Bạn đang xem bài viết ✅ Hoạt động trải nghiệm 7: Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 28 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hoạt động trải nghiệm 7 Bài 2: Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28, 29.

Nhờ đó, các em sẽ tìm hiểu được cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ, xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 2 Chủ đề 4: Rèn luyện bản thân cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

Thảo luận về tính kiên trì, chăm chỉ theo các gợi ý sau:

  • Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc.
  • Tác động của tính kiên trì, chăm chỉ đến hiệu quả công việc.
  • Hãy kể về một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ.
  • Làm thế nào để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ?
Tham khảo thêm:   Công văn 6088/BGDĐT-CSVC Hướng dẫn rà soát nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất thiết bị trường học

Trả lời:

– Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ trong công việc:

  • Luôn cần cù, chăm chỉ, nỗ lực, chịu khó, quyết tâm hoàn thành công việc đã đặt ra.
  • Tự giác, chủ động thực hiện công việc.
  • Không bỏ cuộc khi gặp khó khăn, trở ngại.
  • Không trông chờ, ỷ lại vào người khác…

– Tác động của tính kiên trì, chăm chỉ đến hiệu quả công việc:

  • Hoàn thành công việc nhanh chóng, đúng hạn, năng suất công việc cao.
  • Nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo và đồng nghiệp.
  • Nâng cao giá trị của bản thân.
  • Giúp chúng ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm có ích cho công việc sau này…

– Một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ: trạng nguyên Nguyễn Hiền, Cao Bá Quát, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký,…

– Để rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ, chúng ta cần:

  • Xác định rõ điều mình muốn và cần đạt được.
  • Lập kế hoạch chi tiết về những việc cần làm.
  • Phân chia công việc thành từng phần và thực hiện lần lượt.
  • Viết, vẽ lời nhắc cho bản thân và để ở nơi dễ thấy.
  • Động viên lẫn nhau khi làm việc.

Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

Gợi ý:

Gợi ý

Trả lời:

– Em xây dựng kế hoạch rèn luyện tính chăm chỉ, kiên trì theo mẫu bảng đã gợi ý.

Mục tiêu

Nhiệm vụ cần thực hiện

Cách thực hiện

Thời gian/ địa điểm thực hiện

Chăm chỉ làm bài tập về nhà

– Chủ động, tự giác làm bài tập về nhà.

– Đọc và tìm hiểu bài

– Hoàn thành bài tập ngay sau giờ học.

– Luôn soạn bài các môn đầy đủ

– Sau giờ học

– Tại nhà

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng chí (3 mẫu) Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Câu 2: Chia sẻ kế hoạch rèn luyện của em.

Trả lời:

  • Em chia sẻ với bạn về kế hoạch của bản thân theo bảng đã trình bày.
  • Cùng tham khảo kế hoạch của bạn và học tập những điều tích cực.

Hoạt động 3: Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ

  • Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong học tập và trong công việc gia đình theo kế hoạch đã lập.
  • Ghi lại kết quả rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ của bản thân (có thể chụp ảnh, quay video clip,…) để chia sẻ với các bạn.

Trả lời:

  • Em vận dụng những điều đã học để thực hành rèn luyện tính chăm chỉ trong học tập và cuộc sống. Mọi hành động cần luyện tập và duy trì để thành thói quen tốt.
  • Chia sẻ cùng bạn những điều em đã làm được: hình ảnh/ video/ bài viết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoạt động trải nghiệm 7: Rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 7 trang 28 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *