Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế và pháp luật 11 Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực Sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần khám phá, luyện tập và vận dụng trang 61→67.

Giải Kinh tế và pháp luật 11 Bài 10 Kết nối tri thức giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu rõ kiến thức về một số quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 10

Luyện tập 1

Em đồng tình với ý kiến của C hay T trong trường hợp dưới đây? Vì sao?

Trường hợp: Trong buổi thảo luận nhóm về các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, B nêu ý kiến: Theo các bạn, chúng mình có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách nào?

– C nói: Mình cho rằng các bạn nam có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách phụ giúp bố mẹ kiếm tiền để chăm lo cho gia đình, còn các bạn nữ thì có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách giúp mẹ làm công việc nội trợ.

– T nói: Theo mình, dù là nam hay nữ thì chỉ cần chia sẻ công việc gia đình với ông bà, bố mẹ phù hợp với năng lực của mỗi người là đã thực hiện pháp luật về bình đẳng giới rồi.

Gợi ý đáp án

– Đồng tình với ý kiến của bạn T. Vì: theo quy định của pháp luật: Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình…

Tham khảo thêm:   Toán 7 Luyện tập chung trang 23 Giải Toán lớp 7 trang 23, 24 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 1

Luyện tập 2

Em hãy cho biết mỗi biện pháp được nêu trong thông tin dưới đây nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?

a. Bảo đảm tỉ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

b. Quy định tỉ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động.

c. Quy định tỉ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo.

d. Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật

Gợi ý đáp án

– Thông tin a. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

– Thông tin b. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

– Thông tin c. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

– Thông tin d. Biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

Luyện tập 3

Em hãy cho biết, quy định pháp luật dưới đây được ban hành nhằm xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Vì sao?

Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18 – 12 – 2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới quy định.

“3/ Phạt tiền từ 2 000 000 đồng đến 3 000 000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính.

4/ Phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 10 000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây.

a) Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lí do giới tính;

b) Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lí do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ…”

Gợi ý đáp án

– Khoản 3, 4 Điều 9 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP được ban hành nhằm xử phạt chủ thể vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bởi vì, theo quy định này:

+ Chủ thể nào vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lí do giới tính thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

+ Chủ thể nào vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lí do giới tính hoặc từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng vì lí do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Tham khảo thêm:   CapCut và những app giống CapCut tốt nhất

Luyện tập 4

Em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau

Trường hợp a. T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi công việc trong nhà đều do mẹ và em gái đảm nhận. Chỉ những ngày kỉ niệm Quốc tế phụ nữ 8 – 3 hay thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 – 10, bố và T mới bàn nhau mua hoa, tặng quà và chia sẻ việc nhà với mẹ và em gái.

Hành vi của T và bố T có phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

Trường hợp b. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bố rất yêu thương, quan tâm chăm sóc cho A và em gái. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.

Hành vi của bố A có thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

Trường hợp c. Công ty D tuyển nhân viên làm lái xe taxi. Chị K đến nộp hồ sơ dự tuyển nhưng bị Công ty từ chối với lí do chị là nữ, làm việc một thời gian rồi sinh con, nuôi con nhỏ sẽ ảnh hưởng đến công việc.

Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không? Vì sao?

Gợi ý đáp án

– Trường hợp a. Hành vi của T và bố T không phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Vì theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006 thì bố T và T có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình với mẹ và em gái hằng ngày chứ không phải chỉ có ngày 8 – 3 và 20 – 10 mới chia sẻ.

– Trường hợp b. Hành vi của bố A là thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới. Vì bố A không chỉ yêu thương, quan tâm chăm sóc cho cả hai anh em A mà còn thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.

Trường hợp c. Việc Công ty D từ chối nhận hồ sơ dự tuyển của chị K là vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Vì Công ty D đã từ chối tuyển dụng người lao động thuộc giới tính nữ và theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP thì Công ty D có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 8: Communication and culture/ CLIL Soạn Anh 11 Kết nối tri thức trang 93, 94

Luyện tập 5

Em hãy nêu hướng giải quyết các tình huống sau:

Tình huống a. C có bố là bác sĩ và mẹ là doanh nhân. Mặc dù công việc ở bệnh viện khá bận rộn nhưng khi về nhà, bố C thường chia sẻ việc nhà với vợ, con. Khi thấy bố C rửa bát, lau nhà, giặt quần áo, bà nội của C không hài lòng vì cho rằng đó không phải là công việc của nam giới.

Nếu là C, em sẽ thuyết phục bà nội như thế nào để bà có thể đồng tình và ủng hộ việc làm của bố?

Tình huống b. Bố mẹ M muốn mua một căn hộ mới rộng rãi và tiện nghi hơn nhưng bố thì thích căn hộ trong khu đô thị còn mẹ lại muốn ở khu dân cư ngoài phố. Mẹ M dự định sẽ tự mua nhà theo ý mình mà không cần sự đồng thuận của bố.

Nếu là M, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào để bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?

Tình huống c. Gia đình H là người dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ. Khi chị gái H kết hôn thì anh rể về sống cùng với gia đình H. Sau khi chung sống được 10 năm thi chồng chị H đề nghị li hôn. Trong phiên toà xử li hôn, Toà án đã ra bản án tuyên bố mẹ H phải chia cho anh rể H một phần tài sản thuộc tài sản chung của gia đình tương xứng với công sức đóng góp của anh cho gia đình trong 10 năm. Tuy nhiên, khi anh rể H yêu cầu được chia tài sản thì bố mẹ H kiên quyết không chia vì cho rằng theo luật tục, anh rể H là người chủ động xin li hôn nên không được chia tài sản.

Nếu là H, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ thực hiện đúng bản án của Toà án nhân dân?

Gợi ý đáp án

Đang cập nhật

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 10

Viết bài chia sẻ một việc làm cụ thể của bản thân em liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình hoặc trong lớp em.

Gợi ý đáp án 

Đang cập nhật

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 11 Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực Sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *