Bạn đang xem bài viết ✅ Mẫu điếu văn tang lễ (8 mẫu) Điếu văn Cụ bà, Cụ ông, người trẻ tuổi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mẫu điếu văn tang lễ gồm 8 mẫu điếu văn đọc trong tang lễ cụ ông, cụ bà, người trẻ tuổi, giúp các bạn tham khảo, để dễ dàng viết điếu văn tang lễ.

Trong bất cứ lễ tang nào cũng không thể thiếu lời chia buồn, lời cảm ơn, điếu văn cũng như tiểu sử về bản thân người đã khuất. Nhưng để viết điếu văn như nào thì không phải ai cũng thành thạo. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Điếu văn tang lễ Cụ ông ý nghĩa

Mẫu điếu văn Cụ ông – Mẫu 1

Kính thưa hương hồn ông……………………….

Kính thưa: Gia đình tang quyến!

Kính thưa các cụ ông, các cụ bà, các ông các bà. Thưa toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ.

Sáng ngày…….. tháng…….. năm………….. một buổi sáng ảm đạm mưa lất phất bay chúng tôi nhận được hung tin ông………. đã trút hơi thở cuối cùng, bà con cô bác xóm làng bồi hồi bao nỗi xúc động xót xa thương tiếc, hôm nay Hội người cao tuổi……. cùng các cụ ông, các cụ bà, các ông, các bà, bạn bè thân bằng cố hữu gần xa, cùng toàn thể nhân dân làng Vân Cốc hội tụ nơi này để tiễn đưa người hàng xóm, người cha thân thương của các con, người ông yêu quý của các cháu, người Con của gia tộc họ……………. về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thế là: Than ôi!

Đất phủ màu tang

Trời nghiêng bóng xế

Thân trần tục sắc không, không sắc, xót bấy bạch câu

Mảnh hình hài sinh tử, tử sinh buồn thay phù thế

Giận hóa công gây bấy tang thương

Trách con tạo bày chi định lệ

Tình Phụ tử nghìn thu vĩnh biệt, Cháu Con đây thương xót bấy nhà Thông

Cảnh âm dương đôi ngã chia lìa, Dâu Rể đó ngậm ngùi thương xót bố.

Nhớ đồng tộc thân thương xưa:

Phúc hậu làm nền

Gia phong giữ lễ

Sống đời kiệm cần, quen tính siêng năng

Vốn nếp thuần lương, chọn đời nông nghiệp

Rời quê hương tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ khắp miền quê đất nước Việt Nam

Từ người lính trở về mang thương tật chiến tranh làm người nông dân thuần thuý được mọi người kính nể yêu thương, dân làng quý trọng.

Dù ở cương vị nào Ông vẫn giữ:

Lời nói ôn tồn, tác phong nhã nhặn, sự giao du trên dưới chu toàn

Việc làm cần mẫn, thái độ ôn hòa, cách xử thế, ngoài trong độ lượng

Tạo đoàn kết xóm giềng, thương yêu giúp đỡ người nghèo khó ốm đau, hoạn nạn lúc sa cơ

Ngoài xã hội ông đã chu toàn bổn phận một công dân mẫu mực

Trong gia đình Ông đã làm tròn trách nhiệm một người Chồng, người Cha, người ông gương mẫu

Giúp con cháu tu rèn đạo đức dựng xây quê hương với cả tấm lòng chân thực yêu thương cống hiến trọn đời cho con cái.

Mừng con cháu chăm lo đèn sách, nghiệp bút nghiên chẳng thẹn với tiền nhân

Vui Dâu, Rể có được cơ ngơi, đời nông nghiệp hòa đồng cùng làng xóm

Cảnh gia đình, nhà êm cửa ấm, vun vén từ phước Mẹ thuở sinh tiền

Đường tử tôn, áo ấm cơm no, xuất phát bởi lộc Cha còn tiếp kế

Năm bảy tuổi, ông về miền Tiên Trúc, cuộc trăm năm đành đoạn chia ly

Suốt một đời ông nuôi con, dưỡng cháu mãi vững bền 2 trai 1 gái và 3 người Dâu Rể

Dù cuộc sống đa đoan, vất vả, ông không quên bạn bè một thời đời lính, họ hàng hết thảy đều khen Ông đã sống đời Kiệm, Cần, Liêm, Chính, Tộc Họ, xóm làng ai cũng nể

Những tưởng một trăm năm dư hưởng thọ, sớm chiều thong thả bước vân du

Nào ngờ lâm bệnh hiểm nghèo 57 tuổi dứt trần, phút chốc phôi pha đường mệnh hệ

Suốt ngày thọ bệnh, Tây Y đã lắm thứ nhưng bệnh Ông không hề thuyên giảm

Trong lúc lâm sàng, Đông Dược cũng nhiều môn mà sức người chẳng khỏe

Ôi!

Chia cách âm dương

Đổi thay dâu bể

Năm…….. tháng………. vĩnh biệt cõi trần

Ngày……… hồi……… giờ……… phút giã từ dương thế.

Can thường nghĩa trọng, Ông đã ra đi, con cháu chưa thỏa lòng dưỡng đáp

Phụ tử tình thâm, cây muốn lặng mà gió đâu ngừng.

Ôi! Công dưỡng dục tày non, ơn sinh thành tựa bể

Cháu con sầu thảm, hoa nọ héo tàn

Cảnh vật tiêu điều, cây kia quạnh quẽ

Lời vàng đồng vọng, nhớ di ngôn, thổn thức tâm can

Sầu tủi ngổn ngang, xóm làng lưu luyến tiếc thương.

Nay linh cữu còn trong gia thất, trống khơi buồn, chiêng gợi nhớ, mong hương hồn siêu thoát cảnh tiêu diêu

Rồi xe tang đưa về chốn cửu tuyền, trầm tỏa ngát, hương bay xa, xót phần mộ yên nằm nơi lặng lẽ

“Thôi còn chi nữa mà mong,

Đời người thôi thế là xong một đời!”.

Bản thân ông sống sáng ngời,

Làm gương Con Cháu đời đời noi theo.

Trước bàn thờ khói hương bay toả, để tưởng nhớ tới ông và vĩnh biệt ông mãi mãi. Chúng tôi xin đề nghị các cụ, các ông các bà và toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ để 1 phút mặc niệm.

Mẫu điếu văn Cụ ông – Mẫu 2

Hôm nay, trong không khí ướt đẫm nỗi buồn, chúng ta có mặt tại đây để tiễn đưa một người con ưu tú của……………………… đã ra đi vĩnh viễn, để lại cho gia quyến một nỗi trống vắng không gì bù đắp được và………………….. chúng ta chịu một nỗi đau, một tổn thất lớn.

Ông tên thật là………………………, Pháp danh:……………………, sinh năm ………………… (1………….) tại tỉnh……………………..

Từ rất sớm, Ông đã tham gia, gánh vác công việc chung của cộng đồng người…………………….. Trong lĩnh vực văn hóa, Ông là một trong những người đi tiên phong trong việc gìn giữ nét văn hóa truyền thống của người…………………….. chúng ta, ông đã từng tham gia giảng dạy tiếng…………………….. trong cộng đồng, cho đến nay, các vị lớn tuổi trong các…………………….. Người…………………….., vẫn cũng kính xem ông như một người thầy, hai tiếng “Sư phụ” thân thương cũng xuất phát từ đó.

Sau năm 1975, mặt dù tình hình rất khó khăn, Ông vẫn kiên trì ngược xuôi vận động để xin được giấy phép, đứng ra thành lập cơ sở…………………….., sau một thời gian dài hoạt động, cơ sở đã đào tạo nhiều học viên tốt nghiệp bảng…………………….. do Sở Giáo dục đào tạo…………………….. cấp, nhưng sau đó, cơ sở gặp nhiều khó khăn về tài chính, cũng như về nhân sự, học viên, nên không thể duy trì được.

Riêng Bang Quảng đông Ninh Hòa chúng ta, Ông là người rất tâm huyết trong việc gìn giữ tiếng nói của dân tộc. Ông đã bỏ nhiều công sức, thời gian, hàng đêm giảng dạy tiếng…………………….. cho các…………………….. nào cần học.

Sau khi đất nước hòa bình, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về mặt chính trị, kinh tế, Ông cũng là người hăng hái tham gia, bảo vệ quyền lợi người…………………….. ở…………………….. và là một thành viên tích cực trong……………………..

Trong phạm vi của…………………….., ông đã tham gia, gánh vác công việc chung của…………………….. chúng ta từ rất sớm, mọi nhiệm vụ được giao Ông cố gắng hoàn thành xuất sắc.

Khi được…………………….. tin tưởng giao phó chức vụ…………………….., tu bổ hai ngôi…………………….. đều có công lao đóng góp to lớn của Ông.

Ông là người có bản tính cương trực, thẳng thắn, có pha chút nóng nảy, những việc gì không vừa ý là nói ngay, nên đôi khi dẫn đến việc giận hờn, trách móc lẫn nhau, nhưng trên tất cả, mọi sự cũng vì việc chung,nên không làm mất đoàn kết trong nội bộ của……………………..

Ở Ông, chúng ta nhận thấy một sức làm việc bền bỉ, dẻo dai, một lòng nhiệt tình không hề vụ lợi, riêng tư, khiến cho mọi người gần Ông cũng bị cuốn hút theo. Phương châm của Ông là hãy làm để người khác noi theo, lấy sự chân chất của mình để thu phục lòng người. Ông là người lãnh đạo có tài có bản lĩnh .

Năm 1994, Ông chính thức được…………………….. giao chức vụ:…………………….. Trong suốt quá trình lãnh đạo, lèo lái…………………….. với ước nguyện canh cánh bên lòng là làm sao cho…………………….. ngày càng phát triển to đẹp hơn, làm sao cho tất cả các thành viên trong…………………….. một lòng hướng về cội nguồn dân tộc, giữ gìn, phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của cộng đồng người Hoa chúng ta.

Công việc gần đây nhất, năm 20……., nơi thờ…………………….. vì việc chỉnh trang đô thị, mở rộng, nâng cấp đường xá. Ông là người đóng góp công sức rất lớn từ khâu đầu tiên là lên bản vẽ, vận động lạc quyên kinh phí trong và ngoài nước, ông không ngại khó khăn dẫn dắt anh em trong Ban trị sự, nhiều lần thương thảo cùng chính quyền địa phương để nâng mức đền bù giải tỏa, có lợi nhất cho Chùa chúng ta.

Ông cũng là người đứng mũi chịu sào cùng anh em lo mọi thủ tục xây dựng, trả lời những chất vấn về mặt pháp lý, hành chính của các đoàn thanh tra, kiểm tra vượt qua nhiều khâu, nhiều bậc, gặp không ít trở ngại khó khăn, nhưng vẫn quyết tâm hoàn thành. Ông không quản ngại tuổi già, sức yếu theo cùng anh em đi tận…………………….., ngược xuôi tìm kiếm từng con dao, viên ngói, từng con lân con phụng, nhằm mục đích trang trí cho ngôi Chùa của chúng ta được khang trang tráng lệ hơn.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 12 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (15 môn) Đáp án tập huấn sách giáo khoa lớp 12 năm 2024 - 2025

Trong buổi lễ khánh thành công trình…………………….., toàn thể…………………….. chúng ta rất xúc động khi nghe ông phát biểu, bày tỏ nỗi vui mừng khôn tả của mình qua tiếng nói rất nghẹn trong lúc căn bệnh quái ác đang phát tán trong cơ thể Ông.

Vào cuối đời mình, khi đang giữa ranh giới của sự sống và cái chết, chúng ta xúc động biết bao khi biết được thỉnh thoảng trong cơn mê sảng Ông vẫn thường nhắc đến công việc của………………., Ông vẫn đòi xem hồ sơ, giấy tờ, nhắc nhở anh em làm việc.

Qua một thời gian dài điều trị, với sự tận tụy chăm sóc của gia đình, nhưng vì tuổi cao sức yếu, căn bệnh lại quá hiểm nghèo, Ông đã ra đi vào lúc……. giờ…… phút ngày……. tháng…… năm 20……. (tức mùng……. tháng……. năm……………) thọ………. tuổi.

Chúng ta vẫn biết vòng luân hồi của kiếp trần gian, quy luật của cuộc sống: âm, dương thế chỗ, trăng tròn lại khuyết; sinh tử phù du, nhưng sao sự ra đi của Ông không khỏi khiến chúng ta ngậm ngùi thương tiếc.

Sau khi…………… mất, trong gần……………. năm trong cảnh gà trống nuôi con, Ông là một người cha mẫu mực cho gia đình, ông sống trong vòng tay thương yêu, chăm sóc của các con, lấy gia đình làm gốc, tham gia công tác xã hội và nhất là một lòng tận tụy cho…………….. làm thú vui. Nay Ông mất đi, gia đình mất đi một người Ông đáng kính, một người cha thương yêu, một người anh mẫu mực, một người con hiếu thảo, xã hội mất đi một người công dân gương mẫu. Riêng…………….. mất đi một vị lãnh đạo có tài, có đức,…………….. chúng ta mất đi một người thầy đầy tâm huyết, một người anh khả kính, một người bạn vui vẻ, khả ái.

Kể từ đây trong các ngày lễ vía, chúng ta không còn được thấy Ông đi đi lại lại, nhắc nhở từng nghi thức cúng kính, lo từng miếng ăn cho các cháu thiếu nhi, lo tiếp đón quan khách gần xa, sao cho chu tất nhất hậu mang lại tiếng thơm cho…………………… Kể từ đây chúng ta mất đi một người thầy đáng kính, luôn luôn vui vẻ, tận tình chỉ dạy từng câu văn con chữ cho những ai muốn học hỏi về……………………, những nét đẹp văn hóa dân…………………… chúng ta.

Ông ra đi, xa rời vòng tay thương yêu của gia đình, Ông ra đi, để lại cho…………………… những ước nguyện chưa được hoàn thành, những dự định còn đang dang dở.

Chúng tôi, Ban…………………… nguyện sẽ noi gương Ông hoàn thành nhiệm vụ mà bà con…………………… đã có lòng gửi gắm.

Hôm nay, với sự hiện diện đông đủ…………………… và gia đình; thay mặt cho toàn thể……………………, Ban Trị sự…………………… xin được ghi nhận những công lao của Ông đã đóng góp cho……………………, trước linh cửu của Ông, chúng tôi kính chúc cho vong hồn Ông sớm được phiêu diêu, siêu thoát.

Xin được kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Ông. Xin Vĩnh Biệt.

Mẫu điếu văn Cụ ông – Mẫu 3

Kính thưa hương hồn ông…

Kính thưa: Gia đình tang quyến!

Kính thưa các cụ ông, các cụ bà, các ông các bà. Thưa toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ.

Sáng ngày……. tháng…….. năm……………… một buổi sáng ảm đạm mưa lất phất bay chúng tôi nhận được hung tin ông…………………… đã trút hơi thở cuối cùng, bà con cô bác xóm làng bồi hồi bao nỗi xúc động xót xa thương tiếc, hôm nay Hội người cao tuổi…………. cùng các cụ ông, các cụ bà, các ông, các bà, bạn bè thân bằng cố hữu gần xa, cùng toàn thể nhân dân làng Vân Cốc hội tụ nơi này để tiễn đưa người hàng xóm, người cha thân thương của các con, người ông yêu quý của các cháu, người Con của gia tộc họ…………………… về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thế là: Than ôi!

Đất phủ màu tang

Trời nghiêng bóng xế

Thân trần tục sắc không, không sắc, xót bấy bạch câu

Mảnh hình hài sinh tử, tử sinh buồn thay phù thế

Giận hóa công gây bấy tang thương

Trách con tạo bày chi định lệ

Tình Phụ tử nghìn thu vĩnh biệt, Cháu Con đây thương xót bấy nhà Thông

Cảnh âm dương đôi ngã chia lìa, Dâu Rể đó ngậm ngùi thương xót bố.

Nhớ đồng tộc thân thương xưa:

Phúc hậu làm nền

Gia phong giữ lễ

Sống đời kiệm cần, quen tính siêng năng

Vốn nếp thuần lương, chọn đời nông nghiệp

Rời quê hương tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ khắp miền quê đất nước Việt Nam

Từ người lính trở về mang thương tật chiến tranh làm người nông dân thuần thuý được mọi người kính nể yêu thương, dân làng quý trọng.

Dù ở cương vị nào Ông vẫn giữ:

Lời nói ôn tồn, tác phong nhã nhặn, sự giao du trên dưới chu toàn

Việc làm cần mẫn, thái độ ôn hòa, cách xử thế, ngoài trong độ lượng

Tạo đoàn kết xóm giềng, thương yêu giúp đỡ người nghèo khó ốm đau, hoạn nạn lúc sa cơ

Ngoài xã hội ông đã chu toàn bổn phận một công dân mẫu mực

Trong gia đình Ông đã làm tròn trách nhiệm một người Chồng, người Cha, người ông gương mẫu

Giúp con cháu tu rèn đạo đức dựng xây quê hương với cả tấm lòng chân thực yêu thương cống hiến trọn đời cho con cái.

Mừng con cháu chăm lo đèn sách, nghiệp bút nghiên chẳng thẹn với tiền nhân

Vui Dâu, Rể có được cơ ngơi, đời nông nghiệp hòa đồng cùng làng xóm

Cảnh gia đình, nhà êm cửa ấm, vun vén từ phước Mẹ thuở sinh tiền

Đường tử tôn, áo ấm cơm no, xuất phát bởi lộc Cha còn tiếp kế

Năm bảy tuổi, ông về miền Tiên Trúc, cuộc trăm năm đành đoạn chia ly

Suốt một đời ông nuôi con, dưỡng cháu mãi vững bền

2 trai 1 gái và 3 người Dâu Rể

Dù cuộc sống đa đoan, vất vả, ông không quên bạn bè một thời đời lính, họ hàng hết thảy đều khen

Ông đã sống đời Kiệm, Cần, Liêm, Chính. Tộc Họ, xóm làng ai cũng nể

Những tưởng một trăm năm dư hưởng thọ, sớm chiều thong thả bước vân du

Nào ngờ lâm bệnh hiểm nghèo 57 tuổi dứt trần, phút chốc phôi pha đường mệnh hệ

Suốt ngày thọ bệnh, Tây Y đã lắm thứ nhưng bệnh Ông không hề thuyên giảm

Trong lúc lâm sàng, Đông Dược cũng nhiều môn mà sức người chẳng khỏe

Ôi!

Chia cách âm dương

Đổi thay dâu bể

Năm…….. tháng…….. vĩnh biệt cõi trần

Ngày…….. hồi…….. giờ…….. phút giã từ dương thế.

Can thường nghĩa trọng, Ông đã ra đi, con cháu chưa thỏa lòng dưỡng đáp

Phụ tử tình thâm, cây muốn lặng mà gió đâu ngừng.

Ôi! Công dưỡng dục tày non, ơn sinh thành tựa bể

Cháu con sầu thảm, hoa nọ héo tàn

Cảnh vật tiêu điều, cây kia quạnh quẽ

Lời vàng đồng vọng, nhớ di ngôn, thổn thức tâm can

Sầu tủi ngổn ngang, xóm làng lưu luyến tiếc thương.

Nay linh cữu còn trong gia thất, trống khơi buồn, chiêng gợi nhớ, mong hương hồn siêu thoát cảnh tiêu diêu

Rồi xe tang đưa về chốn cửu tuyền, trầm tỏa ngát, hương bay xa, xót phần mộ yên nằm nơi lặng lẽ

“Thôi còn chi nữa mà mong,

Đời người thôi thế là xong một đời!”.

Bản thân ông sống sáng ngời,

Làm gương Con Cháu đời đời noi theo.

Trước bàn thờ khói hương bay toả, để tưởng nhớ tới ông và vĩnh biệt ông mãi mãi. Chúng tôi xin đề nghị các cụ, các ông các bà và toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ để 1 phút mặc niệm.

Điếu văn Cụ bà hay nhất

Mẫu điếu văn Cụ bà – Mẫu 1

Mẹ kính yêu của chúng con,

Người xưa có nói:

“Sinh thành Đông hải khoát
Dưỡng dục Thái sơn cao”

Mẹ đã cho chúng con một thể xác và một tâm hồn để hiện hữu trên cõi đời này. Những thể xác ấy lúc đầu còn bé xíu, những tâm hồn ấy lúc đầu còn rất thơ dại, Má đã dành cả cuộc đời mình và mồ hôi nước mắt để nuôi nấng, giáo dục cho chúng con khôn lớn, trưởng thành như ngày hôm nay.

Trải theo thời gian, Má ngày càng gầy yếu đi để chúng con ngày càng lớn lên khỏe mạnh. Rõ ràng, máu thịt của chúng con bây giờ chính là máu thịt của Mẹ. Rồi khi chúng con lớn lên, Mẹ lại dày công lo bề nghi thất nghi gia, cho chúng con được vui cảnh “Trúc mai sum họp”. Công lao sinh thành dưỡng dục của Mẹ, đối với chúng con, thật rộng như biển Đông, cao như núi Thái.

Hôm nay đây, toàn thể các con trai, gái, dâu, rể cùng các cháu, chắt nội, ngoại đã vĩnh viễn mất Má, nhưng trong mỗi trái tim của chúng con vẫn luôn ngời sáng hình ảnh của Mẹ, một người Mẹ giàu đức tính cần kiệm và hết lòng thương yêu con cháu.

Để chúng con được như ngày hôm nay, Mẹ đã trải qua nửa thế kỷ dầm sương dãi nắng, bàn tay của má đã phải hằn sâu rất nhiều dấu vết cần lao.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 3: Tả cây phượng vĩ (10 mẫu) Những bài văn mẫu hay nhất lớp 3

Đức tính ấy của Mẹ luôn sống mãi trong trái tim của mỗi chúng con.

Chúng con sẽ khắc ghi suốt đời hình ảnh Mẹ, một người mẹ:

“Suốt đời tận tụy chồng con
Sớm hôm chẳng quản hao mòn tấm thân”

Công ơn ấy của Mẹ, chúng con chưa kịp đáp đền, thì Mẹ đã vội vã về với cõi vĩnh hằng.

Lòng chúng con tan nát!

Hôm nay đây, toàn thể chúng con: trai ,gái, dâu, rể và các cháu, chắt nội, ngoại, cùng quì xuống đây, tóc xanh phủ dày tang trắng, cùng lạy và cùng than khóc rằng:

Mẹ ơi!

Vẫn biết rằng “Sống là gởi, thác là về ”, nhưng sao Mẹ không về tại ngôi nhà này, để chúng con còn được chăm nom, săn sóc; mà Mẹ lại về chi nơi miền âm cảnh xa xăm lạnh lẽo kia, để chúng con vĩnh viễn mất Mẹ. Nơi Mẹ về ấy, dẫu có là thiêng đường của Chúa, niết bàn của Phật, hay là cõi “Bồng lai tiên cảnh” đi nữa, thì lòng chúng con vẫn cứ khổ đau, vì chúng con đã vĩnh viễn mất Mẹ.

Mẹ ơi!

Vẫn biết rằng: “Thân cát bụi phải trở về cát bụi ”, nhưng đau lòng vì cảnh tử biệt sinh ly, chúng con không thể không oán trách cao xanh đã khiến gia đình ta phải chịu cảnh:

“Con cháu dương trần thương nhớ mãi
Mẹ cha âm cảnh biệt thiên thu”

Thôi rồi! Mẹ ơi!

Từ nay , mỗi lần về nhà, chúng con đành gạt nước mắt nhớ thương và tự hỏi: “Cảnh cũ còn đây mà người xưa chẳng tá ?”.

Mẹ ơi! Đau đớn biết nhường nào!

Nhưng lúc này đây, chúng con đành bất lực, chấp nhận số phận nghiệt ngã của tạo hóa đã sắp đặt cho chúng ta.

Những con, cháu bé bỏng của Mẹ chỉ còn biết cầu mong cho linh hồn của Mẹ sớm siêu thoát.

Mẹ linh thiêng, xin hãy chứng giám cho những nỗi lòng bất hạnh của chúng con.

Xin Mẹ nhận cho chúng con hai lạy này để vĩnh biệt Mẹ!

Mẫu điếu văn Cụ bà – Mẫu 2

Kính thưa Má/ Mẹ………………….

Kính bạch quý thầy, kính thưa quý khách

Thưa bà con cô bác họ…………………. cùng họ………………….

Thưa các anh chị, cùng các cháu trong gia đình

Thưa bạn bè thân quyến gần xa

Thưa Má

Mấy năm trước, từ ngày Má ra nước ngoài thăm các con trở về. Ngày đó thấy Má khỏe. Chúng con hy vọng chắc Má sẽ tới bách niên. Rồi mấy lần thập tử nhất sinh, Má cũng vượt qua để ở lại thêm cùng con cháu. Chúng con mừng thầm. Nào ngờ, gần đây thấy Má như ngọn đèn trước gió, chúng con bắt đầu cảm nhận thế nào cũng đến ngày hôm nay.

Má từ giã chúng con

Thưa Má,

Ra đi ở tuổi…………………., kể cũng là thượng thọ lắm rồi, là niềm mơ ước dễ gì đạt được của biết bao nhiêu người đời. Tuy biết vậy, mà chúng con vẫn thấy thương tiếc Má vô cùng. Như người xưa từng nói:

“Tuy tri sanh tử huyễn
Ly biệt diệc thương tâm”

Biết đời vô thường là thế, mà làm sao ly biệt người thân lại khỏi thấy đau lòng thương tiếc. Thương tiếc một Bóng cả, thương tiếc một Cây cổ thụ của gia đình đã không còn nữa.

Nhớ xưa

Ngày gia đình mới vào…………………. Cái thuở còn quá cơ cực. Lúc này, chưa có nhà…………………. trong…………………. Ba…………………. chưa đi làm. Bữa ăn chỉ là những nắm cơm xôi, có khi chỉ vừa đủ cho chồng cho con, còn thiếu phần Má. Má chỉ ngắt vào phần các con, mỗi đứa một tí cho qua bữa. Má vì các con là thế. Má nghĩ đến mình thì ít, mà đến chồng con thì nhiều. Má…………………. – Người con gái làng…………………. hồi đó, thật xứng đáng là vợ hiền quán xuyến đảm đang của…………………., xứng đáng là người Dâu Trưởng của tộc…………………., làng………………….

“Đỗ Gia thế tộc hòa dân tộc
…………. đa hoa hợp bách hoa”

Nơi quy tụ nhiều bậc thức giả quanh…………………. năm xưa.

Thưa Má,

Con còn nhớ mãi nụ cười đôn hậu của Má: Đôi môi nhô ra một tí, hai con mắt sáng lên, giữa hai vành tai dài như tai Phật. Miệng bật lên tiếng cười hiền hòa. Hình như những nỗi khổ tâm trong đời Má không thể nào đẩy lùi được nụ cười hỉ xả đó.

Có lần gần đây, khi chân tay của Má đã phù lên, các chị em từ nước ngoài về túc trực. Mấy cô đùa với Má cho vui, Má vẫn cười ra tiếng một cách hồn nhiên. Đây chẳng phải là nụ cười gượng gạo đời thường mà là nụ cười nhân hậu bao dung chân chất. Quả vậy, Má chẳng đi tu, mà tấm lòng của Má trải rộng: Má coi con rể cũng như con trai, Má coi con dâu cũng như con gái. Má thương đồng đều. Không chỉ con, mà cả hàng cháu chắt. Các anh chị có lúc này lúc khác, lúc nắng lúc mưa. Nhưng hình như lúc nào Má cũng xem: nắng mưa là chuyện của Trời, còn con cháu mới là của Má.

Nhân tính một đàng, mà thiên định một nẻo, cũng là lẽ thường. Má chẳng chấp. Má chỉ thích đa tử đa tôn, nên cứ bảo: “Thì cứ mang về đây cho bà nuôi”. Cánh tay bao dung của Má là thế; không chỉ trong gia đình, mà tấm lòng Má còn trải rộng ra xa. Bạn bè của con cái cũng được Má thương. Con còn nhớ: cái thuở khó khăn sau năm 19…………………., thiếu từng lon gạo, từng cái vỏ ruột xe, từng cái nồi niêu, từng bóng đèn điện khi tỏ khi mờ, Má bảo: “Anh…………………. có đủ rồi, còn anh Hiếu chưa có gì, má cho anh…………………. cái nồi cơm điện này. Nó còn tốt lắm”. Cảm ơn Má. Đúng như Má nói, con đã dùng nó suốt mấy năm. Giờ đây, nồi cơm kia không còn nữa, mà tấm lòng của Má vẫn còn mãi trong con.

Lại nhớ: các con từ nước ngoài gửi về cho Má chút đỉnh tiền. Má lại nhịn tiêu xài để làm phước giúp đỡ bà con còn túng thiếu. Có lẽ, từ những cái bất đắc của đời mình và của gia đình mình mà Má luôn luôn cảm thông với những nỗi bất đắc và bất hạnh của kẻ khác. Tấm lòng của Má…………………. là thế đó.

Thưa Má,

Thưa bà con, anh chị, bạn bè.

Má…………………. hay Bà…………………. cũng là một người bình thường như bao người khác. Nhưng những phẩm chất cao quý của Má mãi mãi là niềm tự hào của con cháu: Má là một phụ nữ hiền lành, nhưng khi cần cả quyết; các con vẫn nhớ mãi những quyết đoán mạnh dạn sáng suốt của Má: – Lúc nhà khó khăn, con cái lại còn nhỏ. Để con tiếp tục học hay cho con đi làm ăn kiếm sống đây? Ba giao quyền quyết định chuyện lớn này cho Má. Má đã dứt khoát chọn cách chịu cực để cho các con tiếp tục học hành. Và cứ thế, với cái sạp nhỏ bán áo quần con nít ở chợ Vườn Chuối Sài Gòn, Má đã đẩy các con của mình lên trung học, rồi đại học. Chẳng nói gì đến chuyện thành danh, thì con cái của Má đều đã thành nhân. Thành những người có nhân cách.

Khi con trai Má bị lưu đày vì việc nghĩa, Má đã dám ra tới tận Côn Đảo để thăm. Hồi đó dân chúng có mấy ai ra tới cái mảnh đất hắc ám nằm giữa trùng dương kia. Rồi khi nhà bị lính xét, Ba Thụ tuy ra sức ngoại giao, nhưng có phần luýnh quýnh. Còn Má cũng sợ không kém Ba, nhưng bình tĩnh cùng cô con gái út của mình ứng phó thoát nạn. Sau này kể lại, Má cười vui: “Úi dời, hôm đó kinh quá…”. Đến khi con rể bị hoạn nạn sau ngày “Giải phóng”, Má cũng mạnh dạn lặn lội xuống…………………. đất tận cùng của xứ sở để thăm con.

Đối với Má, ở đâu có thể mang lại hạnh phúc cho con mình, thì Má cho các con được chọn lấy. Rồi Má đã ra tận nước ngoài để xem cuộc sống của con mình ra sao. Xong Má lại trở về với quê hương. Không chỉ lo chuyện gia đình, Má còn chia sẻ tí công sức để cùng lo việc họ tộc trên đất Bắc.

Thưa Má,

Hôm nay, đối với đời, Má đã hoàn thành mọi nhiệm vụ cao cả của một người Mẹ, một người Vợ, người Dâu trưởng, sợi dây lớn nối liền hai tộc Đỗ và Đinh của đất Mê Linh. Má là niềm tự hào to lớn của con cháu về lòng nhân hậu bao dung, về sự hy sinh quên mình, về sự quán xuyến tảo tần, về sự cả quyết sáng suốt của một phụ nữ bình thường mà không tầm thường, và về sự nhạy cảm chính xác ở một con người hồn nhiên đơn sơ mà sâu sắc. Tất cả, không chỉ mang lại sự ấm êm cho gia đình ta hôm nay, mà còn để lại cái Đức lớn cho con cháu mai sau.

Giờ đây, Trong giây phút vĩnh biệt này, chúng con như nghe văng vẳng đâu đây tiếng hát của người nhạc sĩ họ Trịnh, mà nghĩ rằng:

Má…………………. của chúng con mới ngày nào đó nay cũng hóa thành Huyền thoại. Thành người thiên cổ. Má đi suốt trăm năm trên cõi đời này, và giờ đây Má cũng đã tới Một cõi đi về thanh tịnh cùng với tổ tiên.

Thôi, xin Má hãy ra đi thanh thản. Má lại về sum họp với Ba ở nơi cõi vĩnh hằng.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 2: Lesson Four Unit 2 trang 19 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

Chúng con vô cùng thương tiếc kính chào tiễn biệt Má.

Cầu chư Phật gia hộ tiếp dẫn cho linh hồn Má siêu sanh cực lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy, quý khách, cùng bà con cô bác đã cùng chúng tôi tưởng nhớ, tưởng niệm và hộ niệm trong lễ tiễn đưa Má Lư của chúng tôi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Mẫu điếu văn Cụ bà – Mẫu 3

Điếu văn của gia tộc đọc trong tang lễ

Kính thưa tang quyến

Kính thưa bà con có mặt hôm nay

Chị…………………. yêu mến của chúng ta không còn nữa! Chị đã nối gót tiền nhân trở về cõi vĩnh hằng, để lại cho gia đình, thân tộc và hàng xóm láng giềng nỗi tiếc thương vô hạn!

Chị ra đi nhẹ nhàng , thanh thản, bắt đầu cho một cuộc lữ hành. Như một cánh “Bồng” giũ áo bụi trần, quyện vào gió, nương theo mây, đi vào chốn hư không, về miền cực lạc.

Chị lặng lẽ ra đi không một lời trăn trối, không một câu giã biệt. Có lẽ chị đã chọn cho mình một chuyến đi xa, không trở lại, tránh mọi phiền muộn, vấn vương cho con, cho cháu.

Đây là một mất mát to lớn, không gì bù đắp được, chẳng những cho gia đình chị, mà còn cho cả…………………. Tổn thất này để lại cho gia đình các cháu nỗi đau khôn lường và bà con…………………. tộc ở…………………. bao niềm tiếc thương vô hạn.

Kể từ giờ phút tiễn biệt, chị bỏ lại chúng ta, những người thân trong gia đình, trong tộc họ, bỏ lại quê hương- nơi mở mắt chào đời và nơi nuôi sống chị- với bao kỷ niệm đáng quí. Chị bỏ lại tất cả những tâm tư, tình cảm, những thành quả lao động mà suốt cả cuộc đời chị đã bỏ công, bỏ sức.

Nào là con cháu, nào là họ hàng, nào là bè bạn và cả sự nghiệp; tất cả đều khắc sâu trong tiềm thức của chị, có lẽ giờ đây chẳng còn ý nghĩa trong chuyến đi xa, không có ngày về.

Khi hay tin chị ra đi, tất cả họ hàng đều bàng hoàng, thảng thốt.

Con cháu ở quê mình dường như nhìn thấy hình bóng chị lúc ẩn, lúc hiện, phảng phất nét u buồn.

Trong suốt cả cuộc đời…………………. mùa xuân của mình, chị luôn sống trung thực, giản dị, khiêm nhường, nên được mọi người yêu mến và quý trọng.

Với hàng xóm, chị luôn giữ mối quan hệ thân thiết, chân tình.

Với bà con thân tộc, chị hết lòng yêu thương, quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo con cháu biết được đạo lý làm người.

Trong gia đình, chị là người vợ, là người mẹ, là người bà mẫu mực, hết lòng yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cháu và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Những tình cảm và phẩm chất đạo đức của chị, con cháu nội, ngoại họ…………………. mãi mãi ghi nhớ.

Trong giờ phút đau thương này, toàn thể con cháu nội, ngoại…………………. tộc ở…………………. xin kính cẩn nghiêng mình trước linh cửu của chị và cầu mong hương hồn chị sớm siêu thoát.

Xin vĩnh biệt chị!

Sống khôn, thác thiêng. Xin chị chứng giám.

Mẫu điếu văn Cụ bà – Mẫu 4

Kính thưa hương hồn cụ…………………………………

Kính thưa gia đình tang quyến.

Kính thưa các cụ ông, các cụ bà, các ông, các bà-thưa toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ

Trong lúc toàn thể nhân dân trong xã đang ra sức thi đua lao động sản xuất ,chăm sóc lúa chiêm xuân. Chúng tôi nhận được tin cụ…………… đã trút hơi thở cuối cùng. Với tấm lòng xót xa thương tiếc, hôm nay Hội người cao tuổi thôn…………………. cùng các cụ ông, các cụ bà, các ông, các bà , bạn bè thân bằng cố hữu gần xa, cùng toàn thể nhân dân làng Vân Cốc hội tụ nơi này để tiễn đưa người hàng xóm, người mẹ thân thương của các con, người bà yêu quý của các cháu, người Con dâu của gia tộc họ…………………. về nơi an nghỉ cuối cùng.

Cụ ……………………….. sinh năm……. Quê quán ở ……. Cụ được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân thuần thuý, cụ là xã viên Hợp tác xã, là hội viên Hội người cao tuổi…..

Với gia đình cụ là người vợ mẫu mực, có trách nhiệm, cụ sinh được…. người con;…….. con trai……. con gái, các con cụ nay đều đã yên bề gia thất, với các con cụ luôn là người mẹ mẫu mực bao dung hết lòng vì tương lai con cái, với bạn bè, người thân và những người trong xóm trong làng cụ luôn hòa nhã nhiệt tình, trách nhiệm với mọi công việc được mọi người quý mến.

Cụ……………………do tuổi cao, sức yếu mắc bệnh tuổi già nên sức cùng lực kiệt đã không qua khỏi và chút hơi thở cuối cùng vào hồi …. giờ…….phút, ngày…… tháng ….. năm 2012 ( tức ngày…..tháng ….. năm nhâm thìn) hưởng thọ…….tuổi.

Thế là, Hỡi Cụ ơi

Cụ ra đi về cõi vĩnh hằng

Bầu trời hôm nay ảm đạm

Hoa lá cỏ cây thôi cười

Tiếng chim bên đồi ngừng hót

Dòng suối mát trong ngưng chảy

Không gian bốn bề vắng lặng

Hàng cây ủ rủ ven đường

Bàn thờ bóng phủ thê lương

Tro tàn rơi rụng bát hương

Vầng trăng mây đen che khuất

Lạnh lẽo lối đi quanh nhà

Bến sông con đò xao xác

Ngọn gió heo may vờn thổi

Cuốn đi chiếc lá tiêu điều…

Cụ đi rồi… U tịch… Cô liêu…

Kính thưa hương hồn cụ!

Thế là chỉ còn ít phút nữa thôi cụ sẽ vĩnh biệt chúng tôi để về với tổ với tiên, để vui với nắng sớm mây chiều, vui với bồng lai tiên cảnh. Tình đời đứt đoạn nỗi đau khôn cùng. Với đạo đức của cụ bạn bè, xóm làng ai cũng lưu luyến tiếc thương.

Cụ ra đi chồng cụ mất đi một người vợ mẫu mực, yêu thương, các con mất đi người mẹ hiền hoà, kính trọng bao dung độ lượng, các cháu mất đi người bà vui tính yêu thương; Cụ ra đi, gia đình mất đi một cột trụ vững chắc, một chỗ dựa tinh thần không gì thay thế nổi. Chồng không được nhìn thấy vợ, con không nhìn thấy mẹ, cháu không nhìn thấy bà, âm dương cách biệt; Cụ ra đi, gia tộc dòng họ Thân mất đi một người con dâu hiếu thảo, một tấm lòng luôn trọn vẹn với làng xóm, quê hương. Cụ ra đi, bạn bè, xóm giềng mất đi một người bạn chân tình, cởi mở; hết lòng vì cộng đồng dân cư, Hội người cao tuổi mất đi một hội viên, một cây cao bóng cả tỏa mát cho đời.

Kính thưa gia đình tang quyến!

Trong giờ phút đau đớn tiếc thương vô hạn, chúng ta tiễn đưa cụ…………………. vào cõi vĩnh hằng, thay mặt Hội người cao tuổi và toàn thể nhân dân trong thôn.

Chúng tôi xin chia sẻ với gia đình nỗi đau thương mất mát lớn lao này và xin hứa với cụ.

Chúng tôi Hội người cao tuổi đoàn kết thống nhất, cùng với nhân dân trong thôn thi đua sản xuất thực hành tiết kiệm xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, thôn làng văn minh; Xin kính chúc cụ an giấc ngàn thu, mả đẹp mồ yên – sống khôn thác thiêng, phù hộ độ trì cho gia đình, cho nhân dân luôn mạnh khoẻ để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh.

Trước bàn thờ khói hương bay toả, để tưởng nhớ hương cụ và vĩnh biệt cụ mãi mãi chúng tôi đề nghị tất cả các cụ ông, các cụ bà và toàn thể nhân dân có mặt trong phòng tang lễ để một phút mặc niệm.

Phút mặc niệm bắt đầu….

Mẫu điếu văn cho người trẻ tuổi

Kính thưa gia đình đồng chí………………….

Kính thưa các cụ ông cụ bà

Kính thưa các anh chị em đồng nghiệp,

Hôm nay ngày………. tháng…….. năm…………., là một ngày đau thương với gia quyến, bạn bè, đồng nghiệp của đồng chí………………….

Đồng chí…………………., sinh ngày……… tháng……. năm………… Do (nguyên nhân) nên đã đột ngột từ trần vào hồi………. giờ……… phút, ngày……… tháng………. năm………………….

Đồng chí…………………., một người trẻ tràn đầy sức sống, đột nhiên âm dương cách biệt. Khiến người đầu bạc phải tiễn kẻ đầu xanh. Khiến người thân, bạn bè đau thương, tiếc nuối.

Sinh thời, đồng chí là một người con hiếu thảo. Dù công việc có bận rộn đến mấy. Đồng chí vẫn luôn dành thời gian hiếu thảo với cha mẹ. Hàng ngày cơm nước, chăm lo cho cha mẹ.

Trong công việc, đồng chí không sợ khó, không sợ khổ. Đồng chí luôn tận tâm, cố gắng cống hiến. Gặt hái được nhiều thành tích cao trong công việc.

Với đồng nghiệp, bạn bè, đồng chí là một người bạn chân thành. Luôn thân thiện, cởi mở và hết lòng giúp đỡ mọi người.

Cuộc đời ngắn ngủi của đồng chí…………………., là một cuộc đời cần cù, phấn đấu và cống hiến. Sự ra đi của đồng chí, khiến chúng ta mất đi một người đồng nghiệp tốt. Khiến cha mẹ đồng chí mất đi một người con hiếu thảo. Khiến người thân của đồng chí mất đi một người con, người cháu trách nhiệm.

Núi khóc, sông thương, người thân tan nát cõi lòng. Mặc dù đồng chí đã rời xa chúng ta. Nhưng sự lương thiện, hiếu thuận của đồng chí sẽ mãi luôn khắc sâu trong tim chúng ta.

Trước giờ phút chia tay này, mong gia đình đồng chí nén lại đau thương. Chúng ta phải biến đau thương thành sức mạnh. Học tập sự cần cù, phấn đấu và cống hiến của đồng chí. Học tập đức tính lương thiện và hiếu thuận của đồng chí.

Mong đồng chí yên nghỉ nơi chín suối!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu điếu văn tang lễ (8 mẫu) Điếu văn Cụ bà, Cụ ông, người trẻ tuổi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *