Bạn đang xem bài viết ✅ Địa lí 11 Bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực Soạn Địa 11 Chân trời sáng tạo trang 19, 20, 21 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Địa lí 11 trang 19, 20, 21 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực thuộc phần một: Một số vấn đề kinh tế xã hội thế giới.

Soạn Địa lí 11 Bài 5 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về Liên hợp quốc, Qũy tiền tệ Quốc tế, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Nội dung chi tiết tài liệu giải SGK Địa Lí 11 Bài 5 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Trả lời Hình thành kiến thức mới Địa 11 Bài 5

I. Liên hợp quốc

CH: Dựa vào hình 5.1 và thông tin trong bài, hãy trình bày về tổ chức Liên hợp quốc.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn đăng ký sớm game thẻ bài Legends of Runeterra

Gợi ý đáp án

– Liên hợp quốc (UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào ngày 24/10/1945; trụ sở chính được đặt tại thành phố Niu Ooc – Hoa Kỳ.

– Năm 2020, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức của Liên hợp quốc từ năm 1977.

– Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục tiêu hàng đầu là duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.

– Bản thân liên hợp quốc là một bộ phận của hệ thống liên hợp quốc; thực hiện việc điều phối công việc cùng các quỹ, chương trình, cơ quan chuyên môn và các tổ chức khác, như: Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình Lương thực thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc,…

Liên hợp quốc có nhiệm vụ:

+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;

+ Bảo vệ quyền con người;

+ Cung cấp viện trợ nhân đạo;

+ Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;

+ Giữ vững luật quốc tế;

+ Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

II. Qũy tiền tệ Quốc tế

CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày về tổ chức Qũy tiền tệ Quốc tế.

Gợi ý đáp án

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được thành lập vào tháng 7/1994; trụ sở chính được đặt tại thành phố Oa-sinh-tơn của Hoa Kỳ.

– Năm 2020, Tổ chức có 190 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế từ 1967.

Tham khảo thêm:   Bản giải trình tờ khai thuế GTGT

– Quỹ tiền tệ quốc tế có nhiệm vụ:

+ Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán;

+ Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;

+ Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;

+ Cung cấp các khoản cho vay;

+ Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;

+ Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.

III. Tổ chức Thương mại Thế giới.

CH: Dựa vào hình 5.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày về Tổ chức Thương mại Thế giới.

IV. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

CH: Dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lí 11 Bài 5 trang 21

Luyện tập

Hãy hoàn thành thông tin về một số tổ chức khu vực và quốc tế theo bảng sau:

Gợi ý đáp án

Tổ chức

Trụ sở chính

Năm thành lập

Số thành viên hiện tại

Nhiệm vụ

UN

Niu Ooc –

Hoa Kỳ

1945

193

– Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;

– Bảo vệ quyền con người;

– Cung cấp viện trợ nhân đạo;

– Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;

– Giữ vững luật quốc tế;

– Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

IMF

Oasinhtơn – Hoa Kỳ

1994

190

– Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu;

– Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;

– Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;

– Cung cấp các khoản cho vay;

– Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;

– Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.

WTO

Geneve – Thuỵ Sỹ

1995

164

– Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương;

– Giải quyết các tranh chấp thương mại;

– Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia;

– Thúc đẩy thực hiện những hiệp định và can thiệp đạt kết quả trong khuôn khổ WTO;

– Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển;

– Hợp tác tổ chức quốc tế khác liên kết đến các hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.

APEC

Xingapo

1989

21

– Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực;

– Khuyến khích hợp tác kinh tế – kỹ thuật giữa các thành viên;

– Điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực;

– Phối hợp trong xây dựng và phát triển các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách thỏa thuận đạt được trong khu vực.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 9 THCS tỉnh Tiền Giang năm 2012 - 2013 môn GDCD - Có đáp án Sở GD-ĐT Tiền Giang

Vận dụng

Hãy thu thập thông tin về hoạt động của Việt Nam tại một trong các tổ chức khu vực hoặc quốc tế.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 11 Bài 5: Một số tổ chức quốc tế và khu vực Soạn Địa 11 Chân trời sáng tạo trang 19, 20, 21 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *