Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 43, 44, 45, …, 55 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn Lịch sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam trước năm 1945 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 43 →55 thuộc chương 4.

Giải Lịch sử 11 Bài 7 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam, một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.

Giải Luyện tập Lịch sử 11 Bài 7 CTST

Câu hỏi 1

Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.

Gợi ý đáp án

Vai trò:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là chiến tranh chính nghĩa, chống xâm lược, có vai trò đặc biệt đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quyết định sự tồn vong của dân tộc Việt Nam, có tác động to lớn đến tiến trình lịch sử dân tộc và chính sách quản lí đất nước.

+ Kết quả của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cũng ảnh hưởng đến tính chất xã hội, để lại nhiều bài học lịch sử cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Ý nghĩa:

+ Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

+ Tổ tiên ta đã viết nên những trang sử vẻ vang, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, tinh thần độc lập tự chủ, mưu trí, sáng tạo của con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, lòng tự hào dân tộc.

Câu hỏi 2

Vẽ sơ đồ tư duy các cuộc kháng chiến thắng lợi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Theo em, điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi là gì?

Gợi ý đáp án

Vẽ sơ đồ tư duy

– Điểm tương đồng giữa các cuộc kháng chiến thắng lợi:

+ Truyền thống yêu nước, ý thức dân tộc, quyết tâm bảo vệ độc lập.

+ Sự chỉ đạo sáng suốt, tài tình của lực lượng lãnh đạo cùng tinh thần tự lực, tự cường, ý chí cố kết cộng đồng và quyết tâm bảo vệ non sông, bờ cõi của quân, dân Đại Việt.

+ Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết là một giá trị tinh thần truyền thống hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là cội nguồn sức mạnh dân tộc. Giai cấp lãnh đạo biết tập hợp sức mạnh toàn dân, hình thành thế trận chiến tranh nhân dân.

Giải Vận dụng Lịch sử 11 Bài 7 CTST

Câu hỏi 1

Từ những nguyên nhân thành công và thất bại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, hãy chọn và phân tích một bài học kinh nghiệm vẫn còn phát huy giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Gợi ý đáp án

– Phân tích bài học kinh nghiệm: phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc

+ Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò đặc biệt quan trọng. Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 03/2011/TT-BTTTT Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc có vai trò to lớn, là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giữ gìn ổn định xã hội, sự bền vững của môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

– Ví dụ: phát huy sức khối đoàn kết toàn dân tộc trong phòng, chống đại dịch Covid-19

+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân.

+ Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.

=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.

Câu hỏi 2

Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm (trước năm 1945).

Tham khảo thêm:   Nghị định về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn

Gợi ý đáp án

(*) Tham khảo: Giới thiệu về Nguyễn Huệ

+ Nguyễn Huệ sinh năm 1753, là em của Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Khi còn nhỏ, Nguyễn Huệ thường được gọi là Thơm, là em thứ hai trong nhà. Trong ba anh em, Nguyễn Huệ có nhiều đặc điểm nổi trội nhất: tóc quăn, tiếng nói sang sảng như chuông, cặp mắt sáng như chớp, có thể nhìn rõ mọi vật trong đêm tối.

+ Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Nguyễn Huệ tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân nhưng ông đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc: lần lượt đánh đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Nguyễn Huệ đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc Việt Nam.

+ Không chỉ thể hiện tài năng trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Huệ còn là một nhà cải cách, với những chính sách tiến bộ nhằm canh tân đất nước. Trong thời gian ngắn ngủi (4 năm) kể từ khi lên ngôi hoàng đế sáng lập vương triều (năm 1788) cho đến khi từ trần (năm 1792), công cuộc canh tân dựng nước cùng với những hoài bão lớn lao của vua Quang Trung tuy chưa được thực hiện đầy đủ và chưa phát huy hết tác dụng nhưng đã cho thấy tầm vóc, tài năng và ý chí quật khởi, tự cường của ông

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 11 Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945) Soạn Sử 11 Chân trời sáng tạo trang 43, 44, 45, …, 55 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *