Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 40: Lực là gì? Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 144 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 6 Bài 40 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi nội dung bài học Lực là gì? thuộc Chương VIII: Lực trong đời sống.

Soạn KHTN 6 Kết nối tri thức trang 144, 145, 146 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 6 trong quá trình giải bài tập. Vậy sau đây là Soạn Khoa học tự nhiên 6 KNTT Bài 40 mời các bạn theo dõi nhé.

Phần mở đầu

❓Tuy chưa được học về lực nhưng chắc em đã không ít lần nghe nói tới lực. Em có thể xác định được những lực nào trong các hình bên?

Lực

Trả lời:

Các lực trong hình bên là: lực hút, lực đẩy, lực đàn hồi.

Tác dụng của lực

❓ Hoạt động: Trong khi đá bóng người ta luôn phải tác dụng lực lên quả bóng, khi thì làm bóng bắt đầu chuyển động , khi thì làm bóng chuyển động nhanh dần, chuyển động chậm dần, dừng lại, đổi hướng chuyển động. Hãy thảo luận nhóm để xác định xem: mỗi hình ứng với tác dụng nào trong 5 tác dụng kể trên của lực và tìm cụm từ thích hợp cho các vị trí (1),(2),(3),(4),(5) mô tả trong Hình 40.2.

Tham khảo thêm:   Giấy mời phỏng vấn

Hình 40.2

Trả lời:

– Hình a: Cầu thủ đá vào bóng đang đứng yên làm bóng bắt đầu chuyển động.

– Hình b: Bóng rơi xuống, lăn trên sân. Lực cản của cỏ trên sân làm bóng chuyển động chậm dần.

– Hình c: Bóng đang bay về phí khung thành thì bị hậu vệ phá sang trái. Lực của hậu vệ làm bóng đổi hướng chuyển động.

– Hình d: Bóng bay vào trước khung thành, bị thủ môn bắt dính. Lực của thủ môn làm bóng dừng lại.

– Hình e: Bóng đang lăn trên sân thì một cầu thủ chạy theo đá nối. Lực của cầu thủ này làm bóng chuyển động nhanh dần.

❓Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động.

Trả lời:

  • Lực làm thay đổi tốc độ: Xe đạp đang đi lên dốc, có người tác dụng lực đẩy làm xe chuyển động nhanh hơn.
  • Lực làm thay đổi hướng chuyển động: Dùng vợt đánh quả cầu lông làm thay đổi hướng chuyển động của nó.

❓ Hoạt động: Nén một lò xo, kéo dãn dây chun (Hình 40.3). Mô tả sự thay đổi hình dạng của lò xo, dây cao su khi chịu lực tác dụng.

Hình 40.3

Trả lời:

Khi lò xo bị nén thì chiều dài của lò xo ngắn lại.

Khi kéo dãn dây chun ra thì chiều dài của nó dài thêm.

❓Hãy tìm thêm ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật.

Tham khảo thêm:   Địa lí 11 Bài 26: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc Soạn Địa 11 Kết nối tri thức trang 131, 132, ..., 138

Trả lời:

Ví dụ về lực làm thay đổi hình dạng của vật:

  • Kéo dây cung, thì dây cung bị biến dạng.
  • Ngồi lên đệm cao su làm đệm bị biến dạng.
  • Dùng tay ép chặt quả bóng cao su khiến cho quả bóng bị lõm xuống.

❓Theo em, lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật không? Nếu có, hãy cho ví dụ hoặc dùng các lực trong hình ở đầu bài để chứng minh.

Trả lời:

Lực tác dụng lên vật có thể vừa làm thay đổi chuyển động của vật, vừa làm biến dạng vật.

  • Thả quả bóng cao su từ trên cao xuống => quả bóng vừa bị thay đổi chuyển động, vừa bị nõm xuống (biến dạng).
  • Dùng vợt tác dụng lực vào quả bóng tennis => làm quả bóng bị biến dạng và đổi hướng chuyển động.

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

❓Trong các lực ở hình đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?

Lực

Trả lời:

  • Lực tiếp xúc: hình b; hình c; hình d
  • Lực không tiếp xúc: hình a.

❓Hãy tìm thêm ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Trả lời:

  • Lực tiếp xúc: lực sút của chân cầu thủ lên quả bóng; lực đẩy của tay lên thùng hàng, lực kéo của tay lên chiếc vani,…
  • Lực không tiếp xúc|: lực hút của nam châm nên các mẩu sắt vụn, lực hút của Trái Đất khi quả táo rơi từ trên cây xuống mặt đất,…
Tham khảo thêm:   Mẫu bài dạy minh họa Mô đun 3 THPT - Tất cả các môn Giáo án minh họa Mô đun 3 (9 môn)

❓Lực lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 và lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 có gì khác nhau?

Trả lời:

Lò xo tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 1 tạo ra lực tiếp xúc. Còn lực xe B tác dụng lên xe A ở thí nghiệm 2 là lực không tiếp xúc.

Em có thể?

Nhận biết được tác dụng của lực ở một số tình huống thường gặp trong đời sống.

Trả lời:

  • Người tác dụng lực đẩy vào xe hàng làm nó chuyển động.
  • Lực của búa tác dụng vào đinh làm đinh xuyên sâu vào tường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 40: Lực là gì? Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 144 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *