Kế hoạch dạy học môn Vật lí 9 là bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung về số tiết, thời điểm giảng dạy.
Thông qua mẫu phân phối chương trình Vật lí 9 này giáo viên điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với nội dung dạy học cho 35 tuần của năm học phù hợp với trường mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 9, kế hoạch dạy học môn Toán 9.
Phân phối chương trình môn Vật lí 9 năm 2023 – 2024
STT |
BÀI HỌC |
SỐ TIẾT |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
HỌC KỲ I CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC |
|||
1 |
Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn |
01 |
– Nêu được cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. – Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn – Vẽ được đồ thị về mối quan hệ giữa cường độ dòng và hiệu điện thế – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, tính toán. |
2 |
Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm |
01 |
– Nhận biết được đơn vị của điện trở, Phát biểu và viết được hệ thức của định luật Ôm. – Nêu được ý nghĩa của điện trở. – Vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập. – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, tính toán. |
3 |
Bài tập |
01 |
– Ôn lại kiến thức đã học thông qua một số bài tập – Giải các bài tập đơn giản về định luật ôm – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
4 |
Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampekế và vôn kế |
01 |
– Nêu được cách xác định điện trở từ công thức tính điện trở – Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm – Bố trí, sắp xếp thí nghiệm và đọc được số chỉ của các dụng cụ đo – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực tính toán, năng lực thực nghiệm, năng lực sử dụng kiến thức, năng lực quan sát. |
5 |
Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp |
01 |
– Suy luận để xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp – Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm – Yêu thích khoa học, kích thích trí tò mò ham hiểu biết của học sinh. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, quan sát, tính toán. |
6 |
Bài 5: Đoạn mạch song song |
01 |
– Suy luận để xây dựng dược công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. – Mô tả được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại hệ thức từ lý thuyết – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
7 |
Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm |
02 |
– Ôn lại kiến thức đã học thông qua một số bài tập – Giải các bài tập đơn giản về đoạn mạch gồm nhiều nhất là ba điện trở – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
8 |
Chủ đề: Công thức tính điện trở của dây dẫn |
03 |
– Bằng thực nghiệm, suy luận để nắm được sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố – Xây dựng nên công thức tính điện trở của dây dẫn và vận dụng công thức giải được các bài tập đơn giản – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, ngôn ngữ, quan sát, tính toán. |
9 |
Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kỹ thuật |
01 |
– Nêu được biến trở là gì, nêu được nguyên tắc hoạt động của biến trở – Mắc được biến trở vào mạch điện để điều chỉnh được cường độ dòng điện chạy qua mạch – Nhận dạng các điện trở – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quan sát. |
10 |
Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn |
02 |
– Củng cố kiến thức thông qua một số bài tập đã học – Vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn để tìm các đại lượng có liên quan -Yêu thích khoa học và tích cực học tập – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
11 |
Bài 12: Công suất điện |
01 |
– Nêu ý nghĩa của số Oát ghi trên dụng cụ điện – Vận dụng công thức P = U.I để tìm một số đại lượng khi biết các đại lượng còn lại – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
12 |
Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện |
01 |
– Nêu được ví dụ chứng tỏ dòng điện có mang năng lượng. – Nêu được dụng cụ đo điện năng tiêu thụ điện là công tơ và mỗi số đếm của công tơ là một KWh. – Chỉ ra được sự chuyển hoá các dạng năng lượng hoạt động của các dụng cụ – Yêu thích khoa học, kích thích trí tò mò ham hiểu biết của học sinh. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
13 |
Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng |
02 |
– Củng cố kiến thức thông qua một số bài tập đã học – Vận dụng công thức A=P.t= U.It và công thức P =U.I – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
14 |
Bài 15: TH: Xác định công suất của các dụng cụ điện |
01 |
– Xác định đựơc công suất của các dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế – Bố trí, sắp xếp thí nghiệm và đọc được số chỉ của các dụng cụ đo -Yêu thích khoa học và tích cực học tập – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán, thực nghiệm. |
15 |
Kiểm tra giữa học kì I |
01 |
– Đánh giá việc nhận thức về kiến thức với một số nội dung trong chương Điện học – Biết cách diễn giải, trinhg bày nhưng hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi và làm bài kiểm tra đạt kết quả cao – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
16 |
Bài 16: Định luật Jun- Len- Xơ |
01 |
– Nêu được tác dụng nhiệt của dòng điện: Khi có dòng điện chay qua vật dẫn thông thường thì một phần hay toàn bộ điện năng được biến thành nhiệt năng. – Phát biểu được định luật Jun-Len -xơ – Vận dụng được định luật Jun Len –xơ để giải các bài tậpvề tác dụng nhiệt của dòng điện. -Yêu thích khoa học và tích cực học tập – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
17 |
Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Len-Xơ |
02 |
– Củng cố kiến thức thông qua một số bài tập đã học – Vận dụng công thức Q =I2Rt và công thức Q = Cm(t2-t1) – Có thái độ nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
18 |
Bài 20: Tổng kết chương I: Điện học |
02 |
– Tự ôn tập và tự kiểm tra được những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của toàn bộ chương I – Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập trong chương I – Có thái độ nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC |
|||
19 |
Chủ đề: Từ trường |
02 |
– Nêu được tính chất của một nam châm – Thấy được môi trường vật chất xung quanh nam châm hoặc xung quanh dây dẫn có dòng điện chạy qua và nắm được khái niệm từ trường – Vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống thực tế – Có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, có tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề. |
20 |
Bài 23: Từ phổ- Đường sức từ |
01 |
– Biết cách dùng mạt sắt tạo ra từ phổ của thanh nam châm. – Biết vẽ các đường sức từ và xác định được chiều của các đường sức từ của thanh nam châm thẳng – Xác định các cực của nam châm thông qua đường sức từ và chiều của nó, hoặc ngược lại thông qua đường sức từ và chiều của nó để xác định các cực của nam châm -Yêu thích khoa học và tích cực học tập – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề. |
21 |
Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua |
01 |
– So sánh được từ phổ của ống dây có dòng điện chạy qua với từ phổ của nam châm thẳng – Vẽ được đường sức từ biểu diễn từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. – Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây dẫn có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện – Có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, có tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, thực nghiệm. |
22 |
Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép- Nam châm điện |
01 |
– Học sinh mô tả được sự nhiễm từ của sắt và thép, giải thích được vì sao người ta dùng lõi sắt non để chế tạo nam châm điện. – Có thái độ nghiêm túc khi nghiên cứu hiện tượng, yêu thích khoa học – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề. |
23 |
Bài 26: Ứng dụng của nam châm |
01 |
– Nêu được nguyên tắc hoạt động của loa điện – Kể tên được một số ứng dụng của nam châm trong đời sống và trong kỹ thuật – Có thái độ nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán, thực nghiệm. |
24 |
Bài tập |
01 |
– Ôn tập, củng cố lại các kiến thức đã học ở chương II – Vận dụng làm các bài tập – Có thái độ nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, tính toán. |
25 |
Ôn tập học kì I |
01 |
– Ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học ở học kì I – Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập – Có thái độ nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, tính toán. |
26 |
Kiểm tra cuối học kỳ I |
01 |
– Đánh giá việc nhận thức về kiến thức với những nội dung cơ bản của học kì I – Biết cách diễn giải, trình bày nhưng hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi và làm bài kiểm tra đạt kết quả cao – Có thái độ nghiêm túc, yêu thích khoa học. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tính toán, sử dụng kiến thức, quan sát, tư duy |
27 |
Chủ đề : Lực điện từ |
02 |
– Phát hiện ra lực điện từ, thấy được sự phụ thuộc của lực điện từ vào các yếu tố, cách xác định chiều của lực điện từ. – Nắm được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều – Vận dụng làm các bài tập – Có thái độ nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, tính toán. |
HỌC KÌ II |
|||
28 |
Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái |
01 |
– Hệ thống lại kiến thức thông qua một số bài tập – Vận dụng đựơc quy tắc nắm tay phảic xác định chiều đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại – Vận dụng được quy tắc bàn tay trái để xác dịnh chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ hoặc chiều dòng điện khi biết ba yếu tố trên – Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ và vận dụng vào thực tế – Có thái độ nghiêm túc, yêu thích khoa học – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề. |
29 |
Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ |
01 |
– Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện cảm ứng vào sự biến đổi của số đường sức từ qua tiết diện của cuôn dây – Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luôn thay đổi – Có thái độ nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, thực nghiệm. |
30 |
Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng |
01 |
– Xác định được sự biến đổi(tăng hay giảm) của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín khi làm thí nghiệm với nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điện – Dựa trên quan sát thí nghiệm để xác định được mối quan hệ giữa sự xuất hiện dòng điện cảm ứng và sự biến đổi của số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín – Phát biểu được điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng – Có thái độ nghiêm túc, tinh thần hợp tác nhóm. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán, thực nghiệm. |
31 |
Chủ đề: Dòng điện xoay chiều – Máy phát điện xoay chiều |
02 |
– Biết cách thay đổi chiều dòng điện cảm ứng – Nắm được đặc điểm của dòng điện xoay chiều – Nắm được cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều – Vận dụng làm các bài tập – Yêu thích khoa học, kích thích trí tò mò ham hiểu biết của học sinh. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề. |
32 |
Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều |
01 |
– Nhận biết được các tác dụng nhiệt, từ, của dòng điện xoay chiều – Bố trí được thí nghiệm chứng tỏ lực từ dổi chiều khi dòng điện đổi chiều – Nhận biết được kí hiệu của Ampekế và vôn kế xoay chiều, sử dụng chúng để đo I và U – Yêu thích khoa học, kích thích trí tò mò ham hiểu biết của học sinh. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán, thực nghiệm. |
33 |
Chủ đề: Truyền tải điện năng đi xa |
03 |
– Nắm được nguyên nhân gây hao phí điện năng trên đường dây truyền tải điện và biết được cách khắc phục – Nắm được cấu tạo, nguyên tắc hoạt ddoongjj, coongn thức của máy biến thế – Vận dụng giải các bài tập – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
34 |
Bài 39: Tổng kết chương II: Điện từ học |
02 |
– Ôn tập và hệ thống hóa những kiến thức về nam châm, lực từ, động cơ điện, dòng điện cảm ứng, dòng điện xoay chiều, máy phát điện và máy biến thế – Luyện tập và vận dụng các kiến thức vào một số trường hợp cụ thể – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, quan sát, giải quyết vấn đề, tính toán. |
CHƯƠNG III: QUANG HỌC |
|||
35 |
Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng |
01 |
– Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại – Phân biệt được hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng. – Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng đơn giản do sự đổi hướng của ánh sáng, khi truyền qua một mặt phân cách giữa hai môi trường gây nên. – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quan sát |
36 |
Bài 42: Thấu kính hội tụ |
01 |
– Nhận dạng được thấu kính hội tụ – Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính, tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ – Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong thực tế – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quan sát |
37 |
Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ |
01 |
– Nêu được trong trường hợp nào thấu kính hội tụ cho ảnh thật và cho ảnh ảo của một vật và chỉ ra được đặc điểm của các ảnh này – Dùng các tia sáng đặc biệt dựng được ảnh thật và ảnh ảo của một vật qua thấu kính hội tụ. – Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong thực tế – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quan sát |
38 |
Bài tập thấu kính hội tụ |
01 |
– Hệ thống, củng cố các kiến thức về thấu kính hội tụ – Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong thực tế – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quan sát |
39 |
Ôn Tập |
01 |
– Nắm vững các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống – Vận dụng được các kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng và giải được bài tập tổng hợp – Có thái độ nghiêm túc, yêu thích khoa học. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề |
40 |
Kiểm tra giữa học kì II |
01 |
– Hệ thống kiến thức phần quang học. Kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh – Vận dụng kiến thức quang học để giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên – Làm được một số bài tập phần quang học – Có thái độ nghiêm túc, yêu thích khoa học. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng |
41 |
Bài 44: Thấu kính phân kì |
01 |
– Nhận dạng đợc thấu kình phân kì. Mô tả được đặc điểm của trục chính, quang tâm, tiêu điểm của thấu kính phân kì. – Vẽ được đường truyền của hai tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì – Có thái độ nghiêm túc, yêu thích khoa học. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quan sát |
42 |
Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì |
01 |
1. Kiến thức cần đạt Nêu được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo Mô tả được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kì. Phân biệt được ảnh ảo được tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ Dùng 2 tia sáng đặc biệt đượng ảnh của một vật qua thấu kính phân kỳ – Có thái độ nghiêm túc, yêu thích khoa học. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực quan sát |
43 |
Bài tập thấu kính phân kì |
01 |
– Biết được khái niệm thấu kính nói chung – Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ bằng cách sử dụng các tia sáng đặc biệt – Giải bài tập về ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề |
44 |
Bài 48: Mắt |
01 |
– Nêu và chỉ ra được 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới – Nêu được chức năng của thể thủy tinh và mạng lưới. So sánh mắt với máy ảnh – Trình bày sơ lược được khái niệm điều tiết của mắt – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề |
45 |
Bài 49: Mắt cận và mắt lão |
01 |
– Nêu được đặc điểm chính của mắt cận là không nhìn rõ các vật ở xa. Cách khăc phục tật cận thị là phải đeo kính phân kì – Nêu được đặc điểm chính của mắt lão là không nhìn được các vật ở gần mắt. Cách khắc phục là đeo kính hội tụ – Giải thích được cách khắc phục tật cận thi và mắt lão. – Biết cách thử bảng thị lực – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề |
46 |
Bài 50: Kính lúp |
01 |
– Học sinh biết được kính lúp dùng để làm gì – Nêu được đặc điểm của kính lúp – Nêu được ý nghĩa của số bội giác của kính lúp – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề |
47 |
Bài 51: Bài tập quang hình học |
02 |
– Vận dụng được kiến thức để giải được một số bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, thấu kính và các ứng dụng quang học đơn giản – Thực hiện được các phép tính đơn giản về quang học – Giải thích được một số hiện tượng về một số ứng dụng quang hình học, kỹ năng dựng hình, vẽ ảnh – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng |
48 |
Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng |
01 |
– Phát biểu được khẳng định trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu – Trình bày và phân tích được thí nghiệm phân tích ánh sáng bằng lăng kính để rút ra kết luận – Trình bày và phân tích được ánh sáng trằng bằng đĩa CD – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề |
94 |
Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu |
01 |
– Nắm được thế nào là trộn hai ánh sáng màu với nhau – Thấy được kết quả khi trộn hai ánh sáng màu với nhau – Nắm được có thể trộn bộ ba annhs sáng màu để được ánh sáng trắng – Vận dụng giải quyết các bài tập thực tế – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề |
50 |
Bài 58: Tổng kết chương III: Quang học |
02 |
– Trả lời được các câu hỏi tự kiểm tra nêu trong bài – Vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học được để giải thích và giải các bài tập phần vận dụng – Hệ thống được kiến thức về Quang học để giải thích các hiện tượng quang học trong thực tế – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng |
51 |
Ôn tập học kì II |
01 |
– Ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học ở học kì II – Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Quan sát, tính toán, giải quyết vấn đề, giải bài tập |
52 |
Kiểm tra cuối học kì II |
01 |
– Đánh giá việc nhận thức về kiến thức với những nội dung cơ bản của học kì II – Biết cách diễn giải, trình bày nhưng hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi và làm bài kiểm tra đạt kết quả cao – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, vận dụng |
CHƯƠNG IV: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG |
|||
53 |
Chủ đề : Định luật bảo toàn năng lượng |
02 |
– Nhận biết được cơ năng và nhiệt năng dựa trên những dấu hiếu quan sát trực tiếp – Nhận biết được quang năng, hóa năng, điện năng nhờ chúng đã chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng Nhận biết được các dạng năng lượng trực tiếp hay gián tiếp – Qua thí nghiệm nhận biết được các thiết bị quan trọng làm biến đổi năng lượng – Phát hiện được sự xuất hiện một dạng năng lượng nào đó bị giảm đi, năng lượng mới xuất hiện – Phát biểu được định luật bảo toàn và vận dụng được định luật để giải thích hoặc dự đoán một số hiện tượng – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề |
54 |
Ôn tập cuối năm |
01 |
– Ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học cả năm – Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng để giải các bài tập – Có thái độ nghiêm túc học tập, yêu thích khoa học, tích cực vận dụng kiến thức vào thực tiễn. – Rèn tính trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. – Tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán. |
2. Kiểm tra đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá |
Thời gian |
Thời điểm |
Yêu cầu cần đạt |
Hình thức |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
Giữa Học kỳ 1 |
45 phút |
Tuần 10 |
– Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS từ tiết 1 đến tiết 17 nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra phương án giải quyết giúp HS học tốt. – Phát huy tính tự giác, tích cực của HS. |
Trắc nghiệm khách quan |
Cuối Học kỳ 1 |
45 phút |
Tuần 18 |
– Kiểm tra kiến thức trong chương trình học kì I, đánh giá năng lực nhận thức của HS, thấy được những mặt tốt, những mặt yếu kém của HS giúp GV uốn nắn kịp thời, điều chỉnh quá trình dạy và học để giúp HS đạt kết quả tốt. – Phát huy tính tự giác của HS trong quá trình làm bài. |
Trắc nghiệm khách quan |
Giữa Học kỳ 2 |
45 phút |
Tuần 26 |
– Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS từ tiết 37 đến tiết 51 nhằm phát hiện ra những mặt đạt và chưa đạt của HS, tìm hiểu nguyên nhân để đề ra phương án giải quyết giúp HS học tốt. – Phát huy tính tự giác, tích cực của HS. |
Trắc nghiệm khách quan |
Cuối Học kỳ 2 |
45 phút |
Tuần 34 |
– Củng cố kiên thức về các nội dung đã học. – Đánh giá năng lực học tập của học sinh về kiến thức đã học. |
Trắc nghiệm khách quan |
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch dạy học môn Vật lí 9 năm 2023 – 2024 Phân phối chương trình môn Vật lý 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.