Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường Mầm non Mẫu kế hoạch kiểm tra nội bộ và hoạt động nhà giáo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn mẫu kế hoạch kiểm tra nội bộ trường Mầm non được chúng tôi tổng hợp chi tiết và đăng tải ngay sau đây.

Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường Mầm non là mẫu kế hoạch được lập ra để phân công chi tiết kế hoạch kiểm tra các hoạt động nội bộ của trường như công tác giảng dạy, Vệ sinh ATTP…. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải mẫu tại đây.

UBND QUẬN …..
TRƯỜNG MẦM NON …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
—————

Số: …/KH-MN….

…..ngày ….tháng…..năm……..

KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG MẦM NON

Căn cứ Quyết định……. ngày …… của UBND tỉnh…………..Quyết định về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học …………….;

Căn cứ Kế hoạch số…….. của Phòng GD&ĐT TP………… ngày……… về Kế hoạch nhiệm vụ năm học ………; Thực hiện Kế hoạch số …………….. ngày …………của trường mầm non ………………. về Kế hoạch nhiệm vụ năm học 20…- 20……

Trường mầm non ………….. xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học…………. như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

– Kiểm tra nội bộ để xem xét, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục, Kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường. Trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại nhà giáo và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường.

– Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà giáo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, Luật giáo dục và các quy định của nhà trường, địa phương.

– Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo, khẳng định những mặt đã làm được để phát huy, đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém.

– Giúp cho đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc và hoàn thành tôt nhiệm vụ năm học đã đề ra.

2. Yêu cầu:

– Toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc Kế hoạch kiểm tra nội bộ, có trách nhiệm phối hợp với các thành viên trong Ban kiểm tra trong quá trình kiểm tra.

– Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình trong công tác kiểm tra.

II. NHIỆM VỤ CHUNG:

1. Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của chính phủ về tổ chức và hoạt động; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 của Bộ trưởng BGDĐT hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục theo hướng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Chú trọng các giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra. Thành lập các Ban ngành của nhà trường theo đúng quy định như: Ban kiểm tra nộ bộ trường học, Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân… Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nhận thức cho đội ngũ cộng tác viên kiểm tra của nhà trường để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra. Chú ý đến chất lượng đội ngũ CB, GV, NV về trình độ năng lực và công tác bố trí vị trí sắp xếp việc làm cho phù hợp.

2. Chú trọng kiểm tra Hoạt động sư phạm của nhà giáo qua các hoạt động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chương trình giáo dục, công tác bảo quản tài sản, quản lý nhóm/lớp, quản lý trẻ, ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của ngành, nội quy của cơ quan, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, phụ huynh; tinh thần đoàn kết trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp; không bạo hành và không xâm phạm thân thể trẻ.

Tham khảo thêm:   TOP ứng dụng giao tiếp nội bộ trong công ty tuyệt vời nhất

– Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất của nhóm lớp, các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động CSGD trẻ tại các nhóm lớp.

3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, các quy định, quy chế của nhà giáo và của chuyên môn. Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thế chất, kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích, tệ nạn xã hội.

4. Tiếp nhận các ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên và phụ huynh, thực hiện theo đúng quy trình tiếp công dân quy định tại thông tư 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ.

5. Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác quản lý giáo dục: Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, công tác ba công khai, công tác kiểm tra, theo thông tư 09/2009/TT-BGDĐT. Thực hiện cải cách hành chính: Tập trung làm rõ ngân sách chi cho giáo dục( lương, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng..). Công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra nội bộ…

– Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có); theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định sau khi kiểm tra của thủ trưởng đơn vị.

6. Kiểm tra một số nội dung khác

– Kiểm tra, giám sát công tác xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Kiểm tra các khoản đóng góp thu, chi của phụ huynh

– Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tuyên truyền về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, minh bạch trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị …

– Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo.

– Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với CB,GV,NV. Các văn bằng chứng chỉ của giáo viên, nhân viên

– Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong nhà trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và hoạt động giáo dục. Công tác Phổ cập giáo dục, công tác xây dưng trường Chuẩn quốc gia.

III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Công tác tổ chức:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, khiếu nại tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng như: Luật thanh tra, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, Luật phòng chống tham nhũng…. Đặc biệt Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 về tổ chức và hoạt động Thanh tra Giáo dục, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

+ Thành lập và kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học, các thành viên trong ban phải là cán bộ, giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác. Chủ động phối hợp với Công đoàn củng cố về tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân theo Luật thanh tra 2010;

*Về tổ chức xây dựng lực lượng:

– Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học gồm: 07 đồng chí.

STT Họ và tên Chức vụ Trình độ Nhiệm vụ
1 Hiệu trưởng ĐH Trưởng ban
2 Hiệu phó ĐH Phó ban
3 TTCM – TBTT ĐH Uỷ viên
4 Tổ trưởng tổ VP TC UV- thư ký
5 UBKTC Đ ĐH Ủy viên
6 Tổ phó CM ĐH Ủy viên
7 Kế toán ĐH Uỷ viên
Tham khảo thêm:   Quyết định về việc tạm đình chỉ thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế Ban hành kèm theo Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

– Phối hợp với BCH công đoàn chỉ đạo hoạt động của Ban TTND theo Luật Thanh tra 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ.

2. Nội dung kiểm tra:

1. Kiểm tra theo kế hoạch:

1.1 Kiểm tra toàn diện:

– Kiểm tra nội bộ 4 giáo viên

1.2 Kiểm tra chuyên môn:

– Dự giờ mỗi giáo viên ít nhất 1 lần/1 chủ đề.( bao gồm tất cả các hoạt động)

– Kiểm tra hồ sơ sổ sách của tổ, giáo viên, nhân viên mỗi năm 3 lần vào đầu năm học và cuối mỗi học kỳ.

– Kiểm tra tỷ lệ chuyên cần hàng tháng, kết quả theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.

– Kiểm tra công tác bảo quản, sử dụng tài sản, thiết bị hàng năm.

– Kiểm tra cơ sở vật chất, công tác đảm bảo an toàn tại các lớp.

– Kiểm tra việc xuất nhập thực phẩm

– Kiểm tra việc ký kết các hợp đồng thực phẩm.

3. Kiểm tra đột xuất:

3.1 Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chế độ sinh hoạt theo thời gian biểu trong ngày của trẻ.

– Xây dựng và thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp.

3.2 Kiểm tra hồ sơ sổ sách:

– Kiểm tra hồ sơ của lớp, của giáo viên, nhân viên.

– Kiểm tra vở bài tập, lưu giữ sản phẩm của trẻ

3.3 Kiểm tra công tác an toàn trẻ, VSMT, VSATTP

– Kiểm tra công tác vệ sinh phòng, nhóm, đồ dùng, đồ chơi, nhà bếp, các nguồn thực phẩm cung cấp cho nhà trường.

4. Kiểm tra chuyên đề:

4. 1 Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

– Kiểm tra công tác tuyên truyền, vận động giáo viên ký các cam kết thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

– Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của cá nhân, thực hiện các nội dung cụ thể theo đặc thù công việc.

4.2 Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học.

– Kiểm tra việc bảo quản, sử dụng máy chiếu, máy tính, máy in, ti vi….

– Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi tại các lớp

4.3 Kiểm tra việc bồi dưỡng, sử dụng lao động tại đơn vị.

– Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch học tập trung, kế hoạch tự học của giáo viên.

– Kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại BDTX sau mỗi Modun.

– Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề cấp trường.

4.4 Kiểm tra việc sử dụng tài chính, tài sản; thực hiện ba công khai theo Thông tư 09:

– Kiểm tra việc sử dụng nguồn ngân sách chi cho giáo dục như: chi lương, mua sắm trang thiết bị dạy học, đầu tư cho xây dựng, các khoản chi khác….

– Kiểm tra việc sử dụng học phí, các khoản thu chi phục vụ bán trú và thu theo thỏa thuận của phụ huynh, kinh phí xã hội hóa giáo dục, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ tài chính.

– Kiểm tra công tác vận động phụ huynh mua sắm tại các lớp .

4.5 Kiểm tra hoạt động của tổ, khối, nhóm chuyên môn.

– Kiểm tra việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của từng tổ.

– Tăng cường công tác kiểm tra về nề nếp sinh hoạt, hồ sơ sổ sách của tổ.

– Kiểm tra công tác thi đua, đánh giá xếp loại giáo viên.

4.6 Kiểm tra hoạt động của bộ phận y tế, văn thư hành chính.

– Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng….

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 7: Reading Soạn Anh 6 trang 88 sách Chân trời sáng tạo

– Kiểm tra công tác cân đo, khám SK cho trẻ

– Kiểm tra việc lưu trữ CV, báo cáo, đưa thông tin lên trang Website của trường.

4.7, Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng.

– Kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

– Kiểm tra công tác tài chính, hồ sơ tài chính, hồ sơ chuyên môn.

– Kiểm tra việc Ba công khai, thực hiện Quy chế dân chủ tại nhà trường

– Kiểm tra công tác XHHGD.

5. Kiểm tra một số nội dung khác:

– Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng CSVC, ngăn chặn các nguồn huy động của nhân dân và phụ huynh vượt thẩm quyền, thực hiện theo đúng Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

– Kiểm tra công tác tuyên truyền, phổ biến các luật PCTN, các quy định về phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục

– Kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý và các hoạt động GD.

– Kiểm tra việc sử dụng, quản lý các văn bằng của CB, GV, NV.

6. Hồ sơ lưu trữ:

– Nghị quyết Hội nghị CBCC

– Kế hoạch kiểm tra nội bộ( thông qua hội đồng trường niêm yết công khai)

– Các loại biên bản kiểm tra theo kế hoạch đề ra.

– Sổ ghi các cuộc họp và loại khác có liên quan.

III, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

1. Báo cáo định kỳ:

– Kế hoạch kiểm tra nội bộ: trước ngày………………

– Báo cáo sơ kết học kỳ I trước ngày …………………

– Báo cáo tổng kết năm học: trước ngày………….…..

2, Báo cáo đột xuất: tuỳ theo tình hình thực tế để báo cáo

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đối với Hiệu trưởng:

– Xây dựng Kế hoạch Kiểm tra nội bộ, triển khai tới toàn thể giáo viên và niêm yết công khai tại phòng Hội đồng.

– Tổ chức triển khai học tập các văn bản của nhà nước và của ngành về công tác Thanh tra, kiểm tra và những vấn đề liên quan.

– Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của Ban TTND, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ tại cơ sở.

– Tổ chức lực lượng và triển khai các hoạt động kiểm tra theo kế hoạch. Thông báo kịp thời kết quả sau khi kiểm tra để phát huy tác dụng của hoạt động kiểm tra.

– Tập hợp ý kiến, giải đáp hoặc trình lên cấp trên giải quyết khi cần thiết.

2. Đối với thành viên Ban kiểm tra:

– Vận dụng các tiêu chuẩn, quy định của Bộ Giáo dục ban hành để đánh giá thực chất giáo viên.

– Phản ánh kịp thời những vướng mắc, đề xuất, đề nghị trong quá trình kiểm tra.

– Hoàn thành Hồ sơ và báo cáo kết quả kiểm tra với Hiệu trưởng.

3. Đối với giáo viên, nhân viên:

– Phối hợp, tạo điều kiện để cán bộ kiểm tra hoàn thành công tác kiểm tra.

– Thực hiện kết luận kiểm tra của Ban kiểm tra.

4. Hình thức kiểm tra:

– Kiểm tra theo Kế hoạch.

– Kiểm tra đột xuất (Có báo trước hoặc không báo trước)

Trên đây là Kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường mầm non …………. năm học …………. Đề nghị các tổ công tác, các đồng chí giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đã đề ra.

……..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường Mầm non Mẫu kế hoạch kiểm tra nội bộ và hoạt động nhà giáo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *