Bạn đang xem bài viết ✅ Công nghệ 9 Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài Giải Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 9 Cánh diều trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Công nghệ 9 Trải nghiệm nghề nghiệp – Mô đun Trồng cây ăn quả. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Công nghệ 9 Cánh diều Bài 5 – Khám phá

Khám phá trang 22

Hãy phân tích đặc điểm thực vật học của cây xoài.

Trả lời:

Đặc điểm thực vật học của cây xoài:

– Rễ:

  • Rễ cọc phát triển mạnh và có thể ăn sâu xuống đất tới 6 -8 m.
  • Nhiều rễ nhánh phát triển tập trung ở tầng đất 0 – 50 cm.

– Thân và cành:

  • Cây thân gỗ.
  • Xoài trưởng thành thông thường có chiều cao khoảng 5 – 10 m.
  • Cây có nhiều cành, mỗi năm ra 3 – 4 đợt lộc.

– Lá:

  • Tán cây có hình bầu dục hoặc bán cầu.
  • Lá đơn và sắp xếp theo hình xoắn ốc. Hình dạng của lá thay đổi tùy thuộc vào giống, có thể là hình mũi mác, thuôn dài hoặc hình trứng,… Lá non mới ra có màu đồng đỏ, chuyên dần sang màu xanh sáng và màu xanh đậm khi lá trưởng thành

– Hoa:

  • Cây xoài có thể ra hoa đực, hoa cái hoặc lưỡng tính, có màu vàng nhạt.
  • Cành hoa phân nhánh nhiều, mọc ra từ đỉnh sinh trưởng, có thể dài 20 – 30 cm; mỗi chùm có khoảng 200 – 400 hoa. Hoa chủ yếu được thụ phấn nhờ côn trùng và gió.
Tham khảo thêm:   Công văn 56/2013/TCHQ-TXNK Vướng mắc thuế bảo vệ môi trường

– Quả:

  • Khi chín, vỏ quả xoài thường có màu vàng hoặc tím vàng, thịt quả thường có màu vàng đậm, mềm, ít xơ; khối lượng quả đạt 100 – 1 500 g tuỳ loại.
  • Hạt xoài thường lớn: vỏ hạt có lớp lông xơ dày, bên trong là nhân hạt.
  • Một số giống xoài có hạt lép, làm tăng tỉ lệ phần ăn được.

Khám phá trang 23

Hãy phân tích các yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xoài.

Trả lời:

Các yêu cầu ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây xoài:

– Nhiệt độ:

  • Vùng có nhiệt độ trung bình năm khoảng 24 – 26 °C.
  • Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất không dưới 15 °C.

– Ánh sáng:

  • Ưa ánh sáng mạnh, cây có năng suất quả cao ở vùng có bức xạ mặt trời lớn.
  • Nếu bị che nắng hoặc trồng quá dày, cành cây sẽ yếu, cây ra hoa ít và đậu quả kém.

– Độ ẩm:

  • Lượng mưa trung bình khoảng 500 – 1 500 mm/năm
  • Độ ẩm đất 50 – 60 % thuận lợi cho cây phân hóa mầm hoa, 70 – 80% thuận lợi cho ra hoa và quả phát triển.

– Đất:

  • Độ pH khoảng 5,5 – 7.0
  • Hàm lượng chất hữu cơ 2 – 3%.

Khám phá trang 24

Nêu tên các bước của quy trình trồng và chăm sóc cây xoài.

Trả lời:

Các bước của quy trình trồng và chăm sóc cây xoài:

  • Bước 1: Lựa chọn thời vụ trồng cây.
  • Bước 2: Xác định mật độ trồng cây.
  • Bước 3: Chuẩn bị hố trồng cây.
  • Bước 4: Trồng cây.
  • Bước 5: Bón phân.

Khám phá trang 26

Vì sao cần cắt tỉa cành và tạo tán cho cây xoài?

Trả lời:

Cần cắt tỉa cành và tạo tán cho cây xoài vì:

Tỉa cành và tạo tán làm cho cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi cành mới, giảm sâu, bệnh.

Giải Công nghệ 9 Cánh diều Bài 5 – Luyện tập

Luyện tập trang 22

Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa lá xoài non và lá xoài trưởng thành.

Trả lời:

So sánh sự giống và khác nhau giữa lá xoài non và lá xoài trưởng thành:

So sánh

Lá xoài non

Lá xoài trưởng thành

Giống nhau

Lá xoài khi còn non và trưởng thành hầu như giữ nguyên hình dáng, lá mảnh, mềm.

Khác nhau

– Lá xoài non và có hình dạng mảnh.

– Lá non có màu đồng đỏ.

– Lá trưởng thành thường lớn hơn và có hình dạng mặt lá tròn hoặc hình bầu dục.

– Lá chuyển dần sang màu xanh sáng và màu xanh đậm.

Tham khảo thêm:   Nghị định 39/2018/NĐ-CP Miễn nhiều phí, lệ phí đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Luyện tập 1 trang 23

Vì sao cây xoài trồng ở vùng miền Bắc Việt Nam thường có tỉ lệ đậu quả và năng xuất thấp hơn trồng ở miền nam?

Trả lời:

Cây xoài trồng ở vùng miền bắc Việt Nam thường có tỉ lệ đậu quả và năng xuất thấp hơn trồng ở miền nam vì:

– Khí hậu: Miền Bắc khí hậu lạnh hơn, khi nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến quá trình ra hoa và phôi thai của cây xoài, giảm khả năng thụ phấn và phát triển của hoa, dẫn đến tỉ lệ đậu quả thấp.

– Thời gian phát triển: Khí hậu lạnh hơn nên mất nhiều thời gian hơn để phát triển và đạt đến giai đoạn sinh sản so với cây ở miền Nam. Điều này có thể dẫn đến việc giảm tỉ lệ đậu quả và năng suất.

– Độ dài ngày: mùa đông kéo dài dẫn đến giảm độ dài ngày ánh sáng cần thiết cho quá trình sinh sản và phát triển của cây xoài. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc ra hoa, thụ phấn và phôi thai của cây, làm giảm năng suất.

Luyện tập 2 trang 23

Cây xoài có thể trồng được ở các loại đất có đặc điểm như thế nào ?

Trả lời:

Cây xoài có thể trồng được ở các loại đất có đặc điểm như:

  • Đất như đất phù sa, đất cát ven biển, đất đồi gò, đất bạc màu….
  • Đất có độ pH khoảng 5,5 – 7.0; hàm lượng chất hữu cơ 2 – 3%; khả năng thoát nước tốt, đất ít sét, không có tầng đá; mạch nước ngầm ở độ sâu 1,0 – 2,5 m.

Luyện tập 1 trang 24

Vì sao cần chia phân bón thành nhiều lần để bón cho cây xoài?

Trả lời:

Cần chia phân bón thành nhiều lần để bón cho cây xoài vì:

– Giúp cây xoài có cơ hội hấp thụ dần các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn, tránh tình trạng đầy đặn và mất chất.

– Bón quá nhiều một lần có thể gây ra nguy cơ phản ứng phụ, như làm chết các cành non, gây cháy rễ hoặc gây nhiễm mặn đất.

– Giúp cây xoài duy trì mức độ dinh dưỡng ổn định trong thời gian dài, từ đó tăng cường sự phát triển và sản xuất quả.

Luyện tập 2 trang 24

Vì sao nên bón phân cho cây xoài theo mép tán cây Hình 5.5?

Hình 5.5

Trả lời:

Nên bón phân cho cây xoài theo mép tán cây Hình 5.5 vì:

Cây xoài có nhiều rễ nhánh, rễ mới tập trung ở mép tán cây nên bón phân ở vị trí này sẽ giúp cây hấp thu dinh dưỡng thuận lợi.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn cảm nhận về văn bản Chó sói và cừu non (6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

Luyện tập trang 25

Nêu cách tưới nước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây xoài.

Trả lời:

Cách tưới nước phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây xoài như sau:

– Duy trì tưới nước với lượng 10 – 20 lít/cây, 2 lần trong một tuần tới khi cây 3 năm tuổi.

– Trước khi ra hoa 2 – 3 tháng, nên không tưới nước để đất có độ âm thấp, nhằm hạn chế cành bật lộc non và thuận lợi cho cây phân hoá mầm hoa.

– Ở giai đoạn cây bắt đầu nhú mầm hoa đến khi thu hoạch cần duy trì độ ẩm đất khoảng 65 – 80%. Tuy theo độ ẩm đất, có thể từ 2 – 3 ngày tưới một lần với lượng khoảng 30 – 50 lít/cây. Nên áp dụng phương pháp tưới phun mưa hoặc nhỏ giọt để tiết kiệm nước và công lao động.

– Do có khả năng chịu hạn tốt nên ở giai đoạn không mang hoa và quả, cây xoài hầu như không cần tưới nước.

Luyện tập trang 27

Nêu cách tỉa cành, tạo tán và điều khiển ra hoa, đậu quả để cây ăn quả cho năng suất thu hoạch và chất lượng cao.

Trả lời:

Cách tỉa cành,tạo tán và điều khiển ra hoa, đậu quả để cây ăn quả cho năng suất thu hoạch và chất lượng cao là:

– Trên thân chính ở vị trí khoảng 0.7 m cần cắt bỏ ngọn để cây ra nhiều lộc, sau đó chọn để lại 3 cành cấp 1, hướng đều về các phía. Sau khi cành cấp 1 ra hai đợt lộc và khi lá đã có màu xanh đậm, cần tiến hành bấm ngọn để lại 30 – 40 cm để ra cành cấp. Làm tương tự với cành cấp 2 và 3. Khống chế chiều cao cây khoảng 3 – 4 m để thuận lợi cho việc chăm sóc.

– Từ năm thứ ba, cây đã có quả, cắt tỉa cành mọc thẳng đứng, cành trong tán, cành mọc chúc xuống đất, cành bị sâu, bệnh, cành bắt chéo, cành che lấp hoặc mọc dày đề trong tán thông thoáng, hạn chế sâu, bệnh.

– Có thể tạo hình tán bằng cách vin cành, nên vin cành cấp 1 đề tạo thành góc 45° – 60° so với thân chính.

– Khi cây ra hoa, tia bỏ những chùm hoa nhỏ, nhiều chùm gần nhau. Khi quả có đường kính 3 – 5 cm, nên tỉa bỏ bớt ở chùm quá nhiều quả, dị hình. Mỗi chùm chỉ nên để l – 3 quả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công nghệ 9 Bài 5: Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài Giải Công nghệ 9 Trồng cây ăn quả Cánh diều trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *