Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn 165-HD/BTGTW Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2021 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ngày 09/12/2020, Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Hướng dẫn 165-HD/BTGTW về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2021. 

Theo đó, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước: không tổ chức kỷ niệm cấp quốc gia nhưng tổ chức bằng các hình thức khác phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị. Cụ thể như sau:

  • Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2021) và đón Tết nguyên đán Tân Sửu 2021;
  • Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch);
  • Kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021);
  • Kỷ niệm 67 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2021);
  • Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021);
  • Kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2021) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2021).

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN TUYÊN GIÁO
*

Số 165-HD/BTGTW

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2020

HƯỚNG DẪN 165-HD/BTGTW

Tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2021
—–

Căn cứ Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 22/7/2010 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao hiệu quả tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng cao; Kết luận số 88-KL/TW, ngày 18/2/2014 của Bộ Chính trị về tổ chức kỷ niệm 100 năm, trên 100 năm ngày sinh; xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm; xây dựng, công bố phim tài liệu về thân thế sự nghiệp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP, ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài; Nghị định số 111/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ Quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương;

Căn cứ Thông báo kết luận số 237-TB/TW, ngày 11/11/2020 của Ban Bí thư về việc tổ chức kỷ niệm một số ngày lễ và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2021; Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tuyên truyền sâu rộng truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; giáo dục tư tưởng chính trị, lòng yêu nước; khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đại đoàn kết, niềm tự hào và ý chí tự lực, tự cường dân tộc; góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của Nhân dân vào sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm góp phần tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận xã hội để triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thi đua thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

3. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả,tiết kiệm, bảo đảm đúng các quy định hiện hành; lồng ghép với việc tuyên truyền triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, các sự kiện chính trị của đất nước, ban, bộ, ngành, địa phương và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo được không khí phấn khởi trong các tầng lớp Nhân dân.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM

1. Kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước: không tổ chức kỷ niệm cấp quốc gia nhưng tổ chức bằng các hình thức khác phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị

1.1. Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2021) và đón Tết nguyên đán Tân Sửu

a. Nội dung tuyên truyền

– Truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu bật những mốc son chói lọi của Đảng qua 91 năm thành lập, xây dựng và trưởng thành; những thắng lợi vĩ đại và những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, uy tín và năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.

– Những kết quả và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở các cấp, các tổ chức đảng, nhất là trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định số 08-QĐi/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

– Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; công tác xây dựng Đảng và đấu tranh phòng chống tham nhũng trong năm 2020; các phong trào thi đua yêu nước; anh hùng chiến sỹ thi đua, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

– Những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về; ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tệ nạn, cờ bạc, mê tín dị đoan và các biểu hiện thương mại hóa trong hoạt động lễ hội diễn ra trước, trong và sau Tết.

– Các hoạt động chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chào mừng 91 năm Ngày thành lập Đảng, mừng Xuân Tân Sửu; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, động viên cán bộ, chiến sỹ, người lao động đang làm nhiệm vụ trong dịp Tết, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.

– Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái, bôi nhọ, xuyên tạc, “diễn biến hoà bình”, chống phá Đảng, Nhà nước.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Trung ương:

+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động này.

+ Tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành phố Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

– Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tùy điều kiện cụ thể tổ chức các hoạt động kỷ niệm, như:

+ Tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học với quy mô phù hợp, khẳng định vai trò, công lao, cống hiến to lớn của các cấp, các ngành, đoàn thể đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 91 năm qua; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp góp phần xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.

+ Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng quần chúng ưu tú, giới thiệu cho tổ chức Đảng xem xét kết nạp vào dịp 3/2.

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các phương tiện cổ động trực quan, hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên; thông qua các ấn phẩm tuyên truyền,…

1.2. Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch)

a. Nội dung tuyên truyền

– Truyền thống lịch sử thời đại Hùng Vương, Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng; giáo dục các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ hướng về cội nguồn của dân tộc, tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ đất nước.

– Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam được vun đắp, hình thành từ thời đại Hùng Vương, trong đó có việc bảo tồn và phát huy các di sản, di tích thời đại Hùng Vương; cổ vũ các tầng lớp nhân dân trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về cội nguồn dân tộc, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp và phồn vinh.

– Tuyên truyền về tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn vinh tập thể, cá nhân có những công lao, đóng góp đối với việc xây dựng, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế hiện nay.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tại Phú Thọ: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương.

– Các tỉnh, thành phố có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm.

– Các tỉnh, thành phố không có di tích, đền thờ tập trung chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền trên báo chí, trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin, cổ động trực quan.

1.3. Kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền giá trị, ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; đường lối cách mạng Việt Nam; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, đánh địch bằng ba mũi giáp công, trên cả ba vùng chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Phân tích nhân vật Thành và Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 7 hay nhất

– Nêu bật sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của quân và dân ta; sức mạnh của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam; sự giúp đỡ to lớn của bạn bè quốc tế, nhân dân lao động và lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta; những nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam, đỉnh cao là Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc; những bài học kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo chiến lược, các phương thức, biện pháp để tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình vào sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo của Tổ quốc.

– Tôn vinh và tri ân các anh hùng, liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh tính mạng, sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ và của cải, làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975.

– Tuyên truyền những thành tựu của đất nước sau 46 năm thống nhất, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay; khẳng định sự kế thừa, phát huy tinh thần “quyết thắng” và chủ động nắm bắt thời cơ trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

– Đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tầng lớp Nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

+ Tại Hà Nội: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động này.

+ Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh viếng các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; hội nghị báo cáo viên, tuyên truyền viên và sinh hoạt của các tổ chức chính trị – xã hội; chú trọng tuyên truyền cho đối tượng là thanh niên, học sinh, sinh viên.

+ Xây dựng cụm thông tin, cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu, màn hình cổ động ở các khu trung tâm, cơ quan, công sở…

+ Tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể thao chào mừng.

1.4. Kỷ niệm 67 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền đường lối kháng chiến của Đảng và Nhân dân ta; khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 và Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng như toàn bộ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

– Nêu bật thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của Nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược; khẳng định ý nghĩa to lớn và sâu sắc của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với dân tộc Việt Nam, với quốc tế và thời đại; tôn vinh và tri ân các anh hùng, liệt sỹ, các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và quân dân cả nước đã anh dũng chiến đấu, hy sinh, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

– Tuyên truyền, khơi dậy niềm tự hào, phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, quyết tâm xây dựng các tỉnh vùng Tây Bắc cùng cả nước phát triển ngày càng giàu đẹp và văn minh.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tại tỉnh Điên Biên: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên dâng hoa tại Tượng đài Chiến thắng lịch sử Điên Biên Phủ, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Điện Biên Phủ.

– Xây dựng cụm thông tin, cổ động, panô, áp phích, khẩu hiệu, màn hình cổ động ở các khu trung tâm, cơ quan, công sở…

– Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng.

1.5. Kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền về thân thế, cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tôn vinh những cống hiến vĩ đại của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; thể hiện lòng thành kính tưởng nhớ, tri ân sâu sắc của Nhân dân Việt Nam và tình cảm yêu mến, kính trọng của nhân dân các nước trên thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Khẳng định sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh; phân tích, làm rõ sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đấu tranh, phản bác những thông tin, luận điệu, quan điểm sai trái, xuyên tạc về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ định giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Đẩy mạnh tuyên truyền kết quả sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các cấp, ngành, địa phương; nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; phát hiện, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt”; đồng thời phê bình nghiêm túc những cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mang tính hình thức, thiếu hiệu quả.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Lễ dâng hương, dâng hoa:

+ Tại Hà Nội: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động này.

+ Tại Nghệ An: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh; Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn.

– Tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tham mưu Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền kỷ niệm; biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền; chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền tới các tầng lớp Nhân dân.

1.6. Kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2021) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền bối cảnh, diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945; khẳng định tầm vóc thời đại, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam); sự vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, nhất là trong sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

– Tuyên truyền những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cũng như trong xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả; khẳng định công lao, cống hiến to lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, sự giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế trong 76 năm qua.

– Tuyên truyền, nêu bật những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới đất nước; làm rõ thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen của đất nước cũng như yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là về phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, về bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia…; đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận giá trị, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám, vai trò lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm: Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, thành phố Hà Nội: Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hoạt động này.

2. Kỷ niệm năm tròn ngày sinh các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

2.1. Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo (08/8/1921 – 08/8/2021), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Nội dung tuyên truyền

Tham khảo thêm:   Đoạn trích Trao duyên Trích từ câu 723 đến câu 756, Truyện Kiều của Nguyễn Du

– Thân thế, cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Lê Quang Đạo; khẳng định công lao, đóng góp của Đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

– Những phẩm chất cao đẹp của đồng chí Lê Quang Đạo – người cộng sản kiên cường mẫu mực, một nhà lãnh đạo có uy tín, kiên nghị, gần gũi và thân thương.

– Tuyên truyền việc học tập tấm gương đồng chí Lê Quang Đạo trong xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn; các hoạt động kỷ niệm ở các cấp, các ngành.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

+ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Bắc Ninh.

+ Tỉnh Bắc Ninh chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, các ban, bộ, ngành liên quan thực hiện; lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.

– Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bắc Ninh thực hiện.

– Xây dựng phim tài liệu về đồng chí Lê Quang Đạo: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

– Xuất bản sách về đồng chí Lê Quang Đạo: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật thực hiện.

– Xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Lê Quang Đạo: Tỉnh Bắc Ninh xây dựng đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền, kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội, tỉnh Bắc Ninh, biên soạn, phát hành hướng dẫn và tài liệu tuyên truyền.

2.2. Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911– 25/8/1921)

a. Nội dung tuyên truyền

– Cuộc đời, hoạt động cách mạng; công lao, cống hiến to lớn, đặc biệt suất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

– Những đóng góp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, chống áp bức, bóc lột, bất công ở các nước thuộc địa Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh.

– Tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người chiến sĩ cách mạng kiên trung, vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã dâng hiến trọn đời mình cho Đảng, cho dân tộc; việc học tập tấm gương đồng chí Võ Nguyên Giáp, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

– Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:

+ Danh nghĩa tổ chức: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Quảng Bình.

+ Tỉnh Quảng Bình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các ban, bộ, ngành liên quan thực hiện; lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm.

– Tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Quảng Bình thực hiện.

– Xây dựng phim tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

– Tổ chức trưng bày và triển lãm mỹ thuật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo Bảo tàng Quân sự thực hiện.

– Xuất bản sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật thực hiện.

– Tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tỉnh Quảng Bình xây dựng đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ, tỉnh Quảng Bình biên soạn, phát hành hướng dẫn và tài liệu tuyên truyền.

2.3. Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lê Thanh Nghị (06/3/1911 -06/3/2021), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

a. Nội dung tuyên truyền

– Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của đồng chí Lê Thanh Nghị đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta.

– Tấm gương sáng, tinh thần cách mạng của đồng chí Lê Thanh Nghị – người chiến sĩ cách mạng trung kiên, suốt đời sống và chiến đấu cho lý tưởng cao cả; việc học tập tấm gương đồng chí Lê Thanh Nghị trên quê hương Hải Dương.

– Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức lễ kỷ niệm cấp tỉnh, thành phố (bộ, ngành): Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Hải Dương đọc diễn văn kỷ niệm.

– Tổ chức hội thảo khoa học cấp (bộ, ngành): Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Hải Dương thực hiện.

– Xây dựng phim tài liệu về đồng chí Lê Thanh Nghị: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

– Tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Lê Thanh Nghị: Tỉnh Hải Dương xây dựng đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến thực hiện.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền kỷ niệm.

2.4. Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Phùng Chí Kiên (18/5/1901 -18/5/1921), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

a. Nội dung tuyên truyền

– Cuộc đời và công lao, đóng gópto lớn của đồng chí Phùng Chí Kiên – Người cộng sản kiên trung, mẫu mực; nhà chính trị, quân sự song toàn đối với sự nghiệp cách mạng của Việt Nam nói chung và Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.

– Tấm gương đạo đức cách mạng cao đẹp của đồng chí Phùng Chí Kiên, một người cán bộ mẫu mực luôn có ý thức giữ gìn sự đoàn kết và kỷ luật trong Đảng, thường xuyên trau dồi đức tài, bản chất cách mạng, không khuất phục trước kẻ thù, sống anh dũng, chết vẻ vang, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân; việc học tập tấm gương đồng chí Phùng Chí Kiên trên quê hương Nghệ An.

– Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức lễ kỷ niệm cấp tỉnh: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Nghệ An đọc diễn văn kỷ niệm.

– Tổ chức Hội thảo khoa học cấp (bộ, ngành): Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Nghệ An thực hiện.

– Xây dựng phim tài liệu về đồng chí Phùng Chí Kiên: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

– Tôn tạo khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên: Tỉnh Nghệ An xây dựng đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền kỷ niệm; chủ trì, phối hợp với tỉnh Nghệ An biên soạn tài liệu tuyên truyền.

2.5. Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh đồng chí Võ Văn Tần (8/1891-8/2021), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

a. Nội dung tuyên truyền

– Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Võ Văn Tần – người chiến sĩ cách mạng thuộc lớp đảng viên đầu tiên của Đảng, người cộng sản kiên cường, luôn tận trung với nước, tận hiếu với dân, đã cống hiến trọn đời mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân.

– Tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng của đồng chí Võ Văn Tần, nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn, tinh thần tự giác học tập, rèn luyện; việc học tập tấm gương đồng chí Võ Văn Tần trên quê hương Long An.

– Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức lễ kỷ niệm cấp tỉnh, thành phố (bộ, ngành): Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Long An đọc diễn văn kỷ niệm.

– Tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ, ngành: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Long An thực hiện.

– Xây dựng phim tài liệu về đồng chí Võ Văn Tần: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

– Xây dựng khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Võ Văn Tần: Tỉnh Long An xây dựng đề án trình Ban Bí thư cho ý kiến.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn tài liệu tuyên truyền.

2.6. Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911 – 10/10/2021), lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

a. Nội dung tuyên truyền

– Cuộc đời, sự nghiệp và công lao, đóng góp to lớn của đồng chí Lê Đức Thọ với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc nói chung và công tác tổ chức xây dựng Ðảng, công tác ngoại giao nói riêng.

– Phẩm chất đạo đức cách mạng cao đẹp của đồng chí Lê Đức Thọ – người chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; việc học tập và noi theo tấm gương sáng ngời của một người cộng sản kiên cường, suốt đời trung thành, tận tuỵ với nước, với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn có tinh thần tiến công, lạc quan cách mạng, chủ động, quyết đoán và sáng tạo; hết lòng thương yêu đồng đội, đồng chí và đồng bào của đồng chí Lê Đức Thọ.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 13/VBHN-BGTVT Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ

– Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức lễ kỷ niệm cấp tỉnh, thành phố (bộ, ngành): Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nam Định chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thực hiện; lãnh đạo tỉnh Nam Định đọc diễn văn kỷ niệm.

– Tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ, ngành: Học viện Chính trị quốc giaHồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Nam Định thực hiện.

– Xây dựng phim tài liệu về đồng chí Lê Đức Thọ: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và biên soạn tài liệu tuyên truyền.

3. Kỷ niệm năm tròn ngày lễ, sự kiện lịch sử quan trọng và kỷ niệm năm tròn ngày thành lập, ngày truyền thống của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; tổ chức quốc tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

3.1. Kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/01/1941 – 28/01/2021) và 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911- 05/6/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam, với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; đặc biệt nhấn mạnh ý chí quyết tâm cứu nước, cứu dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện sinh động qua việc ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911) và về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (năm 1941) của Người.

– Tư duy và tầm nhìn chiến lược cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; biểu dương kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các cấp, các ngành, nhất là những tập thể và cá nhân tiêu biểu. Tuyên truyền nhân rộng mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

– Tuyên truyền tình cảm yêu mến, kính trọng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, sự cảm phục, mến mộ của nhân dân thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; đấu tranh, bác bỏ quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ định vai trò, giá trị lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia về hai sự kiện trên tại tỉnh Cao Bằng: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Cao Bằng và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

– Tổ chức cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/01/1941 – 28/01/2021) và 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911 – 05/6/2021) tại 4 điểm cầu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Bình Thuận: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện.

– Tổ chức chương trình giao lưu, gặp mặt một số nhân chứng lịch sử cách mạng, nhà khoa học và đại diện thế hệ trẻ vào đúng dịp kỷ niệm 110 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện.

– Xây dựng phim tài liệu kỷ niệm 80 năm Ngày Bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện.

– Tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai Chỉ thị mới của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tham mưu Ban Bí thư tổ chức vào dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền kỷ niệm; biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền.

3.2. Kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 – 23/10/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Tuyên truyền về bối cảnh lịch sử và đường lối, chủ trương của Đảng trong việc quyết định mở tuyến đường chiến lược quan trọng trên biển; khẳng định đây là một trong những con đường huyết mạch để vận chuyển người và vũ khí đến các chiến trường xa ở miền Nam, những nơi mà đường Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn chưa thể vươn tới góp phần làm nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

– Tuyên truyền về những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ “Đoàn tàu không số” đã làm nên trang sử oanh liệt của dân tộc ta, một thiên anh hùng ca bất tử, tô thắm truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc; đồng thời giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, tiếp thêm niềm tin và sức mạnh cho các thế hệ hôm nay và mai sau quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức lễ kỷ niệm cấp bộ, ngành: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với thành phố Hải Phòng và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện; lãnh đạo Bộ Quốc phòng đọc diễn văn kỷ niệm.

– Tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ, ngành: Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với thành phố Hải Phòng và Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện.

– Tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Gặp mặt nhân chứng lịch sử”: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

– Xây dựng phim tài liệu: Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ đạo Điện ảnh Quân đội nhân dân thực hiện.

– Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phù hợp: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền.

3.3. Kỷ niệm năm tròn ngày thành lập, ngày truyền thống của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; tổ chức quốc tế, đơn vị vũ trang nhân dân, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định số 145/2013/NĐ-CP và Nghị định số 111/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm.

4. Kỷ niệm các ngày lễ quốc tế

4.1.Kỷ niệm 151 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 – 22/4/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến vĩ đại của V.I.Lênin – Lãnh tụ cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

– Khẳng định giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại ngày nay; đồng thời tuyên truyền sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong giai đoạn mới; đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm diễn ra ở các cấp, các ngành.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

-Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

-Các học viện, các trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.

4.2. Kỷ niệm 201 năm Ngày sinh Ph.Ăng-ghen (28/11/1820 – 28/11/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của Ph.Ăng-ghen đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học và giai cấp công nhân.

– Sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

-Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Các học viện, các trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức tọa đàm, hội thảo khoa học.

4.3. Kỷ niệm 203 năm Ngày sinh C.Mác (5/5/1818 – 5/5/2021)

a. Nội dung tuyên truyền

– Cuộc đời, sự nghiệp và công lao, đóng góp vĩ đại của C.Mác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.

– Khẳng định những giá trị khoa học và cách mạng trong Di sản tư tưởng của C.Mác, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư.

– Sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhấn mạnh những thành tựu đem lại và bài học kinh nghiệm; khẳng định tính đúng đắn và sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay; đấu tranh phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc phủ nhận giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

b. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm

– Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

– Các học viện, trường đại học, trường chính trị tỉnh, thành phố tùy điều kiện tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học.

……………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn 165-HD/BTGTW Hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2021 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *