Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 26/2013/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng.

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————-

Số: 26/2013/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH XÂY DỰNG

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xây dng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bsung một sđiều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật kinh doanh bất động sản ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;

Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng, thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra ngành Xây dựng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thanh tra ngành Xây dựng.

Điều 2. Đối tưng thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng và của Sở Xây dựng theo ủy quyền hoặc phân cấp của y ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ chp hành quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng.

Chương 2.

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC CƠ QUAN THANH TRA NHÀ NƯỚC NGÀNH XÂY DỰNG

Điều 3. Cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng

1. Thanh tra Bộ Xây dựng.

2. Thanh tra Sở Xây dựng.

Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng có con dấu và tài khoản riêng.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ Xây dựng

1. Thanh tra Bộ Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức, được tổ chức thành các phòng nghiệp vụ.

2. Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.

Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.

Các phòng nghiệp vụ do Bộ trưởng quyết định thành lập.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Xây dựng

Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra, Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài tập cuối chương IV Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 116, 117

1. Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng ban hành; định hướng Thanh tra Sở Xây dựng xây dựng kế hoạch thanh tra.

2. Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

3. Yêu cầu Thanh tra Sở Xây dựng tổng hp, báo cáo về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

4. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về thanh tra cho công chức, thanh tra viên làm công tác thanh tra chuyên ngành xây dựng.

5. Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do Bộ, ngành, địa phương thành lập.

6. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra Sở Xây dựng.

7. Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tcáo và phòng chống tham nhũng.

8. Tổng kết pháp luật về thanh tra, pháp luật về xây dựng, báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng

Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật thanh tra, Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Quyết định thành lập các đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra được Bộ trưởng phê duyệt.

2. Quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Bộ trưởng giao.

3. Trình Bộ trưởng ra quyết định thành lập đoàn thanh tra hành chính liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối vi vụ việc đặc biệt phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành; quyết định thành lập đoàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc đột xuất đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành.

4. Yêu cầu Chánh Thanh tra Sở Xây dựng báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành định kỳ hoặc đột xuất.

5. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng giao.

Điều 7. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng

1. Thanh tra Sở Xây dựng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên, công chức.

Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.

Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.

2. Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức các đội đặt tại địa bàn cấp huyện.

Tham khảo thêm:   Thông tư 14/2020/TT-BYT Quy định về phân nhóm gói thầu trang thiết bị y tế

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Xây dựng

Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyn hạn sau:

1. Khảo sát, thu thập thông tin làm cơ sở xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng của Thanh tra Bộ, trình Giám đốc Sở phê duyệt, báo cáo Thanh tra Bộ.

2. Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo nội dung quy định tại Điều 11 của Nghị định này trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

3. Thường trực công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

4. Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành, địa phương thành lập; tham gia các đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ thành lập.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng

Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Quyết định thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Sở phê duyệt.

2. Quyết định việc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Giám đốc Sở giao.

3. Trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất.

4. Chỉ đạo hoạt động của lực lượng cán bộ, công chức, thanh tra viên của Thanh tra Sở Xây dựng theo quy định của pháp luật.

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG THANH TRA NGÀNH XÂY DỰNG

Điều 10. Nội dung thanh tra hành chính

Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tchức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Điều 11. Nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng

1. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:

a) Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế;

b) Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;

d) Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về cảnh quan thiên nhiên ở vùng núi phía Bắc Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

2. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:

a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;

c) Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

d) Việc cp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;

đ) Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật xây dựng và pháp luật về đấu thầu;

e) Việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

g) Việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

h) Việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

i) Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

k) Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;

l) Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

m) Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

3. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị, bao gồm:

a) Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị;

c) Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.

4. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

5. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

6. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.

7. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền.

8. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 26/2013/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *