Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Viết bài văn thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử (4 Mẫu) Từ bỏ thói quen nghiện game ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen nghiện Game mang đến gợi ý cách viết chi tiết kèm theo 4 bài văn mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập củng cố kỹ năng làm văn thuyết phục người khác ngày một tốt hơn.

TOP 4 bài thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nghiện Game cực chất dưới đây sẽ là nguồn tài liệu cực kì hữu ích, là người bạn đồng hành giúp các em hiểu được trình tự làm bài, quan sát, biết cách liên tưởng, so sánh, lựa chọn ngôn từ phù hợp. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: thuyết phục người khác từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi, bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn.

Dàn ý thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về trò chơi điện tử và tác hại của chúng

2. Thân bài

– Khái niệm của trò chơi điện tử và khẳng định điện tử là con dao hai lưỡi

– Hiện trạng sử dụng trò chơi điện tử của giới trẻ

– Lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại

– Bên cạnh đó, nếu không sử dụng đúng mục đích sẽ để lại rất nhiều tác hại không thể lường trước

– Một số biện pháp để từ bỏ nghiện điện tử

3. Kết bài

– Hãy sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh, đúng với mục đích ban đầu nó mang lại.

Từ bỏ thói quen nghiện Game – Mẫu 1

Trong thế giới công nghệ 4.0 ngày nay, game online hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt với sự đa dạng về thể loại cũng như chiến thuật và lối đồ họa khác nhau. Trên thực tế trò chơi điện tử ra đời nhằm giúp chúng ta có những phút giây thư giãn sau những giờ học, giờ làm căng thẳng. Tuy nhiên khi trò chơi điện tử phát triển và trở nên phổ biến thì dường như có một số bộ phận học sinh đã quá sa đà với trò chơi này và để lại những hậu quả xấu.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạo phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại: trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Mộng du

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nghiện Game – Mẫu 2

Trong cuộc sống hiện đại thời nay làm việc với máy móc điện thoại máy tính bây giờ là rất cần thiết, song hành với những chiếc điện thoại và máy tính là những ứng dụng và các trò chơi điện tử. Game online đang là thứ không quá xa lạ với chúng ta bây giờ tuy nhiên không game không phải lúc nào tốt chúng ta không thể phủ nhận trò chơi điện tử đem lại sự sáng tạo và giải trí , tuy nhiên ngày nay trò chơi điện tử ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của chúng ta , đặc biệt là các bạn học sinh.

Trò chơi điện tử là loại hình được ra trên hệ thống tương tác để người tham gia có thể chơi game. Ngày nay có rất nhiều loại hình tuy nhiên phổ biến nhất là trò chơi video, game online được chơi trên các thiết bị điện tử.

Trò chơi điện tử đang rất phổ biến và phát triển trong cuộc sống của chúng ta thường tạo ra những chủ đề hay hấp dẫn người chơi. Tuy nhiên cái gì cũng có hai mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Mặt tích cực: Game giúp mọi người thư giãn sau thời gian học tập và làm việc mệt mỏi, giảm căng thẳng. Chơi Game còn giúp tăng khả năng sáng tạo và rèn luyện trí nhớ. Một vài tựa game còn giúp tăng khả năng tư duy và rèn luyện ngoại ngữ cho học sinh. Đó là lợi ích đến từ những game như nhìn hình đoán chữ, đoán nốt nhạc …. Chơi điện tử giúp ta giải trí tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào game .

Mặc dù vậy Game cũng có rất nhiều tác hại tìm ẩn. Nhiều bạn dành cả ngày chỉ để “cắm” mặt vào màn hình vi tính, chơi điện tử nhiều giờ mà không ngừng nghỉ. Việc làm đó ẩn chứa nhiều nguy cơ, ảnh hưởng to lớn đến tình hình học tập và tương lai của rất nhiều bạn trẻ.

Đầu tiên, game ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người chơi cái gì cũng vậy khi mới chơi cảm thấy rất hăng say là không cảm thấy mệt mỏi lâu dần cơ thể dần đau nhức suy yếu sức khỏe , ngồi lâu trên máy tính hoặc ôm đầu vào điện thoại khiến mắt mờ đi dần. Đầu óc mất khả năng tập trung chơi game làm suy giảm trí nhớ con người.

Chơi game tiêu tốn không ít thời gian của rất nhiều người. Một ngày thời gian chúng ta có thể dành cho việc học tập, vui chơi bên gia đình hoặc chơi các hoạt động thể theo nhưng chúng ta không làm vậy thay vào đó lại tiêu tốn quá nhiều thời gian vào game. Chơi game làm hại bản thân cũng như gia đình vừa tốn tiền vừa tốn thời gian lại làm suy yếu sức khỏe, việc học hành cũng sẽ sơ xuất dần đi.

Nhiều học sinh vì nghiện game bỏ bê học hành tiền đồ và tương lai của chính mình. Ban đầu có thể chơi game không có tiền cướp tiền của gia đình sau đó dần thành thói quen xấu đi trộm cắp ngoài đường. Một ngày nào đó khó tránh được con đường tội phạm phạm pháp gây sự nhục nhã cho gia đình. Nghiện game cũng là một trong những con đường dẫn đến tệ nạn xã hội.

Trò chơi điện tử ngày càng phát triển mạnh, không chỉ mang tính chất giải trí tuy nhiên bây giờ lại xuất hiện những tựa game có nội dung bắn giết gây phản cảm, mang hình ảnh đồi trụy bạo lực ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của người chơi. Nếu không nhận thức được sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng gây ra sự ảo tưởng và tính nóng nảy được nảy sinh ra từ đó khó kiểm soát được bản thân. Người nghiện game có thể chỉ thu hẹp mình lại trong phạm vi nào đó lẩn tránh thế giới bên ngoài đầu óc đầy hoang tưởng.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 7 Đề kiểm tra kì 1 môn Địa lớp 7

Ở Việt Nam ngày này xuất hiện rất nhiều bài báo về việc mê game cướp tiền và bị ảo tưởng những người mê game thường có hành vi cử chỉ khác lạ nếu không cứu chữa được thì chỉ có phạm pháp.

Tuổi trẻ cần phải nhận thức được cái lợi và cái hại của game online. Lấy tri thức làm sức mạnh phấn đấu tập trung học tập rèn luyện bản thân say mê học tập sẽ dừng đi những việc mê game . Rèn luyện nhân cách nhân phẩm bồi dưỡng đạo đức tốt . Nhận thức rõ ràng về game online đối với sức khỏe tương lai sự nghiệp của chúng ta, sống có bản lĩnh có ước mơ nghị lực sẽ giúp chúng ta vượt qua cám dỗ trong cuộc sống.

Game online cũng có mặt tốt và xấu của nó quan trọng là chúng ta nhìn ra được nhận thức được. Biết kiềm chế và đấu tranh thoát khỏi cám dỗ của trò chơi điện tử hãy xem game chỉ là trò chơi tiêu khiển sau giờ học và chỉ nên chơi một cách hợp lý. Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm đến con cái mình hơn tránh những rủi ro xấu xảy đến.

Trò chơi điện tử (game online) là một vấn đề nóng cần được giải quyết trong xã hội của chúng ta, sức xâm nhập và tác hại đối với chúng ta là rất lớn. Quan trọng là chúng ta biết nhận thức điều chỉnh khi nào cần chơi và không quá say mê vào game, thay vì game nỗ lực trau dồi tri thức làm những việc với gia đình tham gia thể thao để sức khỏe được dồi dào cần phải vượt qua sự cám dỗ của nó ra sức học tập cho cuộc sống tươi đẹp và làm được nhiều việc đầy ý nghĩa hơn.

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nghiện Game – Mẫu 3

Có thể thấy được với sự phát triển của công nghệ, của internet như hiện nay mang đến rất nhiều lợi ích cho toàn cầu nhưng bên cạnh đó cũng để lại một số tác hại không tưởng. Một trong số đó chính là các trò chơi điện tử. Nó đang tạo ra với mục đích giải trí, thư giãn sau khoảng thời gian làm việc, học tập mệt mỏi. Nhưng nó đã bị giới trẻ hiện nay quá lạm dụng, trở thành những con nghiện game và mang đến những tác hại không ngờ đến.

Trò chơi điện tử đang được giới trẻ rất ưa chuộng và là giải pháp để giải trí khá tối ưu của giới trẻ. Đây là dạng trò chơi có thể chơi được bất cứ khi nào hay ở đâu, đó cũng là lí do nó được lựa chọn nhiều đến vậy. Trò chơi điện tử là một phát minh sinh ra không chỉ với mục đích giải trí, nó còn bắt người dùng sử dụng đầu óc để điều khiển khiến cho người chơi phát triển trí não, sự nhanh nhạy, rèn luyện được phản xạ nhanh nhẹn của cả bộ não và chân tay. Ngoài ra, điện tử còn giúp mọi người kết nối với nhau vì có chức năng kết bạn từ người lạ. Từ đó giúp thu ngắn lại khoảng cách giữa người với người, tạo thành một mạng xã hội đoàn kết, yêu thương.

Nếu được sử dụng với đúng mục đích của nó thì sẽ là người sử dụng thông minh và ngược lại nếu bạn quá lạm dụng dẫn đến nghiện điện tử thì nó chính là liều thuốc độc đối với bạn. Khi chúng ta không biết tự điều chỉnh bản thân mà để cho điện tử cuốn mình vào thế giới ảo sẽ khiến bản thân bị ảo giác, mất kiểm soát và ngày càng cuốn sâu vào nó. Có nhiều người vì quá mê điện tử khiến cho quên ăn, quên ngủ mà chơi thâu đêm suốt sáng. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dùng hoặc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vì họ đã quá mải chơi mà quên đi nhiệm vụ hàng ngày của chính mình. Bên cạnh đó, gần như các trò chơi đều có thể nạp tiền vào để sở hữu những vật phẩm xịn trong game, điều đó dẫn đến việc mất rất nhiều tiền đối với các con nghiện điện tử. Đã có rất nhiều trường hợp vì nạp game mà lấy tiền bố mẹ hay trộm cắp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề suy thoái đạo đức cho xã hội ngày nay.

Vì vậy, khi chơi chúng ta cần phải sắp xếp thời gian sao cho thật hợp lí và chỉ chơi với mục đích giải trí chứ không quá mê muội vào các trò chơi. Không để trò chơi điện tử thao túng tâm lí bản thân, không để nó kiểm soát cảm xúc hay hành động của chính mình. Và khi có dấu hiệu của nghiện điện tử, điều đầu tiên là phải tự điều chỉnh bản thân bằng cách dành ít thời gian cho các trò chơi đó hơn hoặc nếu có thể là nên quên lãng nó một thời gian. Sau đó tìm những cách khác để giải trí để thay thế các trò chơi điện tử.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Cánh Diều - Tuần 29 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3

Việc nghiện điện tử hay không là do chính bản thân mình quyết định vì vậy hãy luôn giữ vững lập trường, giữ vững tư tưởng cho mình. Hãy để trò chơi điện tử được sử dụng đúng với mục đích của nó, đúng với giá trị mà những nhà sáng tạo trò chơi muốn mang đến cho người dùng. Đừng để nó bị biến tính và làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng đi xuống. Chúng ta hãy chung tay xây dựng một thế giới nói không với nghiện điện tử!

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nghiện Game – Mẫu 4

Sự phát triển công nghệ và internet hiện nay đã mang đến nhiều lợi ích toàn cầu, tuy nhiên cũng gây ra một số tác hại không thể bỏ qua. Một trong số đó là trò chơi điện tử, ban đầu được tạo ra nhằm mục đích giải trí và thư giãn sau những thời gian làm việc, học tập căng thẳng. Tuy nhiên, trò chơi này đã bị giới trẻ hiện nay lạm dụng quá mức, trở thành nghiện game và mang đến những hệ quả không lường trước.

Trò chơi điện tử đang rất phổ biến và được giới trẻ ưa chuộng làm phương tiện giải trí tối ưu. Đây là loại trò chơi có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu, và đó cũng là lý do tại sao nó được lựa chọn nhiều như vậy. Trò chơi điện tử không chỉ đơn thuần giải trí, mà còn yêu cầu người chơi sử dụng trí tuệ để điều khiển, giúp phát triển trí não, tăng cường sự nhanh nhạy và rèn luyện phản xạ của cả não bộ và tay chân. Ngoài ra, trò chơi điện tử còn giúp mọi người kết nối với nhau, vì có chức năng kết bạn với người lạ. Điều này giúp thu gọn khoảng cách giữa con người, tạo nên một mạng xã hội đoàn kết và yêu thương.

Nếu chúng ta sử dụng điện tử đúng mục đích, chúng ta sẽ trở thành người sử dụng thông minh. Ngược lại, việc lạm dụng nó và nghiện game sẽ trở thành liều thuốc độc đối với chúng ta. Khi không tự điều chỉnh được bản thân và để cho điện tử cuốn hút vào thế giới ảo, chúng ta sẽ trải qua ảo giác, mất kiểm soát và ngày càng lún sâu vào nó. Rất nhiều người quên ăn, quên ngủ chỉ để chơi game suốt đêm. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, khi họ mải mê chơi game mà quên nhiệm vụ hàng ngày của bản thân. Ngoài ra, hầu hết các trò chơi đều yêu cầu nạp tiền để sở hữu những vật phẩm cao cấp trong game, dẫn đến việc tiêu rất nhiều tiền của những người nghiện game. Có rất nhiều trường hợp người chơi đã lấy tiền từ bố mẹ hoặc thậm chí trộm cắp vì nạp game. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy thoái đạo đức trong xã hội ngày nay.

Do đó, khi chơi game, chúng ta cần sắp xếp thời gian một cách hợp lý và chỉ chơi với mục đích giải trí, không để bị cuốn hút quá mức vào các trò chơi. Chúng ta không được để game điều khiển tâm lý, không để nó kiểm soát cảm xúc và hành động của chúng ta. Nếu có dấu hiệu của nghiện game, điều quan trọng là tự điều chỉnh bản thân bằng cách dành ít thời gian hơn cho game hoặc, nếu có thể, tạm thời bỏ qua nó một thời gian. Sau đó, chúng ta cần tìm những cách giải trí khác để thay thế cho trò chơi điện tử.

Quyết định nghiện điện tử hay không hoàn toàn nằm trong tay chúng ta, vì vậy hãy duy trì lập trường và tư tưởng vững chắc của mình. Hãy đảm bảo rằng trò chơi điện tử được sử dụng đúng mục đích ban đầu, đúng với giá trị mà các nhà phát triển trò chơi muốn truyền tải cho người dùng. Đừng để nó bị biến tướng và gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một thế giới không gian nghiện điện tử!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Viết bài văn thuyết phục bạn của em từ bỏ nghiện điện tử (4 Mẫu) Từ bỏ thói quen nghiện game của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *