian qua, công tác nghiên cứu lý luận của Đảng đã thu được rất nhiều thành tựu. Ban chỉ đạo Trung ương 94, Ban chỉ đạo Trung ương 213, Ban chỉ đạo 609 (nay hợp nhất thành Ban chỉ đạo 35). Hội đồng Lý luận Trung ương… đã chỉ đạo xuất bản nhiều ấn phẩm quan trọng cung cấp hệ thống luận cứ giúp cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp sử dụng trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh tư tưởng. Những ấn phẩm như: “Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Mam”; “Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu biện “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa” về chính trị trong Đảng”; “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước”… do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật xuất bản rất nên là sách “gối đầu giường” cho cấp ủy viên và lực lượng nòng cốt đấu tranh tư tưởng của các cấp ủy.

Tham khảo thêm:   Chỉ thị 03/2013/CT-BGTVT Nghiêm cấm cán bộ, công chức Bộ Giao thông vận tải can thiệp vào việc xử phạt của lực lượng chức năng đối với vi phạm lĩnh vực trật tự an toàn giao thông

Về phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng

Một là, cấp ủy các cấp xây dựng nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh tư tưởng.

Bên cạnh phương thức lãnh đạo bằng nghị quyết, hầu hết cấp ủy các cấp hiện nay lãnh đạo bằng việc ra các kế hoạch, chỉ thị thực hiện Nghị quyết 35, trong đó có đề cập nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng. Theo chúng tôi, sẽ hiệu quả hơn nếu Ban chỉ đạo 35 của các cấp ủy xây dựng được kế hoạch đấu tranh tư tưởng.

Hai là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua tổ chức đảng và đảng viên.

Tổ chức đảng và đảng viên là những người tiên phong đưa Nghị quyết 35 của Bộ Chính trị vào cuộc sống, vào thực tiễn đấu tranh tư tưởng. Trước hết, tổ chức đảng và đảng viên là người quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, xây dựng thành nghị quyết, kế hoạch thực hiện của cấp mình. Tổ chức đảng và đảng viên cũng là những người trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục quần chúng, xây dựng nhận thức đúng đắn cho mình và cho quần chúng về nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng. Tổ chức đảng và đảng viên cũng là những người trực tiếp, thường xuyên tiến hành tự phê bình và phê bình, phê phán những suy nghĩ, quan điểm, tư tưởng sai trái, lệch lạc; chấn chỉnh những biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cùng những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đó là cơ sở để những cán bộ, đảng viên được phân công làm nhiệm vụ nòng cốt, chuyên trách đấu tranh tư tưởng, củng cố trận địa tư tưởng, phát huy tài năng và trí tuệ của mình vào thực tiễn đấu tranh tư tưởng hằng ngày, hoàn thành các mục tiêu đấu tranh tư tưởng mà Nghị quyết 35 đề ra.

Mỗi tổ chức đảng cần xây dựng lực lượng chuyên trách theo hướng tinh gọn, đủ mạnh để tiến hành đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đây vừa phương thức lãnh đạo, vừa là một nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định trong Nghị quyết 35.

Ba là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua phát huy vai trò chính quyền nhân dân.

Cấp ủy lãnh đạo chính quyền cùng cấp cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về đấu tranh tư tưởng, đặc biệt là mục tiêu, quan điểm, nhiệm và giải pháp theo Nghị quyết 35 vào hoạt động quản lý Nhà nước, vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội, chính quyền các địa phương cần coi trọng tuyên truyền, giáo dục nhân dân nhận rõ về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực kinh tế; bao gồm những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận những quan điểm kinh tế của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước ta; làm chệch hướng XHCN nền kinh tế nước ta, phá hoại nền kinh tế. Đồng thời, phải đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của sự chống phá đó đối với nền kinh tế nói chung, kích hoạt quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng chính trị trong nội bộ ta nói riêng.

Tham khảo thêm:   Sổ kế toán thuế Ban hành theo Thông tư 111/2021/TT-BTC

Bốn là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua các đoàn thể chính trị – xã hội.

Phương thức này huy động sức mạnh tổng hợp vào công tác đấu tranh tư tưởng. Cấp ủy đảng trong các tổ chức chính trị – xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn… đều có lực lượng tuyên giáo làm nòng cốt, cần xây dựng chương trình, kế hoạch đấu tranh tư tưởng trong tổ chức mình, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và lợi ích chính trị của đoàn viên, hội viên.

Năm là, thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết công tác đấu tranh tư tưởng.

Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết là một khâu rất quan trọng trong quy trình lãnh đạo của tổ chức đảng. Kiểm tra, giám sát là khâu không thể thiếu nhằm bảo đảm nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của cấp ủy đảng về đấu tranh tư tưởng được thực thi trên thực tế. Sơ kết, tổng kết để nhìn ra ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân và cách khắc phục. Sơ kết, tổng kết còn giúp cấp ủy phát hiện điển hình tiên tiến, những mô hình hay, cách làm tốt để tiến hành công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời làm công tác cổ vũ, động viên; làm lan tỏa những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trên mặt trận đấu tranh tư tưởng. Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm đấu tranh tư tưởng phải được duy trì thành nền nếp, thường xuyên, có hiệu quả thiết thực, định kỳ hằng năm, nửa năm hoặc qua các đợt đấu tranh cao điểm, qua từng nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng cụ thể. Từ những mô hình hay, những điển hình tốt, những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế là cơ sở để cấp ủy xây dựng nghị quyết, chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thu được thắng lợi lớn hơn.

Chỉ đạo công tác đấu tranh tư tưởng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: “Những luận điệu của các thế lực thù địch và các phần tử phản động, cơ hội chính trị nói trên tuy không có gì mới, nhưng nó được tung ra, truyền bá vào lúc này là hết sức độc hại, nguy hiểm, gieo rắc hoang mang, nghi ngờ, phân tâm, mất niềm tin trong nội bộ ta, tác động hòng làm đội ngũ ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”(1). Trong bối cảnh đó, nếu cấp ủy các cấp không coi trọng lãnh đạo công tác đấu tranh tư tưởng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, ra sức góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội, xây dựng văn hóa, con người Việt Nam thì không thể đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chính vì lẽ đó, nắm chắc nội dung, phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng trở thành một nhiệm vụ then chốt của cấp ủy đảng các cấp hiện nay./.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nội dung, phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng của Đảng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *