Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 Soạn Lịch sử 12 trang 71 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Sử 12 Bài 11 giúp các em học sinh lớp 12 trả lời các câu hỏi in nghiêng và câu hỏi phần bài tập trang 71. Đồng thời nắm được toàn bộ kiến thức về lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000.

Lịch sử 12 Bài 11 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK trang 71 →74. Qua đó giúp học sinh nhanh chóng nắm vững được kiến thức để học tốt môn Lịch sử. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Tóm tắt kiến thức Sử 12 bài 11

I. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945

1. Sự xác lập của trật tự hai cực Yalta do Xô-Mỹ đứng đầu đã chi phối nền chính trị thế giới.

2. CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới.

3. Sự phát triển mạnh của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước này tích cực tham gia và giữ vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới, góp phần làm thay đổi căn bản hệ thống thế giới. Sau khi giành độc lập đã đạt nhiều thành tựu về kinh tế xã hội, tuy nhiên vẫn còn xung đột.

Tham khảo thêm:   Tin học 11 Bài 2: Thực hành một số tính năng hữu ích của máy tìm kiếm Tin học lớp 11 trang 33 sách Cánh diều

4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có chuyển biến:

  • Mỹ vươn lên là nước đế quốc giàu mạnh, và mưu đồ làm bá chủ thế giới, nhưng thất bại ở Chiến tranh Việt Nam.
  • Nhờ có sự tự điều chỉnh kịp thời, kinh tế các nước tư bản tăng trưởng liên tục, như Nhật, Đức, và hình thành các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
  • Dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự liên kết kinh tế khu vực, EEC-EU. Mỹ, EU và Nhật Bản là ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.

5. Nổi bật nhất là sự đối đầu giữa hai siêu cường dẫn đến tình trạng “chiến tranh lạnh” kéo dài nhiều thập kỷ. Ở nhiều nơi diễn ra chiến tranh cục bộ (Đông Nam Á, Trung Đông). Chiến tranh lạnh chấm dứt, chuyển sang xu thế hòa dịu, đối thoại, hợp tác phát triển, tuy nhiên vẫn còn xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

6. Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật, khoa học – công nghệ bắt đầu từ Mỹ và đã lan nhanh ra toàn thế giới, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, xu thế toàn cầu hóa lan nhanh ra toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải có lời giải đáp, thích ứng để kịp thời, khôn ngoan nắm bắt thời cơ, tránh việc bỏ lỡ cơ hội và tụt hậu.

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 sách Chân trời sáng tạo Phân phối chương trình môn Hoạt động trải nghiệm 11 (Bản 1, Bản 2)

II. Xu thế phát triển của thế giới ngày nay

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế…

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

Trả lời câu hỏi in nghiêng Lịch sử 12 bài 11

❓ Nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

– Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một trật tự thế giới mới được xác lập, đó là trật tự hai cực Ianta.

– Chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.

– Cao trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh. Hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tọc bị sụp đổ hoàn toàn.

– Trong nửa sau thế kỉ XX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng.

– Quan hệ quốc tế được ở rộng và đa dạng.

-Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã diễn ra với quy mô, nội dung và nhịp điệu chưa từng thấy trong lịch sử đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng đối với nhân loại, bên cạnh đó là những hệ quả tiêu cực.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Vật lý trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm (Có đáp án) Đề luyện thi thpt quốc gia 2018 môn vật lý

 ❓ Trình bày các xu thế phát triển thế giới hiện nay. Qua đó, hãy nêu rõ thế nào là những thời cơ và những thách thức đối với các dân tộc.

Trả lời:

Xu thế phát triển của thế giới:

– Hầu như tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

– Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp…

– Nhiều khu vực trên thế giới vẫn diễn ra nội chiến và xung đột.

-Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 11

Lập niên biểu những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1945-2000

Trả lời

Niên biểu Sự kiện
1945-1991

– Trật tự hai cực Ianta ra đời

– Thắng lợi của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở nhiều nước.

– Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh.

– Tây Âu và Nhật Bản lần lượt trở thành những trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

– Cuộc cách mạng KH-KT mang lại những thành tựu quan trọng đối với nhân loại.

1991-2000

– Trật tự hai cực tan rã.

– Xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó.

– Ở nhiều nơi trên thế giới vẫn diễn ra các cuộc xung đột.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 12 Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 Soạn Lịch sử 12 trang 71 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *