Giải bài tập SGK Địa lí 7 trang 112, 113, 114, 115, 116 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 9 Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi thuộc chương 3 Châu Phi.
Giải Địa lí 7 Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần nội dung bài học, luyện tập, vận dụng của bài 9 chương 3 trong sách giáo khoa Địa lí 7 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Địa lí 7 Bài 9 trang 112, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
I. Phần Nội dung bài học Địa lí 7 Bài 9
1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Phi
Câu hỏi trang 112
– Châu Phi giáp với các biển, đại dương nào?
– Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi.
Gợi ý đáp án
– Châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương như sau:
- Biển Châu Phi giáp biển Địa Trung Hải và biển Đỏ.
- Đại dương Châu Phi giáp Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương
– Châu Phi có các đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước:
- Vị trí địa lí: Châu Phi có phần lục địa kéo dài từ khoảng 47o20’B đến 34o52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.
- Về hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối “mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo lớn.
- Về kích thước: Châu Phi có diện tích khoảng 30,3 triệu km² (lớn thứ 3 thế giới).
2. Đặc điểm thiên nhiên
Câu hỏi trang 114
– Xác định các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi.
– Nêu tên các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng.
Gợi ý đáp án
– Châu Phi có các sơn nguyên, bồn địa và các dãy núi như:
- Sơn nguyên có sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a và Đông Phi.
- Bồn địa gồm Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.
- Châu Phi có các dãy núi như dãy At-lat và Đrê-ken-bec.
– Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố:
- Khu vực Bắc Phi là nơi chứa các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên.
- Các mỏ vàng, sắt, kim cương phân bố ven biển vịnh Ghi-nê.
- Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít phân bố ở khu vực Nam Phi.
II. Phần Luyện tập, vận dụng trang 116
Luyện tập 1
Hãy nhận xét đặc điểm đường bờ biển châu Phi?
Gợi ý đáp án
Đường bờ biển ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ là các đặc điểm của đường bờ biển châu Phi.
Luyện tập 2
Hãy cho biết các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa các vùng ven biển châu Phi.
Gợi ý đáp án
Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có ảnh hưởng đến lượng mưa các vùng ven biển châu Phi như sau:
– Chảy ven bờ Tây Bắc của châu Phi có dòng biển lạnh Ca-na-ri, ở ven bờ Tây Nam châu Phi có dòng biển lạnh Ben-ghê-la, lượng mưa vùng ven biển này thường dưới 200 mm.
– Ven bờ vịnh Ghi-nê có dòng biển nóng Ghi-nê chảy, lượng mưa vùng ven biển trên 2000 mm.
– Chảy ven bờ biển Đông châu Phi là dòng biển nóng Mô-dăm-bích và dòng biển nóng Mũi Kim, lượng mưa vùng ven biển từ 1000 – 2000 mm.
=> Kết luận: Vùng ven biển châu Phi có lượng mưa lớn do có dòng biển nóng đi qua và có lượng mưa nhỏ do có dòng biển lạnh đi qua.
Vận dụng
Môi trường tự nhiên châu Phi sẽ ra sao nếu nạn buôn bán động vật hoang dã (voi, tê giác,…) bất hợp pháp diễn ra phổ biến?
Gợi ý đáp án
Nếu nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp diễn ra phổ biến thì môi trường của châu Phi sẽ mất cân bằng sinh thái môi trường, suy giảm và tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm. ngoài ra còn gây ô nhiễm do những người săn bắn trái phép động vật hoang dã sử dụng các công cụ hủy diệt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Địa lí 7 Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi Soạn Địa 7 trang 112 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.