Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 18: Nam châm Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 86, 87, 88, 89 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý trả lời các câu hỏi Bài 18: Nam châm của Chương VI: Từ.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 18 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Tính chất từ của nam châm

❓Một đầu kim luôn chỉ hướng nào và đầu kia của kim luôn chỉ hướng nào (hướng bắc hay hướng nam)?

Nam châm

Trả lời:

Khi kim nam châm đã nằm cân bằng, đầu sơn màu đỏ luôn chỉ theo hướng Bắc, đầu sơn màu xanh luôn chỉ theo hướng Nam.

Nam châm

❓Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra những tính chất gì của nam châm?

Tham khảo thêm:   Toán 3: Em làm được những gì? Giải Toán lớp 3 trang 49 sách Chân trời sáng tạo - Tập 1

Trả lời:

Từ các thí nghiệm trên, ta kết luận: Nam châm có tính chất từ.

❓Dùng kim nam châm xác định các hướng nam, bắc, đông, tây ở trong phòng học.

Nam châm

Trả lời:

Khi kim nam châm nằm cân bằng:

  • Đầu kim nam châm màu đỏ chỉ về đâu thì đó là hướng Bắc.
  • Đầu kim nam châm màu xanh (hoặc trắng) chỉ về đâu thì đó là hướng Nam.
  • Hướng Đông nằm phía bên phải hướng Bắc – Nam.
  • Hướng Tây nằm phía bên trái hướng Bắc – Nam.

❓Làm thế nào để xác định được cực Bắc và cực Nam của một nam châm khi trên nam châm không đánh dấu cực?

Trả lời:

– Cách 1: Đặt nam châm trên miếng xốp rồi thả vào chậu nước, sao cho nam châm nổi trên mặt nước. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng trên mặt nước thì:

  • Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc ⇒⇒ đó là cực Bắc của nam châm.
  • Đầu còn lại hướng về phía Nam ⇒⇒ đó là cực Nam của nam châm.

Nam châm

– Cách 2:

Treo nam châm bằng một sợi dây chỉ mềm sao cho thanh nam châm nằm ngang. Nam châm sẽ quay tự do, đến khi nằm cân bằng thì:

  • Một đầu của nam châm hướng về phía Bắc ⇒⇒ đó là cực Bắc của nam châm.
  • Đầu còn lại hướng về phía Nam ⇒⇒ đó là cực Nam của nam châm.

Nam châm

Tương tác giữa hai nam châm

❓Qua thí nghiệm có thể rút ra kết luận gì về tương tác giữa hai nam châm?

Tham khảo thêm:   Công văn 2355/2013/BTC-CST Thuế giá trị gia tăng mặt hàng vi sinh dùng trong sản xuất yaourt và mặt hàng hóa chất để kiểm tra dư lượng kháng sinh trong sữa

Trả lời:

Kết luận:

Khi đưa hai thanh nam châm lại gần nhau:

+ Hai cực cùng tên đẩy nhau.

Hai cực cùng tên đẩy nhau

+ Hai cực khác tên hút nhau.

Hai cực cùng tên đẩy nhau

Định hướng của một kim nam châm tự do

❓Từ thí nghiệm trên rút ra nhận xét gì về tác dụng của một nam châm lên một kim nam châm?

Trả lời:

Nhận xét: Kim nam châm đặt gần nam châm sẽ chịu tác dụng của nam châm làm cho kim nam châm nằm theo một hướng xác định.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 18: Nam châm Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *