Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Toán 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 2 CTST của mình.

Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo.

Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

* Kiến thức, kĩ năng:

  • Đọc số, viết số.
  • So sánh các số, thứ tự số.
  • Đếm thêm 1, 2, 5, 10.
  • Cấu tạo thập phân của số.

* Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học.
  • Phẩm chất: trách nhiệm
  • Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

1. Chuẩn bị:

  • GV: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học.
  • HS: 1 thanh chục và 8 khối lập phương.

2. Các hoạt động dạy học:

TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh.

5’

A.KHỞI ĐỘNG:

– Hát bài hát

– Ổn định

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biết: bảng gồm 10 hàng và 10 cột.

7’

Hoạt động 1. Đọc số

-HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận.

-GV cho HS đọc nối tiếp, môi em đọc một hàng số (10 số).

– Đọc các số từ 1 đến 100.

– Đọc các số từ 100 đến 1.

a) HS đọc các số tròn chục: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100.

b) HS đọc các số cách 5 đơn vị: 5,10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90,95,100.

– GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh).

– HS nêu yêu cầu bài tập.

– HS đọc nối tiếp

– HS đọc

– HS đọc

5’

Hoạt động 2:Thứ tự các số trong bảng

– HS (nhóm bốn) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, thảo luận.

– GV lưu ý HS lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.”

a) Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn (tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới).

– GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh hoạ.

b) Các số trong cùng một hàng (không kể số cuối cùng) có số chục giống nhau.

c) Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau.

d) Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngay: số bên phải lớn hơn số bên trái (so sánh số đơn vị).

Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên (so sánh số chục).

– GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét.

– GV nhận xét

– HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS lắng nghe

-HS đọc

– HS đọc

5’

Hoạt động 3. So sánh các số

a) Phân tích mẫu

– HS so sánh 37 và 60 (bảng con).

– GV chọn hai em có hai cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp.

-GV nhận xét.

– HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu.

HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh).

Sửa bài: hai nhóm làm bài , trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu)

79 > 74; 52 > 25 hay 74 < 79; 25 < 52.

– GV chốt: ôn lại các cách so sánh.

• Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số.

• So sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn là số lớn hơn.

• Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn.

• Có thể dựa vào bảng số.

b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Tương tự câu a.

– Từ bé đến lớn: 38, 43, 70; 9, 29, 82, 87.

– HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS so sánh:

3 chục bé hơn 6 chục nên 37 < 60

37< 60 hay 60 >37

6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37

– Cả lớp nhận xét bài làm của bạn rồi tự nhận xét bài làm của mình

– HS đọc

– HS làm bài theo nhóm

– HS trình bày

– HS lắng nghe

8’

Hoạt động 4.Làm theo mẫu

Phân tích mẫu:

GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu:

• Có mấy việc phải làm?

• Đó là những việc gì?

-Yêu cầu HS trình bày những việc phải làm

– GV chốt: có 5 việc, trong sách có 1 việc, các em sẽ làm tiếp 4 việc nữa cho hoàn thiện.

– GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để điền vào sơ đồ trên bảng lớp.

– HS thảo luận nhóm

– HS trình bày

• Viết số.

• Viết số chục – số đơn vị.

• Dùng thanh chục và khối lập phương để thể hiện số.

• Viết số vào sơ đồ tách – gộp số.

• Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị

– HS thực hiện

3’

C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ

– Hãy nêu lại số lớn nhất ( nhỏ nhất) có 1 ( 2 ) chữ số ?

– Nêu lại cách tìm số liền trước (liền sau ) của một số ta ?

– Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.

– HS trả lời, thực hiện

Tham khảo thêm:   Top 20 game có bản nhạc hay nhất

TOÁN

ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

* Kiến thức, kĩ năng:

  • Đọc số, viết số.
  • So sánh các số, thứ tự số.
  • Đếm thêm 1, 2, 5, 10.
  • Cấu tạo thập phân của số.

* Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học.
  • Phẩm chất: trách nhiệm
  • Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. Chuẩn bị:

  • GV: 1 thanh chục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học.
  • HS: 1 thanh chục và 8 khối lập phương.

II. Các hoạt động dạy học:

TL

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

5’

A.KHỞI ĐỘNG:

– Hát bài hát

– Ổn định

B.LUYỆN TẬP:

HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biết: bảng gồm 10 hàng và 10 cột.

7’

Bài 1:

– GV cho HS đọc yêu cầu

– HS thảo luận (nhóm bốn) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10.

– GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số), GV khuyến khích HS nói cách làm.

Cả lớp nhận xét.

– GV chốt

– Mở rộng: Để đếm nhanh, trong một số trường hợp nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ.

• Thêm 1 : số lượng ít.

• Thêm 2: số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”.

Ví dụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, .. .)•

• Thêm 5: Khi có các nhóm 5.

Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh,…

• Thêm 10: Những thứ để thành từng chục.

Ví dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái, …

– HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm bốn

-HS chia sẻ trước lớp

• Thêm 1:21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.

• Thêm 2: 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44, 46, 48.

• Thêm 5: 5,10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.

• Thêm 10: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90,100.

– HS đếm

5’

Bài 2:

– Tìm hiểu bài: GV vấn đáp giúp HS nhận biết yêu cầu bài.

Thay dấu (?) bằng số thích hợp. Л, com

– Làm bài:

– HS tìm cách làm “Đếm nhanh” (đếm thêm 2 vì HS chơi theo cặp, 2 em/nhóm).

– HS làm bài (cá nhân) rồi nói với bạn câu trả lời.

(GV lưu ý: làm dấu khi đếm, đếm lần lượt để không bị trùng lặp).

– Sửa bài:

– GV gọi vài HS nói trước lớp – cả lớp nhận xét.

– GV chốt

Bài 3: Tương tự bài 2.

GV giúp HS biết đếm nhanh (đếm thêm 5).

Kết quả: 35.

– HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS đếm nhanh

-HS nói trước lớp:

Có 18 bạn tham gia trò chơi.

– HS thực hiện

5’

Thử thách

-Tìm hiểu đề bài: nhận biết yêu cần, xác định nhiệm vụ.

Khay cuối cùng có bao nhiêu cái bánh?

-Tìm cách làm: HS thảo luận (nhóm bốn).

HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thứ tự: 2, 7,12,17, 22 (đếm thêm 5).

-Làm bài: .

-Kiểm tra. HS chia sẻ trong nhóm để kiểm tra lại kết quả.

-Sửa bài: GV gọi vài em đọc kết quả, nói cách làm.

-GV chốt

– HS nêu yêu cầu bài tập.

-HS thảo luận

-HS làm bài cá nhân

-HS đọc kết quả: Khay cuối cùng có 27 cái bánh..

8’

Vui học

– GV có thể nói câu chuyện, giới thiệu hình vẽ, giúp HS xác định quy định các phòng học, đọc thẻ số của các bạn thủ.

– GV cho HS đọc yêu cầu.

– HS thảo luận nhóm đôi.

– HS nói cho nhau nghe.

– HS nói trước lớp, GV khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ trên bảng lớp.

– Cả lớp nhận xét.

– HS đọc yêu cầu

-HS thực hiện

– HS nhận xét

3’

C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ

– GV cho HS chơi: Đố bạn?

+ Một HS đọc 2 số trong bảng số.

+ Cả lớp viết vào bảng con rồi điền dấu so sánh.

Có thể chơi 3 lần để xác định đội thắng (đội nào đúng nhiều hơn thì thắng cuộc).

Hoạt động thực tế

Cùng người thân chơi trốn tìm để tập đếm thêm 5

– HS chơi trò chơi

– HS trả lời, thực hiện

Tham khảo thêm:   Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn - Kết nối tri thức 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Kết nối tri thức tập 2

TOÁN

ƯỚC LƯỢNG

I. Mục tiêu:

* Kiến thức, kĩ năng:

  • Nhận biết việc ước lượng,
  • Vận dụng ước lượng số đồ vật theo nhóm chục.

* Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
  • Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
  • Phẩm chất: Chăm chỉ học tập

* Tích hợp: TN & XH

II. Chuẩn bị:

  • GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. Các hoạt động dạy học:

TL

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

5’

A. KHỞI ĐỘNG:

-GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau 9 (trong vòng 15s) và trả lời câu hỏi :

Đoán xem trong hình có bao nhiêu quả bóng?

– GV ghi lại một số kết quả ở góc bảng

– GV đặt vấn đề: Có nhiều khi chúng ta không đủ thời gian để đếm và có khi cũng không thể đếm hết được. Ví dụ như đếm số con gà đang chạy trên sân. Nếu muốn biết có khoảng bao nhiêu con gà, chúng ta phải ước lượng. Vậy cách ước lượng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Ước lượng.

– HS quan sát hình ảnh và đoán số quả bóng

-HS lắng nghe

B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:

7’

Hoạt động 1. Ước lượng

– GV cho HS quan sát hình vẽ:

Yêu cầu HS chỉ quan sát, không đếm hết, xác định xem có khoảng bao nhiêu con bướm?

GV cho HS thảo luận nhóm để tìm ra cách ước lượng.

– GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến

GV hệ thống hoá cách ước lượng: Ta có thể ước lượng theo cột, theo hàng, theo nhóm, … (gọi chung là nhóm).

– Ước lượng theo cách nào phụ thuộc hai yếu tố sau:

+ Nhóm mẫu có khoảng 10 vật (10, gần được 10 hay hơn 10 một vài vật).

+ Số lượng vật ở các nhóm gần bằng nhau.

– Ở bài này ta ước lượng theo nhóm nào? (Theo hàng)

Tại sao? (Mỗi hàng có khoảng 10 con bướm)

– Ước lượng (GV khái quát cách ước lượng bằng các câu hỏi, HS trả lời cụ thể với hình ảnh các con bướm trong phân bài học).

=> Kiểm tra lại: GV cho HS đếm hết số bướm (sử dụng SGK) để có kết quả chính xác (41 con, chênh lệch 1 con)

GV nhận xét, kết luận:

Chọn nhóm mẫu vật có khoảng 10 chục rồi đếm theo chục

HS quan sát hình, thảo luận cùng tìm ra cách ước lượng

-HS trình bày

-HS lắng nghe

-HS trả lời

HS có thể ước lượng số con bướm trong hình theo hàng, theo cột, theo màu, đếm một nửa,…

+ Các con bướm được xếp thành 4 hàng.

+ Mỗi hàng có khoảng 10 con.

+ Đếm số con bướm theo các hàng (1 chục, 2 chục, 3 chục, 4 chục hay 10, 20, 30, 40).

+ Tất cả có khoảng bao nhiêu con bướm? (Có khoảng 40 con bướm)

5’

Hoạt động 2:Thực hành

Bài 1

– GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình máy bay sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu chiếc máy bay và đếm lại xem có bao nhiêu chiếc máy bay?

– GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, quan sát hình ngôi sao sgk trang 11 và trả lời câu hỏi: Em hãy ước lượng có khoảng bao nhiêu ngôi sao và đếm lại xem có bao nhiêu ngôi sao?

-GV gọi HS đại diện đứng dậy trả lời.

– GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

– HS nêu yêu cầu bài tập.

HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

-HS trả lời

-HS khác nhận xét, bổ sung.

5’

Hoạt động 3. Luyện tập

GV chia HS thành 3 nhóm, trả lời các bài tập trong phần Luyện tập sgk trang 12:

+ Nhóm 1: Ước lượng và đếm số lượng thuyền giấy

+ Nhóm 2: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng tenis.

+ Nhóm 3: Ước lượng và đếm số lượng quả bóng rổ.

GV gọi đại diện các nhóm đứng dậy trả lời.

– GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

– HS nêu yêu cầu bài tập.

HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

-HS trả lời

– HS khác nhận xét, bổ sung.

3’

C. CỦNG CỐ-DẶN DÒ

– HS so sánh kết quả của luyện tập 3 với kết quả dự đoán ở phần khởi động để thấy tác dụng của việc học ước lượng.

– Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.

– HS trả lời, thực hiện

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 1: Project Soạn Anh 11 Kết nối tri thức trang 17

SỐ HẠNG – TỔNG ( Tiết 1)

* Kiến thức, kĩ năng:

  • Nhận biết tên gọi các thành phần của phép tính cộng.
  • Ôn tập phép cộng trong phạm vi 10, 100.
  • Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng qua các trường hợp cụ thể, GV khái quát bằng lời (chưa nêu tên tính chất). Vận dụng tính chất giao hoán, tính toán hợp lí.

* Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
  • Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
  • Phẩm chất: Chăm chỉ học tập

* Tích hợp: TN & XH

III. Chuẩn bị:

  • GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

…..

>> Tải file tham khảo trọn bộ Giáo án Toán 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *