Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án cuộc thi Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 9 Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cuộc thi “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 13/10/2021 đến 26/1/2022. Hiện tại, đang diễn ra tuần 9 của cuộc thi từ 9/12 – 16/12/2021.

Thí sinh tham gia dự thi sẽ trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm, xoay quanh những kiến thức về phòng chống Covid-19, nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân để chủ động phòng tránh dịch Covid-19. Chi tiết mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm kiến thức hoàn thiện bài dự thi của mình:

Lưu ý: Đáp án cuộc thi chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 9

Câu 1. Tại Công điện số 1677/CĐ-TTg ngày 4/12/2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nội dung gì?

A. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cấp thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; chủ động đánh giá mức độ nguy cơ sát thực tế để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, không gây ách tắc, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

B. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đồng thời bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tiêm vaccine an toàn, khoa học, hiệu quả và các biện pháp phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.

C. Cả hai nội dung trên.

Câu 2. Trước nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam, tại Công điện số 1988/CĐ-BYT ngày 06/12/2021, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện biện pháp nào?

A. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn.

B. Tăng cường giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, đặc biệt các trường hợp đến/đi về từ các quốc gia, khu vực đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới; tăng cường giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát dựa vào sự kiện (EBS)…

C. Khẩn trương tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cơ bản, triển khai tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại với trường hợp đủ thời gian. Điều trị toàn diện, phân tầng điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong là ưu tiên hàng đầu. Đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong khu công nghiệp, trường học.

D. Tất cả các biện pháp trên.

Câu 3. Theo tài liệu “Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà” ban hành kèm theo Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 của Bộ Y tế, cần đạt mục tiêu nào trong chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà?

A. Theo dõi chặt chẽ, kịp thời phát hiện các biểu hiện bệnh trở nên nặng hơn để yêu cầu hỗ trợ về y tế hoặc chuyển người nhiễm đến bệnh viện kịp thời.

B. Nâng cao thể trạng, dinh dưỡng, ổn định tâm lý của người nhiễm để tăng khả năng chống đỡ với bệnh.

C. Bảo đảm chăm sóc an toàn, không để xảy ra lây nhiễm cho người cùng sống trong gia đình và cho cộng đồng.

D. Tất cả các mục tiêu trên.

Câu4. Ngày 01/12/2021, Bộ Y tế ra Quyết định số 5525/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị. Theo hướng dẫn, có bao nhiêu bệnh nền có nguy cơ cao?

A. 19

B. 20

C. 21

Câu 5. Chương trình “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng” năm 2021 (do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, diễn ra tối ngày 5/12/2021 tại Hà Nội) đã tôn vinh người nào tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19?

A. Mẹ Việt Nam anh hùng Ngô Thị Quýt – Khu phố 6, phường 5, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Trung úy Trần Văn Dũng – Cảnh sát khu vực 18, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Chị Nguyễn Thị Diệu Linh – Chủ tịch Hội thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Séc.

D. Cả 3 người nêu trên.

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 8

Câu 1. Người mắc COVID-19 có triệu chứng lâm sàng nào?

A. Triệu chứng thường gặp: Sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.

B. Các biểu hiện nặng: Viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện… Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mãn tính.

C. Một số trường hợp không có triệu chứng lâm sàng nào.

D.Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 2. Người đã tiêm 2 mũi vắc xin có chắc chắn an toàn, không bị mắc COVID-19?

A. Tuyệt đối an toàn, vì đã tiêm 2 mũi vắc xin thì không bị lây bệnh.

B. Không chắc chắn an toàn, vì hiệu lực bảo vệ của vắc xin không phải là tuyệt đối.

C. Người đã tiêm 2 mũi vắc xin vẫn rất cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện “5K” để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 05/2012/TT-BNNPTNT Ban hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các nghề thuộc nhóm nghề nông nghiệp

D. Cả ý B và ý C đều đúng.

Câu 3. Biến thể mới nhất của virus SARS-CoV-2 vừa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách “biến thể đáng lo ngại” có tên là gì?

A. Alpha

B. Omicron

C. Delta

D. Gamma

Câu 4. Tại Việt Nam, chiến dịch tiêm chủng cho trẻ từ 12-17 tuổi đang được triển khai như thế nào?

A. Thực hiện theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên tiêm trước cho nhóm 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

B. Việc tiêm chủng được tiến hành trước tại các địa phương đã trải qua giãn cách xã hội, có tỷ lệ mắc COVID-19 cao; các địa phương có mật độ dân số đông, nguy cơ lây nhiễm cao.

C. Cả ý A và ý B đều đúng.

Câu 5. Theo Hướng dẫn số 2611/HD-BTĐKT ngày 6/10/2021 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương, đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, cần tập trung phát hiện, đề nghị khen thưởng đối tượng nào?

A.Cán bộ, nhân viên y tế, quân đội, công an, nhà báo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp tham gia phòng, chống dịch tại tuyến đầu.

B.Tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân tham gia hỗ trợ, giúp đỡ công tác phòng, chống dịch.

C.Tập thể, cá nhân có ý tưởng mới, sáng tạo tham gia tuyên truyền, cổ vũ, động viên, trợ giúp hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

D.Tất cả các đối tượng trên.

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 7

Câu 1. Báo cáo của Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV đã nêu quan điểm chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch COVID-19 như thế nào?

A. Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết; từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

B. Phòng, chống dịch là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly, điều trị là đặc biệt quan trọng.

C. Đề cao ý thức, trách nhiệm, tính tự chủ của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 2. Tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV, báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã trình bày vấn đề gì?

A. Về vaccine.

B. Về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

C. Về việc thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đối với dịch COVID-19.

D. Tất cả các vấn đề trên.

Câu 3. Để phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện thông điệp “5K” với các nội dung gì?

A. Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không ra khỏi nhà – Khai báo y tế.

B. Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.

C. Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Không hút thuốc lá.

Câu 4. Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, hành vi nào bị nghiêm cấm?

A. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

B. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

C. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 5. Nghị quyết số 145/NQ-CP của Chính phủ về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu lực thi hành trong khoảng thời gian nào?

A. Từ ngày 19/11/2021 đến hết ngày 19/11/2022.

B. Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

C. Từ ngày 19/11/2021 đến hết ngày 31/12/2022.

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 6

Câu 1: Theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (Luật số 03/2007/QH12), hành vi nào bị nghiêm cấm?

A. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

B. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

C. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

D. Tất cả các hành vi trên.

Câu 2: Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo, học sinh, sinh viên có trách nhiệm gì?

A. Đeo khẩu trang khi đến trường, khi ra về và những thời điểm cần thiết; thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, nhất là tại các thời điểm: trước khi đến trường, sau khi ra về; thực hiện giãn cách theo hướng dẫn của giáo viên, ban giám hiệu nhà trường.

B. Thông báo với cha mẹ, giáo viên nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở để được khám, tư vấn, điều trị; cài đặt và bật các ứng dụng truy vết, ứng dụng khai báo y tế nếu sử dụng thiết bị di động thông minh.

C. Không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Có trách nhiệm phối hợp với nhà trường phòng, chống dịch COVID-19.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 3: Tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV ngày 13/11/2021, trong bài phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu yêu cầu nào về công tác phòng, chống dịch?

A. Tiếp tục thực hiện nghiêm các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội và điều hành của Chính phủ, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan; không được để dịch bùng phát trở lại.

B. Nâng cao năng lực phân tích, dự báo để khẩn trương hoàn thiện, ban hành và tổ chức triển khai hiệu quả, thông suốt, thống nhất Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch.

C. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống y tế; củng cố, hoàn thiện và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 4: Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số quy định về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

Tham khảo thêm:   Địa lí 6 Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí Soạn Địa 6 trang 114 sách Chân trời sáng tạo

A. Ngày 06/11/2021.

B. Ngày 16/11/2021.

C. Ngày 01/01/2022.

Câu 5: Ngày 14/11/2021, tại cuộc gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo nội dung gì về vấn đề học trực tuyến?

A. Chính phủ nhất quán quan điểm không thể để học sinh học trực tuyến quá lâu.

B. Xây dựng nhiều phương án ứng phó với dịch bệnh trong việc dạy và học.

C. Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nâng cấp hạ tầng viễn thông và hỗ trợ sóng miễn phí, trang thiết bị học cho học sinh, triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” hiệu quả hơn.

D. Tất cả các nội dung trên.

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 5

Câu 1. Tại Công điện số 8149/CĐ-VPCP ngày 7/11/2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nội dung nào dưới đây?

A. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở.

B. Các Bộ, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe…

C. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm chính sách hỗ trợ người dân, an sinh xã hội, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng theo quy định.

D. Tất cả các nội dung trên.

Câu 2. Theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải áp dụng biện pháp “Không hoạt động/Hoạt động hạn chế, có điều kiện” khi dịch ở cấp độ nào?

A. Cấp 3

B. Cấp 4

C. Cấp 3 và cấp 4

Câu 3. Theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, để tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chuẩn bị nội dung nào?

A. Xây dựng kế hoạch thu dung, chăm sóc, điều trị người mắc COVID-19 (F0).

B. Có kế hoạch bảo đảm khi có dịch xảy ra.

C. Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị COVID-19.

D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 4. Tại văn bản số 9439/BYT-DP ngày 5/11/2021 về việc bảo đảm an toàn tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị triển khai nội dung nào?

A. Thực hiện đúng các quy định về tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin; tuân thủ đầy đủ các quy trình tiêm chủng.

B. Lập kế hoạch tiêm chủng thường xuyên và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo phù hợp, rõ ràng, tránh chồng chéo.

C. Tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ triển khai các hoạt tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quá trình tổ chức tiêm chủng.

D. Tất cả các nội dung trên

Câu 5. Bộ Y tế phối hợp với Tập đoàn Meta (trước đây là Tập đoàn Facebook) phát động Chiến dịch truyền thông “Tiêm vắc xin – Vững niềm tin” vào ngày nào?

A. Ngày 8/9/2021

B. Ngày 8/10/2021

C. Ngày 8/11/2021

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 4

Câu 1. Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đề ra mục tiêu nào?

A. Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19.

B. Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021.

C. Không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

D. Tất cả các mục tiêu trên.

Câu 2. Theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chuẩn bị nội dung nào?

A. Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

B. Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị trên địa bàn.

C. Tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc người mắc COVID-19.

D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 3. Tại Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15/10/2021 về việc tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nội dung nào?

A. Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình): tổ chức dạy học trực tiếp.

B. Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao): tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình.

C. Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 4 (nguy cơ rất cao): căn cứ vào tình hình thực tế và tiến độ triển khai kế hoạch năm học tại địa phương để tổ chức hình thức dạy học trực tuyến, trên truyền hình, giao bài tự học…

D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 4. Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm nào?

Tham khảo thêm:   Chi tiết bản cập nhật FC Online mới nhất

A. Ngày 19/10/2021

B. Ngày 27/10/2021

C. Ngày 01/11/2021

Câu 5. “Way back home – Về nhà thôi” – Video âm nhạc do Tổng cục Du lịch Hàn Quốc (KTO) đầu tư sản xuất dành tặng lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch COVID-19 tại Việt Nam vừa ra mắt, được nhiều người yêu thích. Bạn hãy cho biết ai là người viết lời Việt cho MV này?

A. Đinh Hà Uyên Thư

B. Shaun

C. Châu Đăng Khoa

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 3

Câu 1: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV ngày 20/10/2021 đã nêu nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nào trong những tháng cuối năm 2021?

A. Tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19; khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế.

B. Thúc đẩy viện trợ, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất trong nước, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vắc-xin, chuẩn bị thuốc điều trị cần thiết, nâng cao năng lực y tế, nhất là công tác điều trị và ở cơ sở.

C. Có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc để tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội.

D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 2: Theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, tiêu chí nào để đánh giá cấp độ dịch?

A. Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian.

B. Độ bao phủ vắc xin.

C. Khả năng thu dung, điều trị của các tuyến.

D. Cả 3 tiêu chí trên.

Câu 3: Theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, đối tượng nào được ưu tiên tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19?

A. Người từ 50 tuổi trở lên.

B. Người có bệnh nền, phụ nữ có thai.

C. Người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.

D. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 4: Theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4355/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế, có mấy đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng?

A. 5

B. 6

C. 7

Câu 5: Bạn hãy cho biết “Vũ điệu 5K” do Bộ Y tế phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam thực hiện do nhạc sỹ nào sáng tác?

A. Bùi Công Nam

B. Khắc Hưng

C. Quang Đăng

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 2

Câu 1: Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được ban hành ngày nào?

A. Ngày 10/10/2021

B. Ngày 11/10/2021

C. Ngày 12/10/2021

Câu 2. Theo Nghị quyết số 128-NQ/CP, việc đi lại của người dân đến từ các vùng có cấp độ dịch khác nhau bị hạn chế đối với vùng thuộc cấp độ nào?

A. Cấp 1

B. Cấp 2

C. Cấp 3

D. Cấp 4

Câu 3. Theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, việc xét nghiệm SARS-CoV-2 được quy định như thế nào?

A. Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.

B. Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

C. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh: chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 4. Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ bị phạt tiền ở mức nào?

A. Từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng

B. Từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng

C. Từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng

Câu 5. “Không Fake News” – ca khúc chống tin giả do Thông tấn xã Việt Nam sản xuất có bao nhiêu phiên bản ngôn ngữ?

A. 10 phiên bản ngôn ngữ

B. 13 phiên bản ngôn ngữ

C. 15 phiên bản ngôn ngữ

Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 1

Câu 1: Công văn số 79-CV/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra được ban hành ngày nào?

A. Ngày 29-1-2020

B. Ngày 30-1-2020

C. Ngày 31-1-2020

Câu 2: Theo tài liệu Hướng dẫn chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28-8-2021, virus SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang người qua các đường lây nào?

A. Qua tiếp xúc

B. Qua giọt bắn

C. Qua không khí

D. Cả 3 đường lây trên

Câu 3: Theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 4355/QĐ-BYT ngày 10-9-2021 của Bộ Y tế, các đối tượng nào cần trì hoãn tiêm chủng?

A. Có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng

B. Đang mắc bệnh cấp tính

C. Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần

D. Cả 3 đối tượng trên

Câu 4: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Thế giới khó có thể kiểm soát dịch bệnh một cách tuyệt đối; do đó cần phải có chính sách, biện pháp phù hợp để phòng, chống, “thích ứng an toàn, linh hoạt” hoặc “sống chung” với dịch bệnh”. Theo bạn, Tổng Bí thư đã phát biểu nội dung trên tại sự kiện nào?

A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

B. Hội nghị Trung ương 3 (khóa XIII)

C. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII)

Câu 5: Ca khúc “Ghen Cô Vy” cùng “vũ điệu rửa tay” tuyên truyền phòng dịch Covid-19 của ngành Y tế Việt Nam đã tạo lên hiệu ứng mạnh mẽ không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Bạn hãy cho biết nhạc sỹ sáng tác bài hát này là ai?

A. Khắc Hưng

B. Min – Erik

C. Quang Đăng

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Chung tay phòng, chống dịch Covid-19 – Tuần 9 Cuộc thi trắc nghiệm “Chung tay phòng, chống dịch Covid-19” của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *