Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam Soạn Sử 6 trang 91 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Lịch sử 6 trang 91, 92, 93, 94 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 6 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 20: Vương quốc Phù Nam của Chương 5: Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỉ X.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 20 chương 5 trong sách giáo khoa Lịch sử 6 Kết nối tri thức với cuộc sống, để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần Mở đầu

❓Cách đây hơn 2000 năm, ở vùng châu thổ sông Cửu Long nước ta đã xuất hiện một nền văn hoá rất đặc sắc – văn hoá Óc Eo. Trên cơ sở đó, một vương quốc cổ đã được hình thành với tên gọi Phù Nam. Hình dưới đây là những hiện vật liên quan đến vương quốc cổ đó. Theo em, những hiện vật này chứng tỏ điều gì về chủ nhân của vương quốc cổ này?

Văn hoá Óc Eo

Trả lời:

Những hiện vật trên cho thấy:

  • Kĩ thuật sản xuất đồ thủ công (đồ gốm…) của cư dân Phù Nam rất phát triển, đạt đến bộ tinh tế, điêu luyện; tạo nên những sản phẩm đẹp, mang phong cách nghệ thuật độc đáo.
  • Cư dân Phù Nam ưa sử dụng đồ trang sức làm từ nhiều vật liệu khác nhau, như: vàng, đá quý…
Tham khảo thêm:   Ôn thi Đại học môn Toán - Chuyên đề: Đại số

Phần nội dung bài học

1. Sự hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam

❓Vương quốc Phù Nam ra đời ở đâu và vào thời gian nào?

Trả lời:

  • Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam ra đời.
  • Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ của Việt Nam. Thời kì đỉnh cao, phạm vi của Phù Nam được mở rộng, có thể bao gồm nhiều vùng đất thuộc một số nước Đông Nam Á ngày nay.

❓Lập trục thời gian thể hiện các mốc hình thành, phát triển và suy vong của Vương quốc Phù Nam.

Trả lời:

Trục thời gian

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

❓Hình 4,5 và đoạn tư liệu trên cho em biết điều gì về cư dân Phù Nam?

Hình 4,5

Trả lời:

Đoạn tư liệu trên được ghi lại bởi người Trung Quốc. Qua việc tiếp xúc khi sinh sống và giao thương buôn bán, họ có những nhận xét về tính cách, bản chất của người dân Phù Nam ” mưu lược, nhưng tốt bụng và thật thà”. Nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán các mặt hàng chủ yếu là vàng, bạc, lụa…

❓Hãy cho biết những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam.

Trả lời:

Những hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam:

  • Người Phù Nam làm nhiều nghề khác nhau như: trồng lúa nước, chăn nuôi gà, lợn, đánh bắt thủy, hải sản, làm đồ gỗ thủ công như đồ gốm, trang sức, đồ đựng bằng thủy tinh, luyện đồng và rèn sắt, chế tại công cụ sản xuất, vũ khí,…
  • Người Phù Nam giỏi buôn bán. Không chỉ trao đổi hàng hóa để tiêu dùng trong nước, người Phù Nam còn buôn bán với các thương nhân nước ngoài đến từ Trung Quốc, Chăm-pa, Mã Lai, Ấn Độ,…thông qua các cảng thị, tiêu biểu là Óc Eo.
Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi tỉnh Bạc Liêu môn Toán lớp 11 (Năm học 2010 - 2011) - Có đáp án Sở GD&ĐT Bạc Liêu

❓Xã hội Phù Nam gồm những tầng lớp nào và có những nét tương đồng nào so với Chăm-pa.

Trả lời:

  • Xã hội Phù Nam được phân chia thành 5 thành phần chính: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân.
  • Về cơ bản, kết cấu xã hội của Phù Nam và Chăm-pa có sự tương đồng: đều tồn tại các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân); điểm khác biệt thể hiện ở chỗ: trong xã hội Chăm-pa còn tồn tại tầng lớp nô lệ.

3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

❓Hãy cho biết một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam

Trả lời:

Một số thành tựu văn hóa nổi bật của cư dân Phù Nam:

  • Tín ngưỡng: thờ đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
  • Tôn giáo: tiếp nhận tôn giáo từ Ấn Độ như Phật giáo và Ấn Độ giáo. Đặc biệt, từ Vương quốc Phù Nam, các tôn giáo này lại tiếp tục được truyền bá đến nhiều vùng đất khác ở Đông Nam Á.
  • Kiến trúc: nghề tạc tượng các vị thần Ấn Độ giáo và tượng Phật bằng đá và gỗ ở Phủ Nam phát triển từ đầu Công nguyên, tạo nên một phong cách riêng – phong cách Phù Nam: tượng thần Vis-nu, tượng Phật bằng đá thuộc văn hóa Óc Eo (TK VI – VII)
  • Phương tiện đi lại: ghe, thuyền, thuận tiện trên kênh rạch, dùng ngựa, trâu, bò,… để kéo xe.
  • Chỗ ở: người Phù Nam dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước và lợp mái lá để chung sống hài hoà trong với môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm ở đây.
Tham khảo thêm:   Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách Cánh diều Đề kiểm tra cuối kì 2 HĐTNHN 8 (Có đáp án, ma trận)

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1

❓Hãy so sánh về hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội giữa cư dân Phù Nam và cư dân Chăm-pa.

Trả lời:

Cư dân Chăm-pa

Cư dân Phù Nam

Hoạt động

kinh tế

Giống nhau

– Cư dân làm nhiều nghề khác nhau: nông nghiệp; kết hợp với thủ công nghiệp và buôn bán trên biển.

Khác nhau

– Phát triển nghề khai thác lâm – thổ sản.

– Phát triển mạnh về ngoại thương đường biển.

Tổ chức

xã hội

Giống nhau

– Vua là người đứng đầu nhà nước có quyền lực tối cao. Dưới vua là hệ thống quan lại với nhiều cấp bậc.

– Trong xã hội tồn tại các tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, thợ thủ công và nông dân

Khác nhau

– Tồn tạo tầng lớp nô lệ

– Không tồn tại tầng lớp nô lệ.

Câu 2

❓Theo em, nét văn hoá nào của cư dân Phù Nam xưa còn được lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ hiện nay?

– Nét văn hóa của cư dân Phù Nam còn lưu giữ trong đời sống của cư dân Nam Bộ:

  • Sử dụng ghe, thuyền để đi lại trên kênh, rạch.
  • Dựng những ngôi nhà sàn rộng bằng gỗ trên mặt nước để chung sống hài hòa trong môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm.
  • Các tôn giáo như: Phật giáo, Ấn Độ giáo giữ vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam Soạn Sử 6 trang 91 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *