Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 Soạn Sử 9 sách Chân trời sáng tạo trang 27, 28, 29 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 9 Chân trời sáng tạo trang 27, 28, 29.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 5 Chương 2: Việt Nam từ năm 1918 đến năm 1945. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 5

1. Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918-1930

Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918-1930.

Trả lời:

Những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918-1930.

– Trong những năm 1918-1930, phong trào dân tộc dân chủ diễn ra mạnh mẽ, với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và thu hút sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp,

– Giai cấp tư sản đi đầu trong phong trào “chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá” (1919). Phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ (1923) còn có sự tham gia của cả giai cấp địa chủ.

– Tầng tiểu tư sản có nhiều hoạt động đấu tranh sôi nổi, như:

+ Thành lập các các nhà xuất bản tiến bộ, như: Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, Nam Đồng thư xã…;

+ Ra báo bằng tiếng Pháp và tiếng Việt, như: Chuông rạn, An Nam trẻ….

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 107 - Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 107 sách Chân trời sáng tạo tập 1

+ Một số tổ chức chính trị sơ khai đã ra đời làm nòng cốt trong phong trào yêu nước, như: Thanh niên cao vọng Đảng, Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên,..

+ Tổ chức các phong trào đấu tranh như: đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925), Nguyễn An Ninh (1926), tổ chức đám tang và lễ truy điệu Phan Châu Trinh (1926),…

Tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên,… khởi đầu cuộc đấu tranh bằng việc xuất bản các tờ báo như: Chuông rè, An Nam trẻ,…, lập ra các nhà xuất bản như: Cường học thư xã, Nam đồng thư xã,… để truyền bá tư tưởng yêu nước, tiến bộ. Sau đó, họ lập ra các tổ chức chính trị như Thanh niên cao vọng (1923), Việt Nam Nghĩa đoàn (1925), Hội Phục Việt (1925), Đàng Thanh niên (1926),… làm nòng cốt trong các phong trào đấu tranh yêu nước. Hai cuộc đấu tranh có tiếng vang nhất là đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và lễ truy điệu, đề tang Phan Châu Trinh (1926)….

Câu hỏi: Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thủ Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918- 1930?

Trả lời:

Sự kiện đấu tranh đòi thủ Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918- 1930, vì:

+ Sự kiện này diễn ra trên quy mô rộng lớn, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia;

+ Sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh cũng góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc và khơi dậy ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam.

2. Phong trào công nhân

Dựa vào hình 5.3, hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929.

Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 - 1930

Trả lời:

– Giai đoạn 1919 – 1925

+ Phong trào công nhân diễn ra lẻ tẻ, chưa có tổ chức và lãnh đạo thống nhất.

+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là phá hợp đồng, bỏ trốn, lãn công nhằm đòi các quyền lợi kinh tế, như tăng lương, giảm giờ làm,…

+ Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy dệt Nam Định, mỏ than Cẩm Phả (Quảng Ninh), nhà máy rượu Hà Nội,…

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 7: Preview Soạn Anh 6 trang 70 sách Cánh diều

– Giai đoạn 1925-1930

+ Phong trào công nhân nổ ra ở nhiều nơi trên cả nước, có tổ chức và lãnh đạo thống nhất của Công hội và các tổ chức cộng sản.

+ Hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, ngoài đòi các quyền lợi kinh tế còn có mục đích chính trị rõ ràng, như chống lại ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

+ Tiêu biểu là các cuộc bãi công của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn), đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước), xưởng ô tô A-vi-a (Hà Nội),…

3. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng

Hãy trình bày những nét chính trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng. Theo em, tại sao Việt Nam Quốc dân đảng đã không thể thành công?

Trả lời:

♦ Nét chính trong hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng:

– Sự ra đời: được thành lập vào tháng 12-1927 trên cơ sở hạt nhân là một số thành viên của Nam Đổng thư xã như: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính….

– Lực lượng tham gia: tư sản dân tộc, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp, viên chức, học sinh, thân hào, thân sĩ ở nông thôn,…

– Khuynh hướng chính trị: cách mạng dân chủ tư sản

– Mục tiêu đấu tranh: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền bằng phương pháp bạo động, ám sát cá nhân.

– Hoạt động tiêu biểu: tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/1930)

– Thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và sự tan rã nhanh chóng của Việt Nam Quốc dân đảng cho thấy khuynh hướng dân chủ tư sản đã hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ cứu nước.

♦ Nét chính trong hoạt động của Tân Việt cách mạng Đảng:

– Sự ra đời: Tiền thân là Hội Phục Việt (ra đời trong phong trào dân tộc dân chủ đầu những năm 20 của thế kỉ XX). Đến tháng 7/1928, Hội Phục Việt đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng.

– Phạm vi hoạt động: chủ yếu ở Trung Kì

– Lực lượng tham gia: chủ yếu gồm: trí thức trẻ, thanh niên, tư sản yêu nước.

– Khuynh hướng chính trị: ban đầu, đảng này theo khuynh hướng dân chủ tư sản, nhưng về sau đã chuyển dẫn sang khuynh hướng vô sản dưới ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

– Hoạt động chính:

Tham khảo thêm:   Thông tư hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng

+ Giới thiệu các sách báo yêu nước tiến bộ, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê-nin ở trong nước;

+ Tổ chức một số cuộc đấu tranh của học sinh, tiểu thương và công nhân,…

+ Nhiều đảng viên cũng được cử sang dự các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

♦ Nguyên nhân khiến hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng không thành công:

– Nguyên nhân khách quan: Thực dân Pháp còn mạnh và tăng cường đàn áp, khủng bố các hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng.

– Nguyên nhân chủ quan:

+ Giai cấp tư sản Việt Nam số lượng ít, thực lực kinh tế nhỏ yếu, thái độ chính trị non kém.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra trong tình thế bị động, lúng túng, không có sự chuẩn bị

+ Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu, tôn chỉ mục đích chưa rõ ràng, chưa lôi kéo và tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đi theo.

Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo Bài 5

Luyện tập 1

Hãy hoàn thành bảng tóm tắt về những sự kiện lịch sử tiêu biểu của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918- 1930 theo mẫu dưới đây:

Thời gian

Nội dung sự kiện

Trả lời:

Thời gian

Nội dung sự kiện

1919

Tư sản Việt Nam tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam mua hàng của người Việt Nam.

1923

Một nhóm tư sản ở Nam Kì thành lập Đảng Lập hiến và tổ chức phong trào đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn.

1923

Tại Quảng Châu (Trung Quốc), một số trí thức tiểu tư sản Việt Nam đã thành lập tổ chức Tâm tâm xã.

Tháng 8/1925

Công nhân xưởng đóng tàu Ba Son tổ chức bãi công.

1927

Tại Hà Nội, tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập.

1928

Tân Việt Cách mạng đảng ra đời trên cơ sở của Hội Phục Việt.

Tháng 2/1930

Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức cuộc khởi nghĩa Yên Bái nhưng thất bại.

Luyện tập 2

Theo em, điểm giống và khác nhau của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng và tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

Vận dụng

“Không thành công cũng thành nhân” là câu nói nổi tiếng phản ánh tư tưởng của Nguyễn Thái Học. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hiện nay, câu nói này có còn giá trị không? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) chia sẻ quan điểm đó của em.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 Soạn Sử 9 sách Chân trời sáng tạo trang 27, 28, 29 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *