Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 122 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trang 122→127 sách Cánh diều 7.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 26 thuộc Chủ đề 8 trong sách giáo khoa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7:Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

I. Quá trình trao đổi nước ở động vật

1. Nhu cầu nước của cơ thể động vật và người

Câu hỏi 1

Động vật có nhu cầu nước như thế nào ?

Trả lời

Động vật có nhu cầu nước phụ thuộc vào loại, kích thước cơ thể, độ tuổi, thức ăn, nhiệt độ của môi trường.

Câu hỏi 2

Từ thông tin trong bảng 26.1, Động vật có nhu cầu nước như thế nào. Tại sao nhu cầu nước lại khác nhau giữa các động vật và ở các nhiệt độ khác nhau.

Trả lời 

Nhu cầu nước ở mỗi loại đồng vật là khác nhau. Cùng một cơ thể động vật nhưng nhu cầu nước sẽ khác nhau ở những nhiệt độ khác nhau.Nhiệt độ càng cao thì nhu cầu nước của động vật sẽ tăng. Nhiệt độ thấp thì nhu cầu nước ít

Tham khảo thêm:   Thông tư 17/2022/TT-BGTVT Sửa quy định PCCC đối với xe ô tô hợp đồng

Câu hỏi 3

Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày chỉ cung cấp cho bò lấy sữa lượng nước như bò lấy thịt

Trả lời

Nhu cầu nước của bò lấy sữa cao hơn rất nhiều so với bò lấy thịt. Nếu như cung cấp lượng nước cho bò lấy sữa giống bò lấy thịt thì lượng sữa thu được sẽ ít đi hoặc sẽ không có.

2. Con đường trao đổi nước ở vật và người

Câu hỏi 4

Quan sát hình 26.1, mô tả con đường trao đổi nước ở người

II. Dinh dưỡng ở động vật

1. Nhu cầu dinh dưỡng

Câu hỏi 5

Cho biết nhu cầu dinh dưỡng là gì ? Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố nào ?

Trả lời

Nhu cầu dinh dưỡng là : lượng thức ăn mà động vật cần thu nhận vào hằng ngày để xây dựng cơ thể và duy trì sự sống.

Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào mỗi loại, độ tuổi, giai đoạn phát triển và cường độ hoạt động của cơ thể, thời tiết, nhiệt độ, mùa …

2. Con đường thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã.

Câu hỏi 6

Quan sát hình 26.2, mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người.

Trả lời 

Mô tả con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người:

Miệng thu nhận thức ăn, nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản, sau đó thức ăn được đưa xuống dạ dày.

Ở dạ dày thức ăn sẽ được nhào trộn thành một hỗn hợp lỏng và tiêu hoá một phần .

Thức ăn tiếp tục được tiêu hoá ở ruột non và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Khi đi qua ruột già, hỗn hợp chất lỏng tiếp tục được tái hấp thu và chuyển thành chất thải rắn.

Thông qua trực tràng và hậu môn, chất thải rắn được thải ra ngoài

3. Con đường vận chuyển các chất ở động vật

Luyện tập 1

Quan sát hình 26.3, phân biệt các giai đoạn: thu nhận, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã ở người.

Tham khảo thêm:   Thủ tục đăng ký, quản lý cư trú

Trả lời

Phân biệt :

Giai đoạn thu nhận: miệng thu nhận thức ăn -> nghiền nhỏ và đẩy thức ăn xuống thực quản->

Thực quản vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.

Giai đoạn tiêu hóa: thức ăn được tiêu hóa một phần ở dạ dày -> Dạ dày nhào trộn thức ăn thành hỗn hợp lỏng, tiêu hóa một phần -> Sau đó chuyển xuống ruột non ->Tại đây, thức ăn tiếp tục được tiêu hóa và các chất dinh dưỡng được hấp thụ.

Giai đoạn thải bã: được thực hiện thông qua ruột già. Ruột già hấp thụ nước từ chất thải lỏng, chuyển thành chất thải rắn (phân)-> Trực tràng là nơi chứa phân -> Phân được đẩy ra khỏi cơ thể thông qua hậu môn.

Câu hỏi 7

Thức ăn đã tiêu hoá ( chất dinh dưỡng ) đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể theo những con đường nào ?

Trả lời

Thức ăn được tiêu hoá đi đến các bộ phận của cơ thể thông qua : Hệ tuần hoàn

Câu hỏi 8

Vì sao cần xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất, đủ lượng?

Trả lời

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất và đủ lượng sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giúp cơ thể có đủ năng lương hoạt động và được khỏe mạnh, dẻo dai hơn

Câu hỏi 9

Vì sao ta cần phải phối hợp ăn nhiều loại thức ăn?

Trả lời

Cần phối hợp ăn nhiều loại thức ăn là vì : Chế độ ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng đều có hại cho cơ thể. Nếu ăn một loại thức ăn với lượng nhiều và trong thời gian dài sẽ bị thừa chất, có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Khi phối hợp ăn đa dạng các loại thức ăn thì sẽ bổ sung được đa dạng các loại chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi cơ thể hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng thì sức khỏe sẽ được cải thiện hơn

Câu hỏi 10

Kể tên một số bệnh do thiếu dinh dưỡng mà em biết. Nêu biện pháp phòng tránh các bệnh đó.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

Trả lời

Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng : suy dinh dưỡng, đau xương khớp, còi xương,bướu cổ, khô mắt ….

Biện pháp phòng, tránh : Phối hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và vận động cơ thể phù hợp.

Bệnh suy dinh dưỡng, còi xương là do thiếu chất đạm . Nên cần bổ sung các món ăn chứa đạm trong thực đơn hằng ngày.

Bệnh bướu cổ là do thiếu iot. Vì vậy cần sử dụng muối có chứa i ốt để nêm nếm gia vị

Bệnh khô mắt là do thiếu vitamin A. Vì vậy cần bổ sung các loại hoa quả, rau củ có chứa nhiều vitamin A. …

-> Để phòng tránh các bệnh suy dinh dưỡng thì ta cần phải : ăn uống đủ chất, ăn đa dạng các loại thức ăn.

Câu hỏi 11

Vì sao rèn luyện thể thao và lao động kết hợp với dinh dưỡng phù hợp thì có thể phòng tránh một số bệnh do dinh dưỡng không hợp lý ?

Trả lời

Việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là rất cần thiết . Tuy nhiên với các chất được nạp vào thì cơ thể chỉ hấp thu một phần. Nếu các chất dinh dưỡng dư thừa mà không chịu đào thải ra bên ngoài thì sẽ có hại cho sức khỏe. Vì thế, việc kết hợp rèn luyện thể thao và lao động là nhằm mục đích đào thải lượng chất dinh dưỡng dư thừa ra ngoài. Từ đó phòng tránh được bệnh tật

Câu hỏi 12

Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn? Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trả lời

(1) Thực phẩm sạch và an toàn là những thực phẩm tươi, sống, không chất bảo quản . Là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ

(2) Để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm ta cần :

Rửa sạch, ngâm nuóc muối rau củ quả trước khi ăn.

Thực hiện ăn chín uống sôi.

Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 26: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều trang 122 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *