Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 36/2013/NĐ-CP Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————-

Số: 36/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Chính phủ ban hành Nghị định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về căn cứ, nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; thẩm quyền quyết định, phê duyệt, quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức sau:

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

3. Các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị – xã hội được pháp luật quy định có công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý.

4. Các cơ quan, tổ chức sau đây được áp dụng quy định của Nghị định này trong việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức:

a) Văn phòng Chủ tịch nước;

b) Văn phòng Quốc hội;

c) Kiểm toán Nhà nước;

d) Tòa án nhân dân;

đ) Viện kiểm sát nhân dân;

e) Các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

g) Các cơ quan của tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

Điều 3. Vị trí việc làm, cấu trúc và phân loại vị trí việc làm

1. Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Cấu trúc của mỗi vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm bản mô tả công việc và khung năng lực phù hợp để hoàn thành công việc.

3. Vị trí việc làm được phân loại như sau:

a) Vị trí việc làm do một người đảm nhận;

b) Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận;

c) Vị trí việc làm kiêm nhiệm.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5 Bài 13: Làm tròn số thập phân Giải Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1 trang 47, 48, 49, 50, 51

Điều 4. Cơ cấu ngạch công chức

1. Cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị là tỷ lệ % (phần trăm) công chức giữ các ngạch phù hợp với Danh mục vị trí việc làm và biên chế công chức tương ứng.

2. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể việc xác định cơ cấu ngạch công chức.

Điều 5. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm:

a) Phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với điều kiện thực tiễn;

c) Mỗi vị trí việc làm luôn gắn với một chức danh ngạch công chức nhất định. Đối với vị trí việc làm là lãnh đạo, quản lý thì có thêm chức danh lãnh đạo, quản lý;

d) Phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý công chức.

2. Nguyên tắc xác định cơ cấu ngạch công chức:

a) Phải căn cứ số lượng Danh mục vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đã được xác định;

b) Việc xác định chức danh ngạch công chức của mỗi vị trí việc làm phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên ngành;

c) Phải tuân thủ quy định về ngạch công chức cao nhất được áp dụng trong từng cấp hành chính hoặc từng cơ quan, tổ chức, đơn vị;

d) Căn cứ tiêu chuẩn ngạch công chức và bản mô tả công việc, khung năng lực phù hợp của mỗi vị trí việc làm.

Điều 6. Căn cứ xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

1. Căn cứ xác định vị trí việc làm:

a) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền ban hành;

b) Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

c) Mức độ phức tạp, quy mô công việc; phạm vi và đối tượng phục vụ, quản lý; quy trình, thủ tục quản lý hoặc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

d) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;

đ) Vị trí địa lý; tính chất, quy mô, cơ cấu dân số; tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa; chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; tình hình an ninh – trật tự;

e) Thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức:

a) Danh mục vị trí việc làm;

b) Tiêu chuẩn và chức danh ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.

Điều 7. Phương pháp xác định vị trí việc làm

1. Việc xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện theo phương pháp tổng hợp.

2. Xác định vị trí việc làm theo phương pháp tổng hợp là việc kết hợp giữa hoạt động phân tích tổ chức và phân tích công việc, được thực hiện theo các bước sau:

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lao động nước ngoài

a) Bước 1: Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị (kể cả các công việc thực hiện chế độ hợp đồng lao động theo các quy định của pháp luật);

b) Bước 2: Phân nhóm công việc;

c) Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng;

d) Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng đội ngũ công chức hiện có (số lượng, chất lượng, việc sử dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ);

đ) Bước 5: Xác định danh mục và phân loại các vị trí việc làm cần có để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị (kể cả các công việc phải thực hiện chế độ hợp đồng lao động);

e) Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm;

g) Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm;

h) Bước 8: Xác định ngạch công chức tương ứng (và chức danh lãnh đạo, quản lý – nếu có) với mỗi vị trí việc làm đã được xác định.

3. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định vị trí việc làm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.

Điều 8. Nội dung quản lý nhà nước về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về vị trí việc làm.

2. Quy định và hướng dẫn phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

3. Quy định các cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức.

5. Thống kê, tổng hợp và báo cáo về vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm về quản lý vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU NGẠCH CÔNG CHỨC

Điều 9. Xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

1. Các cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; tổng hợp sản phẩm của đề án để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

2. Hàng năm, khi có biến động về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy; tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc, độ phức tạp, quy mô, phạm vi, đối tượng phục vụ; mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

Tham khảo thêm:   Quyết định 4448/QĐ-BYT Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc

3. Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức quy định tại Nghị định này.

Điều 10. Thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức

1. Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là Bộ) có trách nhiệm giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tiến hành thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ quản lý; tổng hợp Danh mục vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ quản lý. Sau đó, Bộ có văn bản gửi về Bộ Nội vụ theo quy định.

2. Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổng hợp Danh mục vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét. Sau đó, Ủy ban nhân dân tỉnh gửi về Bộ Nội vụ theo quy định.

3. Nội dung thẩm định:

a) Hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm theo quy định;

b) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án;

c) Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực phù hợp và cơ cấu ngạch công chức tương ứng;

d) Điều kiện bảo đảm thực hiện sau khi đề án được phê duyệt.

4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được đủ Hồ sơ hợp lệ về việc đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức phải hoàn thành việc thẩm định để trình cơ quan có thẩm quyền ký văn bản gửi về Bộ Nội vụ theo quy định.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 36/2013/NĐ-CP Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *