Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định số 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin.

CHÍNH PHỦ
——————–

Số: 71/2007/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————————-

Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều
của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
_____________________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin trên lãnh thổ Việt Nam.

Tham khảo thêm:   Genshin Impact: Sự thật thú vị về Chongyun có thể bạn chưa biết

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo đ­ược sản xuất và đ­ược thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể đư­ợc mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

2. Phần mềm hệ thống là phần mềm dùng để tổ chức và duy trì hoạt động của một hệ thống hoặc một thiết bị số (sau đây gọi chung là thiết bị số). Phần mềm hệ thống có thể tạo môi trường cho các phần mềm ứng dụng làm việc trên đó và luôn ở trạng thái làm việc khi thiết bị số hoạt động.

3. Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi trường nhất định, nhằm thực hiện những công việc, những tác nghiệp cụ thể.

4. Phần mềm tiện ích là phần mềm nhằm trợ giúp cho người dùng tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của thiết bị số.

5. Phần mềm công cụ là phần mềm được dùng làm công cụ để cho người phát triển phần mềm sử dụng, phát triển các phần mềm khác.

6. Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, được đăng ký thương hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị trường.

7. Phần mềm sản xuất theo đơn đặt hàng là sản phẩm phần mềm được sản xuất theo các yêu cầu riêng của khách hàng hoặc người sử dụng.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 6: Lesson Three Unit 6 trang 46 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

8. Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất cài đặt sẵn vào thiết bị số và hoạt động cùng với thiết bị số mà không cần sự kích hoạt của ng­ười sử dụng.

9. Gia công phần mềm là hoạt động trong đó bên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một số công đoạn để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo yêu cầu của bên thuê gia công.

10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

11. Sản phẩm nội dung thông tin số là sản phẩm nội dung, thông tin bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.

12. Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số.

13. Thiết bị điện tử nghe nhìn là sản phẩm điện tử có khả năng ghi, thu, lưu trữ, truyền, phát, cung cấp thông tin bằng hình ảnh, âm thanh cho người dùng ở bất kể định dạng thông tin nào. Thiết bị điện tử nghe nhìn bao gồm các thiết bị tivi, đầu đĩa VCD, DVD, dàn âm thanh, máy nghe nhạc số, máy ảnh số, máy quay phim số.

Tham khảo thêm:   Bộ câu hỏi thi thăng hạng giáo viên Mầm non hạng II môn Chuyên ngành 200 câu hỏi trắc nghiệm lớp nâng hạng giáo viên Mầm non hạng III lên hạng II

14. Thiết bị điện tử gia dụng là thiết bị điện tử dùng trong các hoạt động của gia đình. Thiết bị điện tử gia dụng bao gồm thiết bị điều hoà không khí, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, lò vi sóng.

15. Thiết bị điện tử chuyên dùng là thiết bị điện tử sử dụng trong các chuyên ngành cụ thể. Thiết bị điện tử chuyên dùng bao gồm thiết bị đo lường, tự động hoá, trang thiết bị y tế, sinh học và các ngành khác.

16. Thiết bị thông tin – viễn thông, đa phương tiện bao gồm các thiết bị tổng đài, truyền dẫn, đầu cuối mạng, cáp quang, cáp thông tin, thiết bị thông tin vệ tinh, thiết bị truyền dẫn – phát sóng.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định số 71/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *