Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án mầm non: Lớp chồi Giáo án mầm non cả năm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án mầm non: Lớp chồi trọn bộ tổng hợp các bài giảng hay nhất dành cho các giáo viên mầm non để sử dụng trong việc giảng dạy chương trình kiến thức mầm non dành cho trẻ ở độ tuổi từ 3 – 4 tuổi. Nội dung giáo án được xây dựng rất khoa học, kiến thức chuẩn xác, hỗ trợ các giáo viên có những tiết học hiệu quả và thuận lợi nhất.

Mời các thầy cô cùng tải về trọn bộ giáo án lớp chồi để tham khảo và phục vụ cho công tác giảng dạy. Chúc quý thầy cô và các em học sinh có những tiết học hay.

Giáo án mầm non trọn bộ

Giáo án dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo

Giáo án lớp chồi

CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN

Thời gian thực hiện: 3 tuần từ …….

I. Đón trẻ

– Cô niềm nở, ân cần với trẻ, giúp trẻ nhanh chóng làm quen với cô giáo và các bạn.

– Dạy trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào các bạn khi đến lớp.

– Trao đổi nhanh với phụ huynh về nội qui của trường, lớp, các hoạt động ở trường cũng như tình hình sức khoẻ của trẻ.

– Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích

– Trò chuyện nới trẻ về bản thân trẻ: Tên, tuổi, sở thích: Tên con là gì? Con mấy tuổi? Con thích đồ chơi gì? Con thích ăn quả gì? Thích quần áo màu gì? ….gợi ý trẻ giới thiệu về ảnh của mình nếu có.

– Đọc thơ, múa hát, kể chuyện có trong chủ đề.

– Xem tranh ảnh bé và các bạn.

– Chuẩn bị đồ dùng chuyển sang HĐ khác

II. Thể dục sáng

Thổi bóng.

1. Mục tiêu

– Tập thở sâu, trẻ được hít thở không khí trong lành và tắm nắng buổi sáng.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh lớp 4 Unit 6: Lesson Five Unit 6 trang 48 Family and Friends (Chân trời sáng tạo)

– Biết tập các động tác theo cô, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô qua đó phát triển cơ bắp dây chằng, chiều cao cho trẻ.

– Tập trung ngay ngắn khi có hiệu lệnh, và biết làm theo hiệu lệnh của cô.

– Trẻ có thói quen tập TD, có tinh thần tập thể, tính kỷ luật và tinh thần đoàn kết.

– Giúp cho trẻ có tinh thần thoải mái khi tham gia các hoạt động khác

– GD trẻ có thói quen thể dục sáng để có cơ thể khoẻ mạnh

2. Chuẩn bị

– Sân tập sạch sẽ bằng phẳng

– Đầu tóc, quần áo trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp.

– Mỗi trẻ 1 quả bóng đường kính 15-20cm.

– Tâm sinh lý thoải mái

3. Tổ chức HĐ

a. Khởi động

– Cho trẻ đi vòng quanh nơi tập 1-2 vòng, trẻ lấy bóng và đứng thành vòng tròn để tập.

b. Trọng động

Cho trẻ tập với các động tác theo cô.

* Đtác 1: Thổi bóng (Tập 3-4 lần)

– TTCB: Trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới chân, hai tay chụm lại để trước miệng

– Tập:

  • Cô nói “Thổi bóng” trẻ hít vào thật sâu rồi thở ra từ từ, kết hợp 2 tay cũng dang rộng ra từ từ (làm bóng to)
  • Trở lại tư thế ban đầu

* Đtác 2: Đưa bóng lên cao (Tập 3-4 lần)

– TTCB: Trẻ đứng tự nhiên, 2tay cầm bóng để ngang ngực

– Tập:

  • Cô nói: “Đưa bóng lên cao” 2 tay trẻ cầm bóng đưa thẳng lên cao.
  • Cô nói: “Bỏ bóng xuống” trẻ đưa 2 tay cầm bóng về tư thế ban đầu.

* Đtác 3: Cầm bóng lên (Tập 2-3 lần)

– TTCB: Chân đứng ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.

– Tập:

  • Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống, cầm bóng giơ lên ngang ngực.
  • Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống đặt xuống sàn

* Đtác 4: Bóng nẩy (Tập 4-5 lần)

– TTCB: Trẻ đứng thoải mái, hai tay cầm bóng.

– Tập:

  • Trẻ nhảy bật tại chỗ vừa bật vừa nói “Bóng nẩy”
Tham khảo thêm:   Đáp án thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội Đáp án tuổi trẻ Hà Nội Tuần 5 (Từ 17/5/2021 đến 23/5/2021)

c. Hồi tĩnh

Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2-3 vòng quanh sân tập rồi chuyển sang hoạt động khác

III. Chơi HĐ góc

Chơi vào thứ 2,4,6 trong tuần.

– Dự Kiến nội dung chơi

– Góc thao tác vai:

  • Chơi bế em, cho em ăn…
  • Chơi bán hàng: Bán hàng, hoa quả, đồ chơi.

– Góc hoạt động với đồ vật:

  • Xâu vòng trang trí lớp, xếp nhà….
  • Nhận biết màu đỏ, vàng.

– Góc vận động:

  • Chơi với vòng, bóng.
  • Chơi kéo đẩy đồ chơi.

– Góc sách:

  • Xem sách, tranh ảnh về bé và các bạn.

1. Mục tiêu

– Thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và khám phá những điều mới lạ xung quanh trẻ.

– Hình thành khả năng phối hợp các giác quan của trẻ, phát triển các cơ ngón tay và vận động của trẻ.

– Bước đầu trẻ biết tập chơi với đồ dùng đồ chơi, biết cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.

– Trẻ hứng thú chơi, không tranh giành đồ dùng đồ chơi của bạn trong khi chơi.

– Biết cách bế em, xúc cho em ăn …..

– Chơi xong biết thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi qui định cùng cô.

2. Chuẩn bị

– Đồ dùng đồ chơi em bé: búp bê, bát thìa…..

– Đồ bán hàng: bánh kẹo, hoa quả, nước ngọt….

– Vòng, bóng……

– Tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, hình ảnh bé và các bạn……

– Đồ dùng đồ chơi các góc sắp xếp , trang trí , theo chủ đề.

3. Tổ chức hoạt động

a. Bước 1: Thoả thuận trước khi chơi

* Gây hứng thú

– Cô cho trẻ chơi T.C, hát múa, đọc thơ…Trò chuyện về chủ đề và dẫn dắt trẻ vào hoạt động

* Giới thiệu góc chơi – lựa chọn chủ đề chơi

– Góc thao tác vai có búp bê, bát, thìa……

– Góc vận động có bóng, vòng….

– Chúng mình thích chơi với những đồ chơi đó không? Cô mời trẻ về góc trẻ thích và chơi

– Cô bao quát và cân đối trẻ ở các góc.

– Giáo dục trẻ trước, trong và sau khi chơi:

+ Lấy, chơi, và cất đồ chơi nhẹ nhàng đúng nơi qui định, không ném đồ dùng đồ chơi,

Tham khảo thêm:   KHTN Lớp 7 Bài 18: Nam châm Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86

+ Không tranh giành đồ chơi của bạn….

b. Bước 2: Quá trình chơi

– Cô đi nhanh đến từng góc chơi, quan sát trẻ chơi và nhập vai chơi cùng trẻ.

– Cung cấp kinh nghiệm chơi cho trẻ.

+ Đối với trẻ chưa biết thao tác với đồ vật cô cần hướng dẫn trẻ, cô có thể làm mẫu hoặc gợi ý trẻ bằng lời.

+ Đối với những trẻ đã biết cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời và nâng cao yêu cầu giúp trẻ hứng thú và say sưa hơn.

VD: Ở góc thao tác vai trẻ chưa biết sắp xếp hàng cô đến nhập vai: để tôi giúp bác bày hàng nhé, xin mời các bác đến mua hàng…..

– Quan sát trong quá trình chơi của trẻ: Chú ý đến các kỹ năng chơi của trẻ, kỹ năng giao tiếp, thao tác với đồ dùng đồ chơi… để uấn nắn kịp thời.

– Sử lí các tình huống kịp thời khi xảy ra

– Gợi ý để trẻ đổi góc chơi nếu thấy trẻ chán.

c. Bước 3: Nhận xét sau khi chơi

– Trước khi cô báo tín hiệu kết thúc cô cần đặt câu hỏi và hỏi trẻ đã làm được gì? Chơi có vui không?

– Cho trẻ tự nhận xét các bạn ai chơi ngoan? Ai chơi hư?

– Cô nhận xét chung ngắn gọn, khuyến khích động viên trẻ tạo niềm vui hứng thú cho trẻ vào các giờ sau

– Giới thiệu nội dung chơi hôm sau, tạo hứng thú chơi cho trẻ.

* Kết thúc

– Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi theo từng góc chơi ( vừa thu dọn vừa hát bài “Giờ chơi đã hết” )

– Chú ý đến kỹ năng sắp xếp đồ dùng đồ chơi của trẻ

IV. Chơi HĐNT – Dạo chơi:

Tổ chức vào thứ 3, 5 trong tuần.

…………………………………………………..

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án mầm non: Lớp chồi Giáo án mầm non cả năm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *