Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử – Địa lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16, 17.

Qua đó, các em mô tả được một số nét văn hóa của địa phương, kể câu chuyện về các danh nhân ở địa phương mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 3 Chủ đề 1: Địa phương em (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Khám phá Lịch sử – Địa lí 4 KNTT Bài 3

1. Văn hoá truyền thống

Đọc thông tin và dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương, hãy thực hiện nhiệm vụ:

  • Kể tên một số phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội và món ăn ở địa phương em.
  • Giới thiệu với bạn về một loại trang phục hoặc một món ăn/một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em.

Lời giải:

* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:

– Ẩm thực:

  • Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.
  • Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,…

– Nhà ở:

  • Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng….
  • Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
Tham khảo thêm:   Nghị định 148/2020/NĐ-CP Sửa đổi một số Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai

– Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),…

* Yêu cầu số 2: Giới thiệu lễ hội chùa Hương

  • Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
  • Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.
  • Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,… Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,…
  • Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

2. Tìm hiểu và kể chuyện về danh nhân

Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương (theo gợi ý dưới đây):

  • Tên danh nhân.
  • Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào? Kể vắn tắt nội dung câu chuyện.
  • Em học được điều gì từ danh nhân đó?

Lời giải:

(*) Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền

– Tên danh nhân: Ngô Quyền

– Câu chuyện:

+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), cha là Ngô Mân – một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).

+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

– Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

>> Tham khảo: Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương em

Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử – Địa lí 4 Bài 3 trang 17

Câu 1

Lập và hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) về một số nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của địa phương em.

Tham khảo thêm:   Nghị định 56/2017/NĐ-CP - Quy định chi tiết Luật trẻ em Quy định trường hợp trẻ em bị xâm hại tình dục
STT Lĩnh vực Tên gọi Mô tả
1 Lễ hội
2 Món ăn
3 Phong tục, tập quán
?

Trả lời:

STT Lĩnh vực Tên gọi Mô tả

1

Lễ hội

Lễ hội cồng chiêng

Các nghệ nhân mặc trang phục truyền thống cầm 1 chiếc cồng, chiêng đánh theo nhịp điệu.

2

Món ăn

Thịt trâu gác bếp

Món thịt trâu được chế biến sạch sẽ, tẩm ướp gia vị và treo lên gác bếp đến khi khô lại.

3

Phong tục, tập quán

Phong tục ăn trầu của người lớn tuổi

Dùng miếng vôi quét lên lá cau và nhai đến khi nào ra màu đỏ

4

Trang phục

Váy Mường

Chiếc khăn trắng thắt trên đầu, (áo ngắn) có độ dài vừa chấm eo lưng; Áo chùng, tương tự như áo ngắn nhưng được kéo dài xuống ngang đầu gối, phía dưới hơi xoè rộng, hai vạt áo buông tự do, tạo cảm giác mềm mại (ngày nay thường chỉ thấy trong các lễ hội); Yếm; Váy, gồm hai phần chính là cạp váy và chân váy, cạp váy có màu sắc rực rỡ, được dệt rất công phu và là bộ phận nổi bật trên trang phục; Bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức

Câu 2

Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em.

Trả lời:

Mỗi vùng đất đều có một phong tục tập quán riêng. Và các lễ hội cũng vậy, không vùng nào giống vùng nào. Như thế mới tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng đó. Tháng Giêng năm ngoái em có dịp được đi Hải Phòng và xem lễ hội Chọi trâu. Đây là lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh chọi trâu đầy ấn tượng như thế này. Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở quê em không có lễ hội này. Ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân.Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại. Hai con trâu chọi có màu đen thẫm, làn da bóng nhẫy nhìn rất khỏe khoắn và đầy sức mạnh. Hai đôi mắt long lanh của hai chú trâu cứ nhìn chằm chằm vào nhau.Hai con trâu bắt đầu tiến gần lại với nhau, chân đạp đạp xuống đất và mũi không ngừng thở. Sừng trâu cong vút lên, khỏe mạnh và hình như chúng đang chuẩn bị tâm thế để bước vào cuộc chiến gay go, ác liệt nhất. Hai chú trâu cứ thế lao vào nhau, sừng cọ nhau, húc nhau và xô đẩy nhau không phân thắng bại.Xung quanh tiếng hò hét của những người dân khiến cho không khí của lễ hội chọi trâu trở nên náo nhiệt và vui vẻ hơn bao giờ hết. Hai chú trâu đang hì hục chiến đấu ở trên sân nền cỏ, chân của chúng làm cho những đám bỏ bị bật gốc trơ trọi ở trên mặt đất. Thi thoảng chú trâu kia húc mạnh chú trâu này khiến cho chân của trâu bị lún xuống một hố nông nhưng cũng đủ khiến cho người xem cảm thấy trận chiến đang diễn ra ác liệt. Chú trâu làng bên vì có sức khỏe dai và mạnh hơn nên đã húc chú trâu làng bạn một cái. Nhưng may sao chú trâu kia có sức kháng cự nên bật lại. Cả hai chú vẫn đang khiến người xem thót tim không biết bao nhiêu lần. Nhưng cuối cùng chú trâu to con hơn của làng bên đã làm ngã khuỵu chú trâu còn lại và kết quả lễ hội chọi trâu đã được công bố. Em rất ấn tượng với lễ hội này ở Hải Phòng.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 5/2011/QĐ-TTG Phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020

>> Tham khảo: Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em

Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử – Địa lí 4 Bài 3 trang 17

Lập kế hoạch cho buổi tham quan về một di tích lịch sử- văn hóa của địa phương em ( theo gợi ý dưới đây):

  • Tên di tích
  • Mục đích tham quan
  • Thời gian dự kiến
  • Chuẩn bị
  • Các bước thực hiện

Tham khảo:

  • Tên di tích: Đền chúa Thác bờ
  • Mục đích tham quan: Tìm hiểu về lễ hội ở đền và con người ở khu Đền chúa Thác bờ
  • Thời gian dự kiến: 1/2- 2/2
  • Chuẩn bị: Chuẩn bị quần áo ấm, tiền lẻ, vàng mã, mâm cúng, nhang…
  • Các bước thực hiện: Di chuyển từ điểm tập chung đến bến đò mua vé và đi vào từng hang động, đền chúa để thăm quan di tích.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *