Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn chi tiết giao diện phần mềm Scratch ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Phần mềm lập trình Scratch, chúng ta có thể chia giao diện Scratch thành nhiều khu vực khác nhau để dễ dàng khai thác và sử dụng. Mỗi khu vực có những nhiệm vụ và chức năng riêng. Bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết giao diện công cụ lập trình vô cùng thú vị để việc làm quen trở nên dễ dàng hơn cho người mới bắt đầu sử dụng Scratch.

Phần mềm lập trình Scratch
Phần mềm lập trình Scratch

Hướng dẫn giao diện phần mềm lập trình Scratch

Menu Bar – Thanh thực đơn Scratch

Cũng giống như các phần mềm phổ thông khác, thanh thực đơn Scratch có chức năng giúp người dùng cá nhân hóa một số tính năng của phần mềm.

Stage – Sân khấu Scratch

Stage là khu vực sân khấu hiển thị kết quả đầu ra trong khi lập trình. Stage cũng là nơi duy nhất giúp người dùng tương tác với sản phẩm do chúng ta tạo ra. Sân khấu là nơi biểu diễn của các đối tượng, hiển thị các loại ảnh nền khác nhau, hiển thị các hiệu ứng đồ họa, vv.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp phím tắt chơi game Warframe

Block – Khối lệnh scratch

Khu vực quản lý khối lệnh, tất cả khối lệnh trong Scratch được lưu trữ, phân loại vào trong các thư mục khác nhau mà chúng ta sẽ gọi là nhóm lệnh, mỗi nhóm lệnh được gắn với một màu sắc riêng giúp người dùng dễ nhận biết và gây ấn tượng, vv.

Script – Kịch bản Scratch

Khu vực xây dựng các kịch bản (Script) là khu vực dùng để lắp ghép (lập trình) các khối lệnh khác nhau thành một kịch bản có ý nghĩa nhằm điều khiển các đối tượng trên sân khấu.

Backdrop/Background – Ảnh nền, phông nền Scratch

Backdrop là khu vực quản lý, chỉnh sửa, thêm mới các ảnh nền hiển thị trên sân khấu (stage). Lưu ý: Đối với Backdrop chúng ta cũng có thể xây dựng những kịch bản riêng cho nó.

Sprites – Đối tượng Scratch (nhân vật)

Khu vực quản lý đối tượng, mỗi dự án sẽ có ít nhất một đối tượng, các đối tượng được quản lý trong khu vực này. Các icon nhỏ giúp xử lý đối tượng (sprite).

Tutorial – Hướng dẫn, trợ giúp

Tips (help) là một khu vực ẩn, nó chỉ xuất hiện khi người dùng Click vào. Khu vực này có chức năng trợ giúp người dùng trong quá trình sử dụng Scratch.

Costumes/Frames: Khu vực quản lý và xử lý các hình dạng của đối tượng

Khu vực này chỉ được hiển thị khi chúng ta chọn vào thẻ Costumes. Trong khu vực này, nhà thiết kế Scratch đã tích hợp sẵn một công cụ xử lý đồ họa giúp người dùng có thể chỉnh sửa ảnh với một vài thao tác đơn giản, vv.

Tham khảo thêm:   Quyết định 438/QĐ-BGDĐT Danh mục sách giáo khoa lớp 3 năm 2022 - 2023

Sound: Khu vực quản lý và xử lý các file âm thanh Scratch

Khu vực này giúp người dùng quản lý và xử lý các file âm thanh được tích hợp vào trong các dự án khi thiết kế. Chúng ta nhìn thấy giao diện rất đơn giản nhưng nó chứa đủ tính năng cần thiết khi chúng ta muốn xử lý một file âm thanh. VD: cắt, ghép, copy, bóp méo, vv.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn chi tiết giao diện phần mềm Scratch của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *