Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Toán 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Toán 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 1 Vì sự bình đẳng của mình.

Giáo án Toán 1 cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Mĩ thuật, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Toán 1 Vì sự bình đẳng:

Giáo án môn Toán 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Tiết 1: VỊ TRÍ QUANH TA

I. MỤC TIÊU

  • Bước đầu nhận biết được vị trí tương đối giữa hai vật: Trên – dưới; Bên phải bên trái; Phía trước – phía sau. Ở giữa.
  • HS có ý thức trong giờ học.

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

  • Video bài hát: Cả tuần đều ngoan của nhạc sĩ Phạm Tuyên; SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
  • Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động

– GV mở video bài hát: Cả tuần đều ngoan.

– GV nêu yêu cầu của tiết học

2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hành.

2.1 Nhận biết quan hệ trên –dưới.

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

2.2 Nhận biết quan hệ bên phải – bên trái.

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

– GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải – bên trái.

2.3 Nhận biết quan hệ trước – sau, ở giữa

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

– GV nêu yêu cầu HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước – sau, ở giữa

3. Hoạt động mở rộng

– GV tổng kết nội dung bài học.

– Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, HS hát

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

Lọ hoa ở trên mặt bàn, con mèo ở dưới gầm bàn. Máy bay bay bên trên, em bé đứng dưới đất.

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

Cửa ra vào ở bên phải cô giáo. Bàn GV ở bên trái cô giáo. Dãy đèn cao áp ở bên phải ô tô đang chạy. Bên trái ô tô là dãy nhà cao tầng.

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ bên phải – bên trái.

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

+ Phía trước ba bạn đứng xếp hàng mua kem là chú bán kem; Bạn Hùng đứng trước em Hoa đang cầm thú bông; Chị Mai đứng sau em Hoa; em Hoa đứng giữa bạn Hùng và chị Mai.

+ Ô tô màu đỏ ở trước ô tô màu vàng, ô tô màu tím ở sau ô tô màu vàng và ô tô màu vàng ở giữa hai ô tô màu đỏ và màu tím.

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS tìm ví dụ tương tự về quan hệ trước – sau, ở giữa.

– HS lấy ví dụ về các vị trí tương đối giữa các đồ vật mà các em vừa học.

– HS nhận xét, tuyên dương.

Tiết 2: NHẬN BIẾT CÁC HÌNH

I. MỤC TIÊU

  • Bước đầu nhận dạng được biểu tượng của 6 hình cơ bản: hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, khối hộp chữ nhật và khối lập phương, nói đúng tên hình.
  • Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
  • HS có ý thức trong giờ học
Tham khảo thêm:   Nghị định 08/2019/NĐ-CP Chế độ với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

  • Video bài hát: Ông trăng tròn; SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.
  • Hình ảnh các bức tranh trong SGK Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động

– GV mở video bài hát: Ông trăng tròn

2. Hoạt động hình thành kiến thức, thực hành.

2.1 Nhận biết biểu tượng hình vuông

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

– GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình vuông

2.2 Nhận biết biểu tượng hình chữ nhật.

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

– GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình chữ nhật.

2.3 Nhận biết biểu tượng hình tam giác.

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.

2.4 Nhận biết biểu tượng hình tròn.

– GV nêu yêu cầu HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

– GV nêu yêu cầu HS tô màu trong vở bài tập Toán.

– GV cho HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.

2.4 Nhận biết biểu tượng khối hộp chữ nhật.

* Thực hiện tương tự như nhận biết hình chữ nhật.

2.4 Nhận biết biểu tượng khối lập phương.

* Thực hiện tương tự như nhận biết khối hộp chữ nhật.

3. Hoạt động mở rộng

– GV tổng kết nội dung bài học.

– Lớp phó văn nghệ bắt nhịp, HS hát

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét: Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình vuông;viên gạch lát nền có dạng hình vuông, khăn tay cũng có dạng hình vuông.

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS tìm thêm những vật có dạng hình vuông.

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình chữ nhật, cuốn SGK

Toán 1 có dạng hình chữ nhật, bảng con có dạng hình chữ nhật cửa đi cũng có dạng hình chữ nhật.

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS tìm thêm những vật có dạng hình chữ nhật.

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

Hình thứ nhất và hình thứ hai trong tranh là các hình tam giác. Lá cờ có dạng hình tam giác, ê ke có dạng hình tam giác, miếng bánh cũng có dạng hình tam giác.

– HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.

– HS quan sát SGK và nêu nhận xét:

Hình thứ nhất trong tranh là hình tròn. Mặt đồng hồ có dạng hình tròn, biển báo

giao thông có dạng hình tròn và cái đĩa cũng có dạng hình tròn

– HS tô màu theo hướng dẫn trong Vở bài tập Toán.

– HS tìm thêm những vật có dạng hình tam giác.

– HS thực hiện tương tự như nhận biết hình chữ nhật.

– HS thực hiện tương tự như nhận biết khối hộp chữ nhật.

– HS lấy ví dụ về nhận biết các hình mà các em vừa học.

Tiết 3: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

  • Nhận biết được hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, khối hộp chữ nhật và khối lập phương. Nhận biết được hình dạng của một số đồ vật trong đời sống.
  • HS có ý thức trong giờ học.

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN

  • SGK Toán 1; Vở bài tập Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.HĐ Khởi động

– Trò chơi “Truyền điện”:

2. Hoạt động thực hành.

* Nhận dạng các hình hình học

Bài 1. Trong các hình dưới đây:

– GV nêu yêu cầu của bài tập.

– GV biểu dương HS có câu trả lời

đúng.

Bài 2. Trong hình dưới đây:

– GV nêu yêu cầu của bài tập.

– GV quan sát, giúp đỡ HS có khó khăn trong học tập.

Bài 3. Mỗi đồ vật dưới đây cùng dạng với hình nào? Hãy gọi tên hình đó?

– GV lần lượt cho HS nêu mỗi đồ vật cùng dạng với hình gì.

3. Hoạt động mở rộng

– Trò chơi “Ai nhanh hơn”:

– Kể tên 3 đồ vật có dạng hình vuông;

– Kể tên 3 đồ vật có dạng hình tròn;

– Kể tên 3 đồ vật có dạng hình tam giác.

– GV tổng kết nội dung bài học.

– GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn cách chơi

– HS quan sát trong lớp những vật có dạng hình chữ nhật.

Một HS nêu một vật trong lớp có dạng hình chữ nhật rồi chỉ định bạn thứ hai nêu tiếp, bạn thứ hai lại chỉ định bạn thứ ba nêu tiếp,…

– HS quan sát SGK và làm miệng.

– HS nhận xét.

– GV nêu yêu cầu của bài tập.

– HS làm bài vào vở bài tập Toán( cả lớp)

– HS lần lượt cho HS nêu mỗi đồ vật cùng dạng với hình gì.

– HS nhận xét, tuyên dương.

– GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn cách chơi.

– HS thực hiện chơi

Tham khảo thêm:   Toán 8 Bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số Giải Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 63, 64, 65, 66

Bài 4: Các số 1, 2, 3

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

  • Nhận dạng, đọc, viết được các số 1, 2, 3.
  • Đếm được các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
  • Bước đầu vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

1. Chuẩn bị của học sinh

  • SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.

2. Chuẩn bị của giáo viên

  • SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
  • Máy chiếu hặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

HĐ 1. Khởi động (1-3’)

– GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể bài “Một con vịt”.

HĐ 2. Hình thành biểu tượng các số 1, 2, 3 ( 8-10’)

* Bước 1:

– GV hướng dẫn HS quan sát các nhóm chỉ có một đồ vật ở bức tranh trong SGK (hoặc máy chiếu) và yêu cầu HS nêu số lượng.

– GV chỉ vào từng đồ vật vẽ ở bức tranh và đọc: “một cái ba lô, một cái thước kẻ, một cái hộp bút, một chấm tròn, một khối lập phương”. Ta viết, đọc là “một” (viết lên bảng lớp).

* Bước 2

– GV hướng dẫn HS quan sát số 1 in, số 1 viết thường và yêu cầu HS chỉ vào từng số và đều đọc là “một

Hình thành biểu tượng số 2, số 3 làm tương tự đối với số 1.

HĐ 3. Đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1 (5’)

– GV yêu cầu HS nhìn SGK hoặc hướng lên bảng lớp quan sát tranh vẽ các khối lập phương như trong SGK đã được phóng to trên máy chiếu.

– GV chỉ vào hình vẽ các cột khối lập phương để đếm từ 1 đến 3 (một, hai, ba) rồi đếm từ 3 đến 1 (ba, hai, một), Sau đó cho HS nhắc lại như vậy với hình vẽ trong SGK.

HĐ 4. Thực hành – luyện tập (12 – 14’)

Bài 1. Viết số:

– GV hướng dẫn HS viết theo mẫu lần lượt số 1, số 2, số 3.

Bài 2. Số?

– GV hướng dẫn HS nêu yêu cầu của BT (nhìn tranh, tìm số thích hợp thay cho dấu ? theo mẫu) rồi làm bài vào VBT Toán.

– GV chữa bài, nhận xét.

– GV cần tập cho HS nhận ra ngay số lượng đối tượng trong mỗi tranh vẽ.

Bài 3. Số?

– GV tập cho HS biết đếm theo thứ tự 1, 2, 3 và đếm ngược lại 3, 2, 1 để từ đó tìm số thay cho dấu ? phù hợp với thứ tự 1, 2, 3 và ngược lại 3, 2, 1.

HĐ 5. Vận dụng ( 3 -5’)

Bài 4. Số?

– Dạng bài tập này thường được sử dụng trong các bài học về số trong phạm vi 10, vì vậy trước hết cần hướng dẫn HS nắm được yêu cầu cầu của bài và cách làm bài.

– GV tập cho HS biết quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng (1, 2, 3) những đối tượng dùng loại theo yêu cầu của bài (khối ru-bic, quả bóng, ô tô thay cho dấu?)

HĐ 6. CỦNG CỐ (2 -3’)

– GV cho HS nhắc lại các số 1, 2, 3 đã học

– GV yêu cầu HS tìm những đồ vật ở lớp (bảng lớp, cửa ra vào, cửa sổ, khẩu hiệu,…), dụng cụ cá nhân (cặp sách, bút, vở,…) có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).

– HS hát múa bài “Một con vịt”.

– HS nêu:

+ Có một cái ba lô.

+ Có một cái thước kẻ.

+ Có một cái hộp bút.

+ Có một chấm tròn.

+ Có một khối lập phương.

– HS lắng nghe.

– HS đọc số.

– HS quan sát.

– HS đếm từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1 theo hướng dẫn của GV.

– Cả lớp viết theo hướng dẫn của GV vào VBT Toán.

– HS nêu yêu cầu và làm bài vào VBT Toán.

– HS chữa bài.

– HS làm bài vào VBT.

– HS lắng nghe hướng dẫn của GV và hoàn thành bài vào VBT.

– HS nhắc lại các số 1, 2, 3.

– HS tìm các đồ vật có số lượng là 1.

Tham khảo thêm:   Mẫu báo cáo đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh Mẫu đăng ký chỉ tiêu tuyên sinh mới nhất

Bài 5 : Luyện tập

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS:

  • Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
  • Đếm thành thạo các số từ 1 đến 3 và từ 3 đến 1.
  • Vận dụng được các số 1, 2, 3 vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

1. Chuẩn bị của học sinh

  • SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
  • Bộ ĐDHT cá nhân.

2. Chuẩn bị của giáo viên

  • SGK Toán 1/1; VBT Toán 1/1.
  • Máy chiếu hoặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.
  • Bộ ĐDHT cá nhân.
  • Các tấm bìa có hình con vật, hoa, quả,… và bìa ghi các số 1, 2, 3.
  • Máy chiếu hoặc tranh vẽ phóng to nội dung bài học trong SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

HĐ 1. Khởi động ( 2 – 3’)

– GV tổ chức hoạt động trò chơi “Kết bạn/Kết hai, kết ba” một cách sinh động, linh hoạt tùy thuộc tình hình của lớp.

– HS chơi trò chơi, tự chọn bạn để kết thành nhóm đôi, nhóm ba theo hiệu lệnh của GV.

HĐ 2. Luyện tập, củng cố kiến thức về các số 1, 2, 3 đã học (14-15’)

Bài 1. Số?

– GV tập cho HS đọc thầm nội dung BT rồi nêu yêu cầu của BT này (nhận biết số lượng rồi tìm số thích hợp điền vào ô trống). Đây là tiết 5 (tuần 2 của năm học) nên GV hướng dẫn cụ thể, từng bước để HS hiểu được yêu cầu của BT này.

– GV cho HS làm việc cá nhân, sau đó từng cặp đôi HS kiểm tra kết quả của nhau. Có thể hướng dẫn HS đọc kết quả theo hàng, chẳng hạn: hàng trên cùng đọc là: có ba chấm tròn, số 3 thích hợp; có 1 cái thìa, số 1 thích hợp; có hai khối lập phương, số 2 thích hợp (hoặc chỉ cần đọc một, hai, ba)

– GV chữa bài.

Bài 2. Viết số

– GV hướng dẫn HS viết số 1, 2, 3 theo thứ tự trong VBT Toán. GV uốn nắn những trường hợp viết sai, chưa chuẩn.

– GV chữa bài.

Bài 3. Khoanh vào số thích hợp (theo mẫu)

– Tương tự BT 1 nhưng nhắc HS thay lệnh “Tìm số thích hợp cho dấu ? bằng lệnh “Chọn số thích hợp” theo mẫu.

– Có thể yêu cầu HS đọc các số 1, 2, 3 hoặc 3, 2, 1 ở dưới mỗi hình trước khi chọn số thích hợp.

– GV chữa bài.

Bài 4. Số?

– GV hướng dẫn HS tương tự BT 1 nhưng đối tượng là các hình tam giác, khối lập phương, hình chữ nhật, khối hộp chữ nhật. GV có thể kiểm tra bằng cách cho HS trả lời miệng sau khi đã làm xong.

– HS đọc thầm nội dung bài tập rồi lắng nghe GV hướng dẫn từng bước để làm BT.

– HS làm bài vào VBT.

– HS chữa bài.

– HS viết số vào VBT Toán.

– HS chữa bài.

– HS làm BT 3 vào VBT Toán.

– HS chữa bài.

– HS làm BT 4 vào VBT Toán.

– HS chữa bài.

HĐ 3. Vận dụng (4-5’)

Bài 5. Số?

– GV hướng dẫn HS biết quan sát bức tranh tổng thể để tìm ra được số lượng (1, 2, 3) những đối tượng cùng loại theo yêu cầu của BT (bánh xe đạp, người và bông hoa) và tìm được số thích hợp điền vào ô trống.

– GV chữa bài.

– HS làm BT 5 vào VBT Toán.

HĐ 4. Củng cố ( 4- 5’)

– GV tổ chức trò chơi: Trò chơi nhận biết số lượng.

– GV giơ tờ bìa có vẽ một (hoặc hai, ba) đối tượng nào đó (con mèo, quả na,…), HS thi nhau giơ các tờ bìa có số tương ứng (1 hoặc 2, 3)

– HS tham gia trò chơi để củng cố bài học

HĐ 5. CỦNG CỐ (2-3’)

– GV cho HS nhắc lại các số 1, 2, 3 đã học

– GV yêu cầu HS tìm những đồ vật ở lớp (bảng lớp, cửa ra vào, cửa sổ, khẩu hiệu,…), dụng cụ cá nhân (cặp sách, bút, vở,…) có số lượng tương ứng là 1, 2, 3 (có thể trả lời bằng miệng).

– HS nhắc lại các số 1, 2, 3.

– HS tìm các đồ vật có số lượng là 1.

…..

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Toán 1!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *