Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 14/2018/NĐ-CP Quy định hoạt động thương mại biên giới ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 23/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Theo đó, Nghị định quy định thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tại đây.

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 14/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết các hoạt động thương mại biên giới quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới; các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa quy định trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các nước có chung biên giới.

2. Hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu và quá cảnh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thương nhân, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại biên giới.

2. Các cơ quan, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động thương mại biên giới.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thương mại biên giới.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nước có chung biên giới là nước có chung đường biên giới đất liền với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Đố anh đoán được

2. Cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

3. Cư dân biên giới thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền.

b) Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới.

4. Chợ biên giới bao gồm chợ hoặc khu, điểm chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong khu kinh tế cửa khẩu nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với biên giới quốc gia trên đất liền, đồng thời có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân và cư dân biên giới.

5. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Thanh toán trong hoạt động thương mại biên giới

1. Hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới.

2. Phương thức thanh toán

a) Thanh toán qua ngân hàng.

b) Thanh toán bằng tiền mặt.

c) Thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng).

Chương II

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI CỦA THƯƠNG NHÂN

Điều 5. Thương nhân mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới

1. Thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 6. Cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân

1. Cửa khẩu biên giới thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Quản lý ngoại thương.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 3 Unit 3: Lesson 10 Unit 3 trang 59 Explore Our World (Cánh diều)

2. Trường hợp hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới thực hiện qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa sau khi trao đổi, thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua các địa điểm khác không phải là cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Trên cơ sở ý kiến cho phép của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thống nhất với các bộ, ngành liên quan về việc đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra, kiểm soát chuyên ngành, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước.

Điều 7. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân

1. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới ban hành Danh mục hàng hóa được phép mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân trong từng thời kỳ.

Điều 8. Kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân

Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Điều 9. Hình thức thỏa thuận trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân

1. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân hoặc cá nhân của nước có chung biên giới bằng một trong các hình thức sau:

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn sử dụng máy tính cầm tay giải nhanh bài toán số phức Sử dụng máy tính Casio để giải bài toán số phức

a) Hợp đồng bằng văn bản.

b) Trường hợp không xác lập hợp đồng bằng văn bản thì thương nhân phải lập bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới. Thương nhân Việt Nam ký tên, đóng dấu và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của bảng kê, có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng.

2. Bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 10. Chính sách thuế, phí và lệ phí

1. Thương nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại Nghị định này được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

4. Thuế, phí và lệ phí trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương III

HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HÓA CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI

Điều 11. Cửa khẩu biên giới thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới

Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu, lối mở biên giới quy định tại Điều 6 Nghị định này.

Điều 12. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới

1. Hàng hóa của cư dân biên giới là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam hoặc nước có chung biên giới do cư dân biên giới mua bán, trao đổi ở khu vực biên giới hai nước để phục vụ các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.

2. Bộ Công Thương ban hành Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới quy định tại khoản 1 Điều này.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 14/2018/NĐ-CP Quy định hoạt động thương mại biên giới của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *