Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Toán Tiểu học là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 4, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Giảm đi một số lần.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý, cùng Hướng dẫn học tập Mô đun 4, Bài thu hoạch Mô đun 4. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Mẫu kế hoạch bài dạy Module 4 môn Toán Tiểu học
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN
GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện giảm một số đi một số lần.
- Biết phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
4. Phát triển các năng lực toán học:
– Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm
– Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học : phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể.
- Năng lực giao tiếp toán học: Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán về giảm đi 1 số lần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bông hoa, phiếu HT, bảng phụ
- HS: Bảng con, bộ đồ dùng toán 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC | PHƯƠNG PHÁP,CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ |
1. Hoạt động khởi động: – GV kết hợp BHT tổ chức trò chơi “Truyền điện” (về các bảng chia đã học) – GV nhận xét – Kết nối bài học |
– HS tham gia chơi – HS lắng nghe |
-Trực quan – Nêu và giải quyết vấn đề |
– PP: Trò chơi. – CC: Câu hỏi. |
2. Hoạt động khám phá: 2.1 Hướng dẫn học sinh cách giảm một số đi nhiều lần. – GV giới thiệu 2 hàng các bông hoa, hướng dẫn HS sắp xếp các bông hoa như hình vẽ rồi hỏi: + Số bông hoa ở hàng trên? + Số bông hoa ở hàng dưới so với hàng trên ? – GV ghi bảng: + Hàng trên: 6 bông hoa + Hàng dưới: 6: 3= 2 (bông hoa) *GVKL: Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì được số bông hoa ở hàng dưới. 2.2 Thực hành trên đoạn thẳng: + Độ dài đoạn thẳng AB? + Đoạn thẳng CD so với đoạn thẳng AB? – GV ghi bảng như SGK: + Độ dài đoạn thẳng AB: 8cm + Độ dài đoạn thẳng CD: 8: 4 = 2 (cm) + Muốn giảm 8 cm đi 4 lần ta làm thế nào? + Muốn giảm một số đi 4 lần ta làm thế nào? + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào? *GVKL: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần |
– HS sắp xếp các và bông hoa trả lời: – 6 bông hoa – Số bông hoa ở hàng trên giảm 3 lần thì có số bông hoa ở hàng dưới – HS lắng nghe – HS nhắc lại – 8 cm – Đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được đoạn thẳng CD. +Ta chia 8 cm cho 4 +Ta chia lấy số đó chia cho 4 + Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần – HS nhắc lại |
– Hợp tác -Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Quan sát CC: Bảng kiểm |
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1 – Gọi HS đọc yêu cầu. – Cho HS nêu cách làm – HS thảo luận nhóm 4 và chia sẻ kết quả trước lớp. – GV nhận xét. Bài 2: – Gọi HS đọc yêu cầu. + Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? – Yêu cầu HS làm bài vào vở. – GV nhận xét Bài 3: – Gọi HS đọc yêu cầu. – Cho HS làm bài vào vở nháp, chia sẻ kết quả trước lớp. – Hỏi cách làm ý a) + Trước khi vẽ đoạn thẳng CD, em đã làm gì? + Để tính độ dài đoạn thẳng CD, em làm thế nào? – Hỏi tương tự với ý b) + Vì sao lại lấy 8 – 4? *GVlưu ýHS phân biệt giữa giảm đi số lần và giảm đi 1 số đơn vị: Giảm đi 1 số lần là lấy số đó chia cho số lần, còn giảm đi 1 số đơn vị là lấy số đó trừ đi 1 số đơn vị đó. |
– HS nêu yêu cầu bài tập – HS nêu cách làm – HS thảo luận nhóm 4 để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp – HS nhận xét – HS nêu yêu cầu bài tập – HS phân tích bài toán. – HS làm bài vào vở, đổi kiểm tra chéo. – Chia sẻ kết quả trước lớp. Bài giải Thời gian làm công việc đó bằng máy là: 30: 5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. – HS nhận xét – HS nêu yêu cầu bài tập – HS thực hành làm bài – Chia sẻ kết quả trước lớp (giải thích cách làm) + Tính độ dài của đoạn thẳng CD + Lấy 8: 4 = 2 (cm) + Lấy 8 – 4 = 4 (cm) + Vì giảm đi 4 cm chứ không phải 4 lần. – Lắng nghe |
– Thực hành -Hợp tác nhóm – Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Vấn đáp, gợi mở CC: câu hỏi, sản phẩm học tập |
4. Hoạt động vận dụng, kiến thức, kỹ năng và thực tiễn: – Yêu cầu HS đếm số bàn trong lớp và giảm đi 3 bàn, 7 bàn. – Nhận xét giờ học. |
– HS thực hiện vào bảng con. |
– Nêu và giải quyết vấn đề |
PP: Quan sát CC:Rubrics |
IV. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ:
1. Bảng kiểm
Hoạt động rút ra bài học
PC/NL | Chỉ báo / Biểu hiện | Có | Không |
Chăm chỉ | Thao tác trên bảng con đúng theo phép tính từ SGK | ||
Trách nhiệm | Biết tự làm bài của mình, nhắc nhở các bạn kĩ năng tính toán. | ||
Tư duy, lập luận toán học | phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần qua các ví dụ cụ thể. | ||
GQVĐ toán học | vận dụng kiến thức vào giải các bài toán về giảm đi 1 số lần. | ||
NL giao tiếp toán học | Nói cho bạn biết về các ví dụ các bài toán thực tiễn có vận dụng về giảm đi 1 số lần |
2. Thang đo:
(Hoạt động thực hành, luyện tập)
Tiêu chí | Thang đo |
Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào ? Gợi ý muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần |
M1 |
Nêu được tình huống bài toán thực tiễn đơn giản : Mẹ có 40 quả bưởi, sau khi đem bán thì số bưởi giảm đi 5 lần. hỏi mẹ còn lại bao nhiêu quả bưởi? Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) |
M2 |
Chuyển thành câu chuyện kể. Ví dụ: Nhà Nga vừa thu hoạch bưởi. Sau khi thu hoạch xong được 40 quả bưởi. Mẹ Nga đem bàn thì số quả bưởi giảm đi 5 lần. Hỏi mẹ Nga còn lại bao nhiêu quả bưởi? Giải quyết bài toán: 40: 5 = 8 (quả bưởi) |
M3 |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 4 môn Toán Tiểu học Giáo án minh họa môn Toán Module 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.