Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 116 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 7 Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo để trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong sách Khoa học tự nhiên 7Kết nối tri thức với cuộc sống trang 116, 117.

Qua đó, giúp các em tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 27 Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

I. Chuẩn bị

1. Thiết bị, dụng cụ

Tủ ấm (nếu có); đĩa Petri; cốc thuỷ tinh; nhiệt kế nhãn dán; nước ấm (khoảng 40 °C); bông y tế và một số dụng cụ trong Hình 27.1.

2. Mẫu vật, hóa chất

Hạt đậu xanh, đậu đỏ,… Có thể dùng các loại hạt khác nhau tùy thuộc vào điều kiện địa phương và tuỳ theo thời vụ. Nên chọn loại hạt có vỏ mềm như hạt lạc, hạt đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt cải, hạt vừng,…

Một số dụng cụ thí nghiệm

Nước vôi trong (Nước vôi trong tác dụng với CO2 tạo thành kết tủa).

II. Cách tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm.

  • Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt
  • Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 40 °C trong 2 giờ
  • Chuẩn bị đĩa Petri có lót bông hoặc giấy thấm đã thấm nước. Lấy hạt vừa ngâm rải đều trên lớp giấy thấm hoặc bông, đậy tờ giấy thấm hoặc bông đã thấm nước lên phía trên
  • Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm nhiệt độ khoảng 30 °C đến 35 °C để hạt nảy mầm
Tham khảo thêm:   Giáo án Toán 10 (Sách mới) Kế hoạch bài dạy Toán lớp 10 sách Cánh diều, CTST, KNTT

Bước 2: Tiến hành thí nghiệm.

  • Sử dụng 2 chuông thủy tinh (có dán nhãn chuông A và B).
  • Đặt đĩa có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A (có dán nhãn cốc A). Đặt cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc B) vào trong chuông B và để trong điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm.

Bước 3: Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm.

  • Sau 1 giờ, mở 2 chuông ra và quan sát hiện tượng trên bề mặt 2 cốc nước vôi trong. Ghi lại kết quả thí nghiệm.

III. Kết quả

Câu 1: Hoàn thành bảng ghi kết quả thí nghiệm theo mẫu bên

Thí nghiệm Hiện tượng/ Kết quả
Chuông A ?
Chuông B ?

Trả lời:

Thí nghiệm Hiện tượng/Kết quả
Chuông A Cốc nước vôi trong xuất hiện lớp váng dày và nhiều vẩn đục.
Chuông B Hầu như không xuất hiện váng và vẩn đục hoặc có thì chỉ xuất hiện một lớp váng rất mỏng.

Câu 2: Giải thích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận từ thí nghiệm trong bài.

Trả lời:

* Giải thích kết quả thí nghiệm:

  • Chuông A: Hạt đang nảy mầm có quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh tạo ra nhiều khí carbon dioxide → Khí carbon dioxide phản ứng với nước vôi trong tạo ra kết tủa → Cốc nước vôi trong xuất hiện lớp váng dày và nhiều vẩn đục.
  • Chuông B: Không có hiện tượng gì xảy ra đối với cốc nước vôi trong vì ở chuông B không có quá trình hô hấp tế bào của hạt nên chỉ có hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí → Do hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí thấp nên không đủ làm vẩn đục cốc nước vôi trong mà chỉ xuất hiện một lớp váng rất mỏng.
Tham khảo thêm:   Quyết định số 46/2009/QĐ-TTG Quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện C Đà Nẵng thuộc Bộ Y tế

* Kết luận:

Ở các hạt đang nảy mầm, quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh mẽ tạo ra khí carbon dioxide.

* Trả lời câu hỏi:

1. Trong các bước chuẩn bị hạt nảy mầm:

  • Mục đích của việc ngâm hạt trong nước là gì?
  • Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì?
  • Tại sao sau khi hạt được ngâm nước lại để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng?

Trả lời:

  • Mục đích của việc ngâm hạt trong nước là cung cấp đủ nước cho hạt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào diễn ra → tạo ra năng lượng, vật chất kích thích hạt nảy mầm.
  • Lót bông hoặc giấy đã thấm nước rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng cung cấp nước (nguyên liệu) liên tục cho quá trình hô hấp tế bào để đảm bảo đủ vật chất và năng lượng cho sự phát triển của mầm cây.
  • Sau khi hạt được ngâm nước, để trong tủ ấm nhiệt độ khoảng từ 30oC đến 35oC hoặc điều kiện nhiệt độ phòng để tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả, đảm bảo tỉ lệ nảy mầm, phát triển của hạt.

2. Tại sao hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm?

Trả lời:

Hạt giống để lâu sau khi thu hoạch thì sức nảy mầm giảm vì trong quá trình bảo quản thì quá trình hô hấp của hạt giống vẫn diễn ra làm giảm hàm lượng chất hữu cơ trong hạt → Giảm sút khối lượng và chất lượng hạt giống → Tỉ lệ nảy mầm giảm.

3. Vào kì nghỉ hè, Lan thường được mẹ hướng dẫn làm giá đỗ từ hạt đậu xanh để có thêm nguồn rau sạch, các bước Lan được hướng dẫn như sau:

  • Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ
  • Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát
  • Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40oC đến 45oC) khoảng 2 đến 3 giờ.
  • Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu “uống nước” mỗi ngày 2 lần
Tham khảo thêm:   Điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 Kiên Giang Điểm chuẩn vào 10 năm 2023

Dựa trên những hiểu biết của mình, em hãy giải thích ý nghĩa của các bước làm trên.

Trả lời:

Bước 1: Lọc bỏ những hạt lép, mọt hoặc bị vỡ.

– Giúp loại bỏ các hạt có khả năng nảy mầm kém, tăng tỉ lệ nảy mầm của giá đỗ, tránh trường hợp các hạt không nảy mầm bị nhũn thối.

Bước 2: Để hạt đậu trong rổ (rá) và chà xát.

– Giúp làm nứt vỏ hạt, giúp hạt rễ nảy mầm, tăng kích thích cảm ứng giúp hạt nảy mầm tốt hơn.

Bước 3: Ngâm hạt đậu trong nước ấm (40°C đến 45 °C) khoảng 2 đến 3 giờ.

– Các tế bào hạt khi được ngâm no nước → Kích thích quá trình hô hấp của hạt → Kích thích quá trình nảy mầm nhanh và mạnh hơn.

Bước 4: Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu “uống nước” mỗi ngày 2 lần.

– Để hạt trong chỗ tối giúp kích thích mầm rẽ phát triển mập và chắc hơn, tránh trường hợp hạt tiếp xúc với ánh sáng tạo ra các chất trung gian gây đắng giá.

– Cho hạt uống nước 2 lần mỗi ngày giúp cung cấp đủ nước cho giá đỗ phát triển.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 27: Thực hành: Hô hấp ở thực vật Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 116 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *