Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Giáo dục công dân THCS Tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Giáo dục công dân THCS giúp thầy cô tham khảo để biết cách xây dựng ma trận, bảng đặc tả đề kiểm tra định kỳ môn Giáo dục công dân theo đúng quy định mới nhất.

Tài liệu chia ra 3 phần, phần 1 là những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá, phần 2 hướng dẫn xây dựng ma trận và bảng đặc tả, phần 3 giới thiệu một số ma trận và bảng đặc tả môn Giáo dục công dân học kì 1, giữa học kì 1, giữa học kì 2, học kì 2 cho lớp 6, 7, 8 và 9. Ngoài ra, có thể tham khảo hướng dẫn môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử – Địa lí THCS.

Phần I. Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá

1. Ma trận đề kiểm tra

a. Khái niệm ma trận đề kiểm tra

  • Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí…
  • Một ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương.
  • Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng.

b. Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra

Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau:

Tên Bảng ma trận – Ký hiệu (nếu cần)

– Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes)

+ Cấu trúc và tỷ trọng từng phần

+ Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items)

  • Dạng thức câu hỏi
  • Lĩnh vực kiến thức
  • Cấp độ/thang năng lực đánh giá
  • Thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi
  • Vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra

– Các thông tin hỗ trợ khác

c. Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra:

  • Mục tiêu đánh giá (objectives)
  • Lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content)
  • Thời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra)
  • Tổng số câu hỏi
  • Phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá.
  • Các lưu ý khác…

d. Ví dụ minh họa mẫu ma trận đề kiểm tra

Ma trận đề kiểm tra

…….

Phần II. Hướng dẫn xây dựng ma trận và bảng đặc tả môn Giáo dục công dân

Trong chương trình môn học cấp THCS, môn Giáo dục công dân gồm có 4 mạch nội dung chính: Giáo dục kinh tế; giáo dục pháp luật; giáo dục đạo đức; giáo dục kĩ năng sống. Các mạch nội dung này đều mang tính xã hội phức hợp, gắn bó với đời sống địa phương, cộng đồng, đất nước, được thiết kế thành các chủ đề mang tính mở. Việc kiểm tra, đánh giá trong môn học cần chú ý tới các thành tố của các năng lực: năng lực điều chỉnh hành vi; năng lực phát triển bản thân; năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế xã hội.

Giáo dục công dân là môn học trực tiếp hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm cho học sinh, vì vậy khi kết hợp kiểm tra đánh giá bằng nhận xét và cho điểm cần chú trọng kiểm tra các kĩ năng (kĩ năng nhận xét, đánh giá, các kĩ năng vận dụng bài học để giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội, các tình huống đạo đức, pháp luật và cách thức thực hành những kĩ năng này trong cuộc sống); kiểm tra thái độ, tình cảm của học sinh đối với các vấn đề đạo đức, kinh tế, pháp luật; kiểm tra việc vận dụng kiến thức nội môn, liên môn như thế nào ở những bối cảnh, tình huống phức hợp và thực tiễn cuộc sống… Từ đó giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Theo quy định, kiểm tra, đánh giá định kì môn Giáo dục công dân được thực hiện kết hợp bằng hình thức nhận xét và cho điểm. Kiểm tra định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với yêu cầu cần đạt so với quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

* Mục đích kiểm tra định kì: Mục đích chính của đánh giá định kỳ là thu thập thông tin từ học sinh để đánh giá thành quả học tập và giáo dục sau một giai đoạn học tập nhất định. Dựa vào kết quả này để xác định thành tích của học sinh, xếp loại học sinh và đưa ra kết luận giáo dục cuối cùng.

* Nội dung kiểm tra định kì: Đánh giá mức độ thành thạo của HS ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau một giai đoạn học tập (giữa kỳ)/ cuối kì.

* Thời điểm kiểm tra định kì: thường được tiến hành sau khi kết thúc một giai đoạn học tập (giữa kỳ, cuối kỳ).

* Hình thức: có thể là kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính; thực hành; vấn đáp, đánh giá thông qua sản phẩm học tập và thông qua hồ sơ học tập…

Để kiểm tra, đánh giá định kì cần xây dựng ma trận, đặc tả của đề kiểm tra

1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra

– Ma trận đề kiểm tra môn Giáo dục công dân là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra môn Giáo dục công dân như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí…

Căn cứ vào đặc thù chương trình môn Giáo dục công dân, khung ma trận đề kiểm tra môn Giáo dục công dân có cấu trúc như sau:

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ/CUỐI KÌ

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP …………… CẤP THCS

TT

Mạch nội dung

Nội dung/chủ đề/bài

Mức độ đánh giá

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Mạch nội dung 1

Nội dung 1: ………..

Nội dung 2. ………….

Nội dung n. ………….

2

Mạch nội dung 2

3

Mạch nội dung n

Tổng câu

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

100

Tỉ lệ chung

60%

40%

100

Lưu ý:

– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.

– Các câu hỏi ở cấp độ hiểu và vận dụng thấp là các câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu, số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

– Các câu hỏi vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

– Đối với đề kiểm tra cuối kì: Kiểm tra nội dung học toàn học kì, những nội dung đã kiểm tra giữa kì thì chỉ kiểm tra ở mức độ nhận biết và không quá 10% số điểm.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 12: Chứng minh Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay Những bài văn mẫu hay nhất lớp 12

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

Bản đặc tả đề kiểm tra môn Giáo dục công dân là một bản mô tả chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh, cung cấp thông tin về cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại, và phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá.

Về cấu trúc: Bảng đặc tả có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra.

Bản đặc tả đề kiểm tra giúp nâng cao độ giá trị của hoạt động đánh giá, giúp xây dựng đề kiểm tra đánh giá đúng những mục tiêu dạy học dự định được đánh giá. Nó cũng giúp đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra dùng để phục vụ cùng một mục đích đánh giá. Bên cạnh lợi ích đối với hoạt động kiểm tra đánh giá, bản đặc tả đề kiểm tra có tác dụng giúp cho hoạt động học tập trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được. Người học có thể sử dụng để chủ động đánh giá việc học và tự chấm điểm sản phẩm học tập của mình. Còn người dạy có thể áp dụng để triển khai hướng dẫn các nhiệm vụ, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm soát chất lượng giáo dục của đơn vị mình.

Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi.

Ví dụ minh họa mẫu bản đặc tả đề kiểm tra

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP …

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Mạch nội dung 1

Nội dung 1: ………..

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Nội dung 2. ………….

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Nội dung n. ………….

2

Mạch nội dung 2

3

Mạch nội dung n

Tổng

… câu

TNKQ

câu TL/TNKQ

câu TL/TNKQ

câuTL

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Lưu ý:

– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.

– Các câu hỏi ở cấp độ hiểu và vận dụng thấp là các câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu, số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

– Các câu hỏi vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

– Đối với đề kiểm tra cuối kì: Kiểm tra nội dung học toàn học kì, những nội dung đã kiểm tra giữa kì thì chỉ kiểm tra ở mức độ nhận biết và không quá 10% số điểm.

3. Giới thiệu bản đặc tả của cấp học

3.1. Ý nghĩa của bản đặc tả cấp học

Đối với giáo viên, bản đặc tả theo cấp học có ý nghĩa lớn đối với quá trình lập kế hoạch giảng dạy cá nhân và xây dựng ma trận đề kiểm tra (giữa kì, cuối kì). Với việc mô tả chi tiết các chỉ báo của các bài học trong tất cả các chủ đề của một cấp học sẽ giúp giáo viên dễ dàng chuẩn bị các học liệu (có thể tham khảo các bộ sách giáo khoa khác nhau, các nguồn tài liệu khác) để chuẩn bị cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Hơn nữa, việc mô tả chi tiết các đơn vị kiến thức theo các cấp độ đánh giá: nhận biết, thông hiểu vận dụng (vận dụng thấp và vận dụng cao) sẽ giúp giáo viên xây dựng hệ thống bài tập theo cấp độ để phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Trong quá trình dạy học, khi giáo viên sử dụng thường xuyên hệ thống bài tập trắc nghiệm, bài tập tình huống theo các cấp độ như vậy sẽ giúp giáo viên phân loại được trình độ của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ. Bên cạnh đó, GV cũng để dàng sử dụng bản đặc tả chi tiết theo cấp học này để xác định những chủ đề hoặc các nội dung bài học nào cần dùng để kiểm tra thường xuyên, ngược lại nội dung hoặc chủ đề/bài học nào có thể dùng để kiểm tra định kì.

Đối với nhà trường và các cấp quản lý, khi xây dựng được bản đặc tả cấp học độc lập cũng sẽ dễ dàng xây dựng được ma trận đề kiểm tra chung của trường, của Sở hoặc của Quốc gia tuy thuộc vào mục đích, quy mô kiểm tra, đánh giá.

Đối với học sinh, việc có được bản đặc tả theo cấp học ngay từ đầu năm học sẽ giúp học sinh tăng cường khả năng tự học và tự đánh giá, biết mình đang học đến đâu và cần phải học những gì, có thể chủ động chuẩn bị bài tập trước, có thể đọc và tìm nguồn học liệu trước khi giờ học diễn ra. Thậm chí còn hướng tới khả năng trong tương lai học sinh có thể tự học và tham gia các kì thi vượt cấp.

Đối với phụ huynh học sinh (gia đình) và xã hội căn cứ vào bản đặc tả cấp học cũng có thể tham gia vào quá trình đánh giá, hoặc hỗ trợ, kiểm tra và đôn đốc việc học của học sinh, tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình – nhà trường và xã hội trong việc giáo dục hướng tới các chuẩn đầu ra của học sinh.

3.2. Bản đặc tả môn Giáo dục công dân cấp THCS

LỚP 6

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Nhận biết:

Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản.

Vận dụng:

Xác định được một số việc làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

2. Yêu thương con người

Nhận biết:

Nêu được khái niệm tình yêu thương con người

– Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người

Thông hiểu:

– Giải thích đượcgiá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội.

– Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người

Vận dụng:

– Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người

– Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người

3. Siêng năng kiên trì

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì

– Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì

– Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Thông hiểu:

– Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

– Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động.

Vận dụng:

– Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

– Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

– Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân.

Vận dụng cao:

Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

4. Tôn trọng sự thật

Nhận biết:

Nêuđược một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật.

Vận dụng:

– Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

– Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

5. Tự lập

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm tự lập

– Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập

Thông hiểu:

– Giải thích được vì sao phải tự lập.

– Đánh giá được khả năng tự lập của người khác.

– Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân

Vận dụng:

– Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân

– Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

2

Giáo dục kĩ năng sống

6. Tự nhận thức bản thân.

Nhận biết:

Nêu đượcthế nào là tự nhận thức bản thân.

Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

Thông hiểu:

– Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

– Xác định được giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân

Vận dụng:

Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự tôn trọng bản thân.

7. Ứng phó với tình huống nguy hiểm.

Nhận biết:

Nhận biết được các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em

– Nêu được hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em

Thông hiểu:

Xác định được cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn

Vận dụng:

Thực hành cách ứng phó trong một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

3

Giáo dục kinh tế

8. Tiết kiệm

Nhận biết:

Nêu đượckhái niệm của tiết kiệm

– Nêu đượcbiểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, đồ dùng, điện, nước, ..)

Thông hiểu:

– Giải thích được ý nghĩa của tiết kiệm.

Vận dụng:

– Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống, học tập.

– Phê phán những biểu hiện lãng phí thời gian, tiền bạc, đồ dùng, …

Vận dụng cao:

Nhận xét, đánh giá việc thực hành tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.

4

Giáo dục pháp luật

9. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhận biết:

Nêu được kháiniệm công dân.

– Nêu được quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Thông hiểu:

Trình bày được căn cứ để xác định công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vận dụng:

Thực hiện được một số quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam.

10. Quyền trẻ em.

Nhận biết:

– Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em.

– Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

Thông hiểu:

– Giải thích được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.

– Phân biệt được hành vi thực hiện quyền trẻ em và hành vi vi phạm quyền trẻ em.

– Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng.

Vận dụng:

– Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.

Vận dụng cao:

Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.

Tham khảo thêm:   Đơn đăng ký dự xét chức danh nghề nghiệp ngành y tế Mẫu đơn đăng ký dự xét chức danh nghề nghiệp ngành y tế

LỚP 7

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

1

Giáo dục đạo đức

1. Tự hào về truyền thống quê hương

Nhận biết:

– Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.

– Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

Vận dụng:

– Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.

Vận dụng cao:

Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Nhận biết:

Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.

Vận dụng:

– Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

– Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Vận dụng cao:

Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.

3. Học tập tự giác, tích cực

Nhận biết:

Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

Vận dụng:

Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

Vận dụng cao:

Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

4. Giữ chữ tín

Nhận biết:

– Trình bày được chữ tín là gì.

– Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.

Thông hiểu:

– Giải thích được vì sao phải giữ chữ tín.

– Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

Vận dụng:

Phê phán những người không biết giữ chữ tín.

Vận dụng cao:

Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

5. Bảo tồn di sản văn hoá

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm di sản văn hoá.

– Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

– Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

– Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.

Thông hiểu:

– Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

– Trình bày được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

Vận dụng:

Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

2

Giáo dục kĩ năng sống

6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Nhận biết:

– Nêu được các tình huống thường gây căng thẳng.

– Nêu được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

Thông hiểu:

– Xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng

– Dự kiến được cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

Vận dụng:

– Xác định được một cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

– Thực hành được một số cách ứng phó tích cực khi căng thẳng.

7.Phòng, chống bạo lực học đường

Nhận biết :

– Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

– Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

Thông hiểu:

– Giải thích được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

– Trình bày được các cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Vận dụng:

– Tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

– Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường

Vận dụng cao:

Sống tự chủ, không để bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

3

Giáo dục kinh tế

8. Quản lí tiền

Nhận biết:

– Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.

Thông hiểu

Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

Vận dụng: Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

– Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân.

– Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

4

Giáo dục pháp luật

9. Phòng, chống tệ nạn xã hội

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

– Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

Thông hiểu:

– Giải thích được nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

– Giải thích được hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Vận dụng:

– Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

– Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội.

– Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.

Vận dụng cao:

Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

10. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm gia đình.

– Nêu được vai trò của gia đình.

– Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

Thông hiểu:

Nhận xét được việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.

Vận dụng:

Thực hiện được nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 51/NQ-CP Chủ trương giải pháp cơ cấu lại ngân sách quản lý nợ công

…..

Phần III. Giới thiệu một số ma trận, bảng đặc tả và đề kiểm tra định kì minh họa

1. Ma trận, đặc tả đề kiểm tra cuối kì lớp 6

1.1.Khung ma trận đề kiểm tra cuối học kì I lớp 6

Môn Giáo dục công dân 6

TT

Chủ đề

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Giáo dục đạo đức

Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

2 câu

1 câu

1 câu

1/2 câu

1/2 câu

2 câu

0.5

Yêu thương con. người

2 câu

2 câu

0.5

Siêng năng kiên trì

2 câu

2 câu

0.5

Tôn trọng sự thật

2 câu

2 câu

1 câu

2.5

Tự lập

2 câu

2 câu

1 câu

2.5

2

Giáo dục kĩ năng sống

Tự nhận thức bản thân

2 câu

2 câu

1 câu

3.5

Tổng

12

2

1/2

1/2

12

3

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

30%

70%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

Lưu ý:

– Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng. Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu.

– Các câu hỏi ở cấp độ hiểu, vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

– Trong các nội dung (1), (2), (3), (4), (5), (6) được chọn ra hai câu mức độ thông hiểu.

– Trong các nội dung (1), (2), (3), (4), (5), (6) được chọn ra 1/2 câu mức độ vận dụng.

– Trong các nội dung (1), (2), (3), (5), (6) được chọn ra 1/2 câu mức độ vận dụng cao.

– Có thể ra câu hỏi tự luận ở mức độ thông hiểu kết hợp với vận dụng (*) hoặc thông hiểu kết hợp với vận dụng cao (**) trong cùng một đơn vị kiến thức.

1.2. Bản đặc tả cuối học kì I lớp 6

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6

TT

Mạch nội dung

Nội dung

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Giáo dục đạo đức

Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

Nhận biết:

Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

Thông hiểu:

Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản.

Vận dụng:

Xác định được một số việc làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

2 TN

Yêu thương con người

Nhận biết:

Nêu được khái niệm tình yêu thương con người

– Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người

Thông hiểu:

– Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội.

– Nhận xét, đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người

Vận dụng:

– Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người

– Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người

2 TN

Siêng năng kiên trì

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì

– Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì

– Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Thông hiểu:

– Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

– Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động.

Vận dụng:

– Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

– Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

– Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân.

Vận dụng cao:

Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

2 TN

Tôn trọng sự thật

Nhận biết:

Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.

Thông hiểu:

Giải thích được vì sao phải tôn trọng sự thật.

Vận dụng:

– Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.

– Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

2 TN

1 TL

Tự lập

Nhận biết:

– Nêu được khái niệm tự lập

– Liệt kê được những biểu hiện của người có tính tự lập

Thông hiểu:

– Đánh giá được khả năng tự lập của người khác.

– Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân

– Giải thích được vì sao phải tự lập.

Vận dụng:

– Xác định được một số cách rèn luyện thói quen tự lập phù hợp với bản thân

– Tự thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.

2 TN

1 TL

2

Tự nhận thức bản thân

Nhận biết:

Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân.

Nêu được ý nghĩa của tự nhận thức bản thân.

Thông hiểu:

– Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

– Xác định được giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân

Vận dụng:

Xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.

Vận dụng cao:

Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự tôn trọng bản thân.

2 TN

1/2 TL

1/2 TL

Tổng

12 TN

2 TL

1/2 TL

1/2 TL

Tỉ lệ %

30

30

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

….

>> Tải file để tham khảo trọn bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Giáo dục công dân THCS

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Giáo dục công dân THCS Tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *