Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30, 31, 32, 33, 34, 35.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 trang30 – 35 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 10 Chương II: Chất quanh ta. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần mở đầu

❓Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất?

Trả lời:

Sự chuyển thể của nước gây ra các hiện tượng: mây, mưa, tuyết, đóng băng, tan băng, …

I. Các thể của chất: thể rắn, thể lỏng và thể khí

Câu hỏi trang 30

Câu 1: Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết.

Tham khảo thêm:   Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 THPT - Tất cả các môn Đáp án tập huấn Module 9 (7 môn)

Trả lời:

Một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí

  • Chất ở thể rắn: đá, sắt, chì, …
  • Chất ở thể lỏng: dầu ăn, nước, thủy ngân, …
  • Chất ở thể khí: khí oxi, khí gas, hơi nước, …

Câu 2: Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?

Trả lời

Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể.

Hoạt động trang 30

Tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí

Chuẩn bị: 1 miếng gỗ nhỏ, 2 xi-lanh, nước có pha màu.

Tiến hành:

Hoạt động

Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

Trả lời

Hình dạng:

Thể rắn

Thể lỏng

Thể khí

Hình dạng

Hình dạng cố định

Hình dạng theo vật chứa

Hình dạng theo vật chứa

Khả năng chịu nén

Rất khó nén

Khó nén

Dễ nén

Câu hỏi trang 31

Câu 1: Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí?

Trả lời

Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng.

Câu 2: Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng?

Tham khảo thêm:   Công văn 8517/TCHQ-TXNK Hướng dẫn thực hiện mục lục ngân sách

Trả lời

Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể lỏng. Chất lỏng không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.

Câu 3: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể rắn.

Trả lời

Khi nước đóng thành băng, nó cứng và sẽ nổi lên trên mặt nước do đó ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng.

II. Sự chuyển thể của chất

1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

Câu 1. Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538C, 232C, -39C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường.

Trả lời

Chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân.

Câu 2. Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao?

Trả lời

Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng, cục đá sẽ dần dần tan chảy thành nước.

Câu 3. Quan sát hình 10.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b).

Sự nóng chảy và sự đông đặc

Trả lời

  • Khi chuyển sang mùa hè, nước chảy rất mạnh.
  • Khi chuyển sang mùa đông, nước bị đóng băng.
  • Nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

Hoạt động: Theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy

Chuẩn bị:nước đá viên, nước nóng, 1 ống nghiệm, 1 cốc thủy tinh, nhiệt kế (có dải đo từ dưới – 5oC đến trên 50oC.

Tham khảo thêm:   Cách cài đặt và chơi Cửu Kiếm 3D trên PC

Tiến hành: Cho nước đá viên đập nhỏ vào ống nghiệm. Cắm nhiệt kế vào giữa khối nước đá. Đặt ống nghiệm vào cốc thủy tinh có chưa nước nóng.

Theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy

Em hãy:

1. Ghi lại nhiệt độ và thể của nước trong ống nghiệm theo mẫu bảng

Thời gian ( phút) Nhiệt độ Thể
Ban đầu ? ?
1 phút ? ?
2 phút ? ?
….. ? ?
10 phút ? ?

2. Nhận xét về nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy?

Trả lời

1.

Thời gian (phút) Nhiệt độ Thể
Ban đầu 0 Rắn
1 đến 8 0 Rắn + lỏng
9 5 Lỏng
10 8 Lỏng

2. Nhiệt độ không thay đổi trong suốt quá trình nước đá nóng chảy

2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ

Câu 1: Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ.

Trả lời

Giống nhau: Đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng.

Khác nhau:

  • Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí
  • Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng

Câu 2: Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.

Trả lời

Điểm giống nhau: Đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Điểm khác nhau:

  • Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Xảy ra chậm, khó quan sát.
  • Sự sôi: chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng. Xảy ra nhanh, dễ quan sát.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *