Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 Quy định về tăng thời gian làm thêm cho người lao động ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 23/3/2022, UBTVQH thông qua Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội.

Theo đó, trường hợp NSDLĐ có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau:

  • NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
  • NLĐ là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
  • NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
  • Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

Số: 17/2022/UBTVQH15

Hà Nội ngày 23 tháng 03 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

Về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội

Tham khảo thêm:   Thông tư 05/2018/TT-BTC Hướng dẫn thí điểm khai nộp lệ phí trước bạ điện tử ô tô, xe máy

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

Căn cứ Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

Căn cứ Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Số giờ làm thêm trong 01 năm

1. Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;

b) Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51 % trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

d) Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

đ) Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. Không áp dụng khoản 1 Điều này đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

Điều 2. Số giờ làm thêm trong 01 tháng

Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.

Tham khảo thêm:   Mẫu quyết định xóa bỏ hình thức kỷ luật

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Việc thực hiện quy định về số giờ làm thêm tại Nghị quyết này phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác có liên quan của Bộ luật Lao động.

2. Khi tổ chức làm thêm giờ quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 107 của Bộ luật Lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động và các biện pháp khác nhằm giảm thiểu việc làm thêm giờ; trong trường hợp phải làm thêm giờ, người sử dụng lao động thực hiện các chế độ phúc lợi bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

4. Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị quyết này.

5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường tuyên truyền, thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp trong việc giám sát thực hiện Nghị quyết, bảo vệ quyền lợi của người lao động, thúc đẩy việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận bảo đảm phúc lợi cho người lao động trong quá trình thực hiện Nghị quyết này.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 67/QĐ-TTG Về việc phê chuẩn kết quả miễn nhiệm Thành viên Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh

6. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động khác tăng cường tuyên truyền, thông tin đến người sử dụng lao động để thực hiện Nghị quyết này, đồng thời bảo đảm hài hòa quyền và lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động, hỗ trợ và tăng cường các chế độ phúc lợi cho người lao động để cùng vượt qua khó khăn, góp phần phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2022, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp thứ 9 thông qua ngày 23 tháng 3 năm 2022.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

CHỦ TỊCH

Vương Đình Huệ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 Quy định về tăng thời gian làm thêm cho người lao động của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *