Thực hiện Kế hoạch số 35-KH/BTGTU, ngày 10/4/2019 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Vĩnh Phúc và Vĩnh Phúc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019; để Cuộc thi diễn ra nghiêm túc, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu và nội dung Kế hoạch, Ban Tổ chức ban hành Thể lệ Cuộc thi. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Bác Hồ với Vĩnh Phúc
TỈNH ỦY VĨNH PHÚC Số 01- TL/BTC |
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 4 năm 2019 |
THỂ LỆ
Cuộc thi tìm hiểu
“Bác Hồ với Vĩnh Phúc và Vĩnh Phúc học tập, làm theo tư tưởng,đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019
—–
Căn cứ Kế hoạch số 35-KH/BTGTU, ngày 10/4/2019 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Vĩnh Phúc và Vĩnh Phúc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019; để Cuộc thi diễn ra nghiêm túc, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu và nội dung Kế hoạch, Ban Tổ chức ban hành Thể lệ Cuộc thi như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
– Cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân đang sinh sống, học tập, lao động và công tác trên địa bàn tỉnh.
– Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ thư ký Cuộc thi không được tham gia dự thi.
II. THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI VÀ HẠN NỘP BÀI THI
– Bắt đầu từ ngày ban hành Thể lệ Cuộc thi.
– Hạn cuối cùng nộp bài dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh trước ngày 30/9/2019, nộp trực tiếp hoặc tính theo dấu bưu điện (Ban Tổ chức không nhận các bài dự thi quá thời hạn quy định).
– Tổng kết và trao giải: Quý IV/2019
III. HÌNH THỨC THỂ HIỆN
– Hình thức: Thi viết tự luận
– Bài dự thi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy và in trên giấy khổ A4 (Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, gõ tiếng Việt, có dấu) rõ ràng, sạch đẹp (Khuyến khích các bài dự thi viết tay).
– Bài dự thi phải ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: Họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại, email… (nếu có).
– Bài dự thi trả lời 04 câu hỏi bắt buộc (từ câu số 1 đến câu số 4), câu hỏi số 5 khuyến khích người dự thi trả lời.
– Khuyến khích các bài viết tự cảm nhận của tác giả, bài viết về người thật, việc thật và có ảnh minh họa; các bài viết có sự liên hệ thực tiễn hoạt động tại đơn vị hoặc bản thân người dự thi.
– Các bài viết sưu tầm, tham khảo, sử dụng các tài liệu, tư liệu phải trích dẫn, ghi chú rõ nguồn gốc.
* Lưu ý:
– Bài dự thi được tính từ thời điểm Ban Tổ chức ban hành Thể lệ Cuộc thi. Người dự thi phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, chân thực của bài dự thi.
– Bài dự thi phải là tác phẩm chưa được công bố ở bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào; không sao chép dưới mọi hình thức.
– Tài liệu sử dụng trong bài dự thi phải đảm bảo độ chính xác theo các sách, báo cáo đã phát hành:
+ Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
+ Vĩnh Phúc – Thành tựu sau 20 năm tái lập do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn, phát hành tháng 12/2016.
+ Tài liệu học tập chuyên đề “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát hành, tháng 3/2019.
+ Các tài liệu khác do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Phúc biên soạn, xuất bản.
+ Số liệu về công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế – xã hội… trong các báo cáo đã ban hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Các loại tài liệu khác đã được cơ quan chức năng cấp phép, xuất bản.
IV. NỘI DUNG
Người dự thi trả lời các câu sau đây:
Câu 1: Hãy cho biết vài nét khái quát về lịch sử hình thành tỉnh Vĩnh Phúc?
Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bao nhiêu lần về thăm và làm việc tại Vĩnh Phúc? Thời gian, bối cảnh lịch sử?
Câu 3: Thực hiện lời căn dặn của Bác khi Người về thăm tỉnh ngày 02/3/1963 “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta”, sau 20 năm tái lập tỉnh (1997-2017), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu gì? Bạn sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Phúc ngày càng giàu đẹp, văn minh?
Câu 4: Theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân được thể hiện như thế nào? Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
(Lưu ý: Người dự thi chọn 1 trong 3 nội dung để trả lời câu hỏi: (1) Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân hoặc (2) Đạo đức Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân hoặc (3) Phong cách Hồ Chí Minh về tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân).
Câu 5: Hãy viết về 1 mô hình tập thể, hoặc 1 điển hình cá nhân thực hiện tốt việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở cơ quan, đơn vị, hoặc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc? (Số lượng không quá 1.500 từ).
V. GIẢI THƯỞNG
a. Tập thể: Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh xét tặng Giấy khen cho một số tập thể là các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy có nhiều người tham gia và có nhiều bài dự thi đạt chất lượng cao.
b. Cá nhân:
Ban Tổ chức Cuộc thi lựa chọn, trao thưởng cho các cá nhân có bài dự thi đạt chất lượng cao, cụ thể như sau:
+ 01 giải đặc biệt, trị giá: 15.000.000 đồng
+ 01 giải nhất, trị giá: 10.000.000 đồng
+ 02 giải nhì, mỗi giải: 7.000.000 đồng
+ 03 giải ba, mỗi giải: 5.000.000 đồng
+ 05 giải khuyến khích, mỗi giải: 2.000.000 đồng
+ Ngoài ra, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ trao một số giải thưởng phụ khác (mỗi giải trị giá 1.000.000đ) như: Thí sinh dự thi cao tuổi nhất, thí sinh nhỏ tuổi nhất, Bài thi viết bằng tay chất lượng nhất; Bài thi trình bày, minh họa ấn tượng nhất …
VI. ĐỊA CHỈ NHẬN BÀI THI
– Cấp huyện và tương đương: Bài dự thi gửi về Ban Tuyên giáo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
– Cấp tỉnh: Bài dự thi chung khảo của các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy được lựa chọn sau khi chấm sơ khảo gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng).
* Lưu ý: Đối với bài dự thi của cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị ngành dọc và lực lượng vũ trang nộp về Ban Tuyên giáo cấp huyện nơi cơ quan đơn vị đặt trụ sở.
Căn cứ vào Thể lệ này, các huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn, phát động Cuộc thi ở địa phương, đơn vị mình; tổ chức chấm sơ khảo, lựa chọn bài có chất lượng tốt gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh; tổng hợp, báo cáo kết quả về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ).
Nơi nhận: – Thường trực các huyện, thành ủy, Đảng ủy trực thuộc, – Thành viên Ban tổ chức cuộc thi, – BTG các huyện, thành ủy, ĐUTT, – Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH, Cổng thông tin giao tiếp điện tử tỉnh (để đăng tải), – Lãnh đạo Ban, các phòng chuyên môn, – Lưu BTGTU. |
TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY kiêm TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC CUỘC THI (Đã ký) |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thể lệ cuộc thi tìm hiểu Bác Hồ với Vĩnh Phúc Cuộc thi tìm hiểu “Bác Hồ với Vĩnh Phúc và Vĩnh Phúc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.