Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 52→60.
Giải Bài 9 Dịch vụ tín dụng trang 52→60 giúp các bạn học sinh liệt kê được các loại dịch vụ tín dụng. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10: Dịch vụ tín dụng, mời các bạn cùng tải tại đây.
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 bài 9
Câu 1
Em hãy nhận xét việc thực hiện các dịch vụ tín dụng của các tổ chức tín dụng trong những trường hợp dưới đây: (SGK)
Em đọc các trường hợp và dựa vào hiểu biết để nói lên suy nghĩ của mình.
Trả lời:
a. Khi quyết định cho vay để mua trả góp, ngân hàng coi giấy tờ công nhận quyển sở hữu sản phẩm mua trả góp của người vay là vật thế chấp để tránh trường hợp người vay không trả lãi tiền vay theo quy định.
b. Việc học sinh, sinh viên vay vốn theo chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên khó khăn phải được thực hiện thông qua đại diện gia đình các em để xác định đó là quyết định của gia đình và họ có uy tín sẽ trả các khoản tiền đã vay trước đó.
c. Khi xem xét việc cho vay vốn để thành lập doanh nghiệp nhỏ, công ty tài chính quan tâm đến số vốn đóng góp của chủ doanh nghiệp để xác định tài sản của công ty đó đang có, xác nhận công ty đó có đủ khả năng để trả lãi hay không.
d. Việc đánh giá điểm tín nhiệm tín dụng của người sử dụng tín dụng chỉ được thực hiện ở một số ngân hảng lớn để biết được nhu cầu khách hàng hài lòng hay không khi dùng các dịch vụ tài chính của ngân hàng.
Câu 2
a. Em hãy phân biệt các hình thức cho vay tín chấp, cho vay thế chấp và cho biết khi nào nên vay tín chấp, khi nào nên vay thế chấp.
b. Em hãy nêu điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
Trả lời:
a.
– Vay tín chấp: Là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm, vui chơi giải trí… Lãi suất khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng.
– Vay thế chấp: Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng, theo hình thức vay này phải có tài sản đảm bảo mới được vay. Hạn mức vay khá cao lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Lưu ý quan trọng khi vay thế chấp là các khoản phí đi kèm như phí trả chậm hay phí trả trước hạn…
b. Phân biệt tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
Đặc điểm |
Tín dụng ngân hàng |
Tín dụng thương mại |
Khái niệm |
Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay). Trong đó các TCTD chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán. |
Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ. |
Chủ thể |
Phải có ít nhất 01 bên là ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. |
Giữa các doanh nghiệp với nhau |
Đối tượng |
Tiền tệ và hiện vật |
Hàng hóa |
Công cụ |
+ Huy động sổ tiền gởi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gởi…; + Cho vay hợp đồng tín dụng, tín chấp… |
Thương phiếu |
Thời hạn |
Trung hạn và dài hạn |
Ngắn hạn |
Lãi suất |
Cao hơn |
Thấp hơn |
Tính chất tác động |
Gián tiếp |
Trực tiếp |
Tác dụng |
Ngân hàng là chủ thể vừa đi vay (đối với chủ thể dư tiền) và vừa cho vay (đối với chủ thể cần tiền) => NH luôn có nhiều tác dụng ảnh hưởng đến các chủ thể khác, là tác nhân cho dòng tiền lưu chuyển liên tục. |
Là quan hệ giữa các DN với nhau nên thường là có quen biết, thủ tục diễn ra mau lẹ, nhanh gọn. => Mở rộng mối quan hệ hợp tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. |
Hạn chế |
Thủ tục, trình tự phức tạp hơn. |
Giữa các doanh nghiệp nên đòi hỏi chữ tín của nhau nhiều; quy mô vốn của người đi vay phải nhỏ hơn người cho vay |
Câu 3
Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những trường hợp sử dụng dịch vụ tín dụng sau: (SGK)
Trả lời:
a. Em sẽ khuyên Nam nên chọn ngân hàng uy tín, có mức lãi suất và những ưu đãi hợp lý để gửi tiền tiết kiệm.
b. Em sẽ khuyên vợ chồng chị Y nên cân nhắc kĩ xem có nên gia hạn hay không. Vì thời gian trả càng lâu thì lại suất sẽ càng tăng.
c. Khi trả góp có thể trả số tiền lúc mua ít hơn và trả trong thời gian nhất định.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 9
Câu 1
Em hãy cùng các bạn tham gia trải nghiệm tìm hiểu thủ tục mua trả góp một mặt hàng nào đó (ví dụ: điện thoại, xe máy, máy vi tính,…) và cho biết các thủ tục cần có để thực hiện mua trả góp mặt hàng đó.
Trả lời:
Giấy tờ, thủ tục mua xe máy trả góp cần chuẩn bị:
+ Giấy tờ tùy thân: Photo hộ khẩu, CMND, Giấy chứng nhận độc thân/Giấy kết hôn.
+ Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính:
– Chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, bảng lương, sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng cá nhân.
– Cá nhân sở hữu các tài sản có giá trị: đất đai, nhà cửa, ô tô, máy móc, dây chuyền nhà máy, nhà xưởng,…
– Hợp đồng thuê xe, nhà, xưởng, giấy góp vốn, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu.
– Nếu cá nhân có công ty riêng mà thu nhập chủ yếu từ công ty thì bổ sung thêm: báo cáo tài chính, báo cáo thuế, bảng lương, bảng chia lợi nhuận công ty, giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Hoá đơn chi phí cá nhân những tháng gần đây: phí điện thoại, chi phí giao dịch làm ăn…
– Không nhất thiết phải cung cấp toàn bộ giấy tờ nêu trên, tùy vào yêu cầu của bên cho vay mà thực hiện.
– Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi (mẫu do bên cho vay cung cấp).
Câu 2
Em hãy tìm hiểu, viết bài giới thiệu ý nghĩa của một loại công trái hoặc trái phiếu chính phủ mà em biết trong đời sống xã hội.
Trả lời:
Công trái được phân chia làm nhiều loại, căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có công trái trong nước và công trái ngoài nước; căn cứ vào thời hạn thanh toán nợ vay, có công trái ngắn hạn (dưới 1 năm), công trái trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm), công trái dài hạn (từ 5 năm trở lên); căn cứ vào cấp chính quyền đứng ra tổ chức vay, có công trái của chính quyền trung ương (công trái Chính phủ), công trái của chính quyền địa phương.
Theo quy định của pháp luật, công trái được chia ra làm các loại sau:
+ Tín phiếu kho bạc: công trái có thời hạn dưới một năm được phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm ngân sách;
+ Trái phiếu kho bạc: Công trái có thời hạn từ một năm trở lên, được ban hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và chỉ đầu tư phát triển;
+ Trái phiếu công trình: công trái có thời hạn từ một năm trở lên, nguồn vốn huy động được sử dụng để đầu tư cho từng công trình cụ thể. Công trái có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng, công trái bằng tiền hoặc bằng hiện vật.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế 10 Bài 9: Dịch vụ tín dụng Giải Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức trang 52 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.