Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP Quy định mới về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 30/06/2017, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân trong độ tuổi gọi nhập ngũ, đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/08/2016. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

BỘ Y TẾ – BỘ QUỐC PHÒNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 16/2016/TTLT-BYT-BQP

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VIỆC KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Căn cứ Luật Nghĩa vụ Quân sự năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế và Cục trưởng Cục Quân y – Bộ Quốc phòng,

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư liên tịch (sau đây viết tắt là Thông tư) này quy định khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe, giám định sức khỏe, quản lý sức khỏe và phân loại sức khỏe đối với công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự.

2. Thông tư này áp dụng đối với:

a) Công dân Việt Nam trong độ tuổi được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, quân nhân dự bị và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự;

b) Cơ quan quân sự các cấp, cơ quan y tế, quân y các cấp;

c) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, phân loại, kết luận sức khỏe đối với quân nhân dự bị.

2. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

3. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

4. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là Hội đồng chuyên môn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Phòng Y tế huyện; mỗi huyện có thể thành lập từ một đến hai hội đồng tùy theo địa bàn và số công dân cần khám.

5. Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận lại sức khỏe đối với chiến sỹ mới nhập ngũ vào Quân đội, do Hội đồng khám của đơn vị nhận quân thực hiện.

6. Hội đồng khám phúc tra sức khỏe là Hội đồng chuyên môn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Thủ trưởng đơn vị (cấp trung đoàn và tương đương trở lên) quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ nhiệm Quân y đơn vị.

7. Giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc sử dụng phương tiện, kỹ thuật, nghiệp vụ để khám, kết luận về tình trạng sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị trong trường hợp có khiếu nại.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 10 bộ Cánh diều (15 môn) Tập huấn sách giáo khoa lớp 10 Cánh diều năm 2022 - 2023

8. Hồ sơ sức khỏe nghĩa vụ quân sự là tài liệu về tình hình sức khỏe của công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ, công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự và quân nhân dự bị, bao gồm phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và các tài liệu liên quan đến sức khỏe.

9. Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự là tài liệu y khoa tổng hợp những thông tin cơ bản về sức khỏe của công dân làm nghĩa vụ quân sự.

Điều 3. Kinh phí thực hiện khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Kinh phí bảo đảm cho việc khám sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe, làm các xét nghiệm cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được sử dụng từ ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành. Định mức vật tư tiêu hao và kinh phí cho hoạt động kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe thực hiện Nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương II

KHÁM SỨC KHỎE THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

Điều 4. Kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Tổ kiểm tra sức khỏe

a) Tổ kiểm tra sức khỏe do Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm y tế huyện) ra quyết định thành lập. Tổ kiểm tra sức khỏe gồm ít nhất 3 thành viên: 01 bác sỹ làm tổ trưởng và 2 nhân viên y tế khác thuộc trạm y tế xã, khi cần thiết có thể được điều động từ Trung tâm Y tế huyện;

b) Tổ kiểm tra sức khỏe có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra sức khỏe, lập phiếu kiểm tra sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả theo quy định.

2. Nội dung kiểm tra sức khỏe

a) Kiểm tra về thể lực;

b) Lấy mạch, huyết áp;

c) Khám phát hiện các bệnh lý về nội khoa, ngoại khoa và chuyên khoa;

d) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

3. Quy trình kiểm tra sức khỏe

a) Căn cứ vào kế hoạch huấn luyện quân nhân dự bị của quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng được triệu tập tham gia huấn luyện dự bị động viên trên địa bàn được giao quản lý;

b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra sức khỏe;

c) Lập phiếu kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 1 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Tổ chức kiểm tra sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;

đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả kiểm tra sức khỏe theo Mẫu 1a và Mẫu 5a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

2. Nội dung sơ tuyển sức khỏe

a) Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;

b) Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

3. Quy trình sơ tuyển sức khỏe

a) Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;

b) Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;

đ) Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

a) Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.

Tham khảo thêm:   Roblox: Tổng hợp giftcode và cách nhập code Mall Tycoon

– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:

+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;

+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;

+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên khác.

– Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 – 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.

b) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;

– Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

c) Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;

– Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).

d) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Chủ tịch Hội đồng:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;

+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;

+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;

+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

– Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;

+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

– Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:

+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Các ủy viên Hội đồng:

+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.

2. Nội dung khám sức khỏe

a) Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

Tham khảo thêm:   Đề thi thử Đại học năm 2013 - môn Toán (Đề 32) Đề thi môn Toán số 32

b) Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo Yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

c) Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Quy trình khám sức khỏe

a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;

d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

5. Tổ chức các phòng khám sức khỏe

a) Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.

b) Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:

– Phòng khám thể lực;

– Phòng đo mạch, Huyết áp;

– Phòng khám thị lực, Mắt;

– Phòng khám thính lực, Tai – Mũi – Họng;

– Phòng khám Răng – Hàm – Mặt;

– Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;

– Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;

– Phòng xét nghiệm;

– Phòng kết luận.

Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Đối với các huyện có Bệnh viện thì Bệnh viện đa khoa huyện chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này.

Điều 7. Khám phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự

1. Hội đồng khám phúc tra sức khỏe

a) Thành phần Hội đồng khám phúc tra sức khỏe, gồm: cán bộ, nhân viên quân y của trung đoàn và tương đương trở lên. Khi cần thiết, Hội đồng được tăng cường thêm lực lượng chuyên môn của quân y tuyến trên;

b) Nhiệm vụ của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe

– Tổ chức, triển khai khám, phân loại và kết luận lại sức khỏe cho toàn bộ chiến sỹ mới theo kế hoạch đã được phê duyệt;

– Tổng hợp báo cáo kết quả khám phúc tra sức khỏe.

2. Nội dung khám phúc tra sức khỏe

a) Theo quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Bộ Quốc phòng;

b) Phân loại sức khỏe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

3. Quy trình khám phúc tra sức khỏe

a) Thông báo thời gian, địa điểm khám phúc tra sức khỏe;

b) Tổ chức khám phúc tra sức khỏe theo quy định tại Khoản 2 Điều này; đối với các trường hợp, phiếu sức khỏe có ghi chữ “T” (tạm thời), Hội đồng khám phúc tra sức khỏe phải kết luận:

– Nếu bệnh khỏi thì bỏ chữ “T” và chuyển loại sức khỏe;

– Nếu không khỏi hoặc có chiều hướng tiến triển xấu, cần phải tổ chức khám lại và có kết luận đủ sức khỏe hoặc không đủ sức khỏe gọi nhập ngũ phải trả về địa phương.

c) Tổng hợp báo cáo kết quả khám phúc tra sức khỏe theo Mẫu 4d Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP Quy định mới về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *