Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 119/2017/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 về quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2017. Theo đó, Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Mời các bạn cùng tham khảo.

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 119/2017/NĐ-CP

Nội,ngày01tháng11 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt. Đối với hàng hóa nhập khẩu chưa được thông quan thì áp dụng nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan để xử phạt đối với các vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp (giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận, thử nghiệm, giám định, kiểm định); giấy chứng nhận hợp chuẩn; giấy chứng nhận hợp quy; dấu hợp chuẩn; dấu hợp quy; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động công nhận; chứng chỉ công nhận; giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; chứng chỉ (tem, dấu, giấy chứng nhận) kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường; quyết định chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; quyết định chỉ định chuẩn đo lường để kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo; quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo; giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch; giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn; giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm; giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm; giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu, khí; giấy chứng nhận hệ thống quản lý; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;

b) Buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vi phạm;

c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

e) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chất chuẩn, chuẩn đo lường vi phạm đã lưu thông;

Tham khảo thêm:   Soạn bài Con đường của bé (trang 124) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 15

g) Buộc thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý, chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc chứng chỉ so sánh chuẩn đo lường, chất chuẩn;

h) Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, thử nghiệm, kiểm định, giám định; giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy, chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm; chứng chỉ công nhận phòng kiểm định, hiệu chuẩn, chứng chỉ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp; buộc thu hồi, hủy bỏ quyết định tặng giải thưởng, hủy bỏ hiệu lực giải thưởng; quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo;

i) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc sửa đổi tiêu chuẩn công bố áp dụng; buộc sửa chữa phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.

Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 15; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 16; các khoản 3 và 4 Điều 17; khoản 4 Điều 18; khoản 4 Điều 19 và các khoản 5, 6 và 7 Điều 20 của Nghị định này.

2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, trừ quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Nghị định này.

3. Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định pháp luật.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 4. Vi phạm trong giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;

b) Không thực hiện định kỳ việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia theo quy định với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế;

c) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;

d) Không duy trì hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để thực hiện các hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài; sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;

b) Không báo cáo khi có các sai, hỏng chuẩn quốc gia hoặc đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi chứng chỉ hiệu chuẩn hoặc chứng chỉ so sánh đã thực hiện đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 5. Vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng quy định hoặc không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;

b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan quản lý về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường theo quy định với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn theo quy định của pháp luật trước khi đưa chuẩn đo lường vào sử dụng;

b) Không thực hiện thử nghiệm hoặc so sánh chất chuẩn theo quy định của pháp luật trước khi đưa vào sử dụng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi và tiêu hủy chất chuẩn, chuẩn đo lường đối với vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này.

Điều 6. Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng quy định;

b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;

c) Không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 9 11 Đề thi giữa kì 2 Toán 9

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 trước khi đưa vào sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được phê duyệt mẫu;

b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo công bố của cơ sở sản xuất hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

b) Buộc thu hồi phương tiện đo đã lưu thông; buộc sửa chữa phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng; buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 4 Điều này.

Điều 7. Vi phạm trong nhập khẩu phương tiện đo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhập khẩu phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định;

b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;

c) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;

b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo công bố của cơ sở nhập khẩu hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

b) Buộc thu hồi phương tiện đo đã lưu thông; buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại các khoản 1 và 4 Điều này.

Điều 8. Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật làm phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 đã sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật làm phương tiện đo nhóm 2 không đúng với mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai số của phương tiện đo quá phạm vi sai số cho phép hoặc làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 9. Vi phạm trong buôn bán phương tiện đo

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Buôn bán phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng nội dung quy định;

b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;

c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.

2. Phạt tiền từ 2.000,000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa kiểm định hoặc hiệu chuẩn;

b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;

c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.

Tham khảo thêm:   Giấy xác nhận học ngành độc hại Mẫu xác nhận HS-SV hưởng chế độ học ngành, nghề độc hại

Điều 10. Vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính):

a) Không có chứng chỉ kiểm định (tem, dấu, giấy chứng nhận) hoặc hiệu chuẩn theo quy định;

b) Chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực;

c) Tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn trên phương tiện đo;

d) Không thực hiện kiểm định đối chứng theo quy định;

đ) Không bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng phương tiện đo theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 1.000.000 đồng được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

3. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng phương tiện đo bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính) được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính):

a) Làm thay đổi cấu trúc, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;

b) Tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép;

c) Không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

5. Mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính) được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm b và c khoản 4 Điều này.

………….

Tải tài liệu để xem toàn văn Nghị định 119/2017/NĐ-CP

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 119/2017/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *