Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ Soạn Hóa học 12 trang 180 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hóa học 12 Bài 42: Luyện tập Nhận biết một số chất vô cơ được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa trang 180. Đồng thời giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về nhận biết một số chất vô cơ.

Soạn Hóa 12: Nhận biết một số chất vô cơ giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Hóa 12 bài 42, mời các bạn lớp 12 cùng tham khảo tại đây.

Mục Lục Bài Viết

Câu 1

Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.

Gợi ý đáp án

Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa màu nâu đỏ thì mẫu thử đó chứa ion Fe3+

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 25: Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4+

Mẫu thử nào lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục, sau đó kết tủa tan ra cho dung dịch màu xanh thẫm thì mẫu thử đó chứa ion Cu2+

Cu2+ + 2 NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4+

Cu(OH)2 ↓ + 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2

Cho dung dịch H2SO4 vào mẫu thử còn lại nếu có kết tủa trắng, không tan trong axit dư, mẫu thử đó chứa ion Ba2+

Ba2+ + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H+

Câu 2

Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào sau đây?

A. 2 dung dịch: NH4Cl, CuCl2

B. 3 dung dịch: NH4Cl, MgCl2, CuCl2

C. 4 dung dịch: NH4Cl, AlCl3, MgCl2, CuCl2

D. Cả 5 dung dịch.

Gợi ý đáp án

Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:

• NH4Cl cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng thoát khí mùi khai.

• MgCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2

• FeCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2

• AlCl3 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.

Tham khảo thêm:   Mẫu hợp đồng tổng thầu EPC

• CuCl2 cho vào dung dịch NaOH có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2

Chọn: D.

PTHH:

NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2

CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2

FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2

AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3

Câu 3

Có 4 ống nghiệm không nhãn mỗi ống đựng một trong các dung dịch sau (nồng độ khoảng 0,1 M): NaCl, Na2CO3, KHSO4, CH3NH2. Chỉ dùng giấy quỳ tím cho vào từng dung dịch, quan sát sự thay đổi màu của nó có thể nhận biết dãy dung dịch nào?

A. 1 dung dịch NaCl

B. 2 dung dịch NaCl và KHSO4

C. 2 dung dịch KHSO4 và CH3NH2.

D. 3 dung dịch NaCl, KHSO4 và Na2CO3

Gợi ý đáp án

Đáp án B, C và D.

Câu 4

Hãy phân biệt hai dung dịch riêng rẽ sau: (NH4)2S và (NH4)2SO4 bằng một thuốc thử.

Gợi ý đáp án

Cho dung dịch Ba(OH)2 vào hai mẫu thử, mẫu thử nào có khí và kết tủa trắng là (NH4)2SO4, chỉ có khí là (NH4)2S

(NH4)2S + Ba(OH)2 → BaS + 2NH3 ↑ + 2H2O

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + 2NH3 ↑ + 2H2O

Câu 5

Có hỗn hợp khí gồm SO2, CO2, H2. Hãy chứng minh sự có mặt của từng khí trong hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.

Gợi ý đáp án

Cho dung dịch brom vào hỗn hợp khí , thấy dung dịch brom mất màu chứng tỏ trong hỗn hợp có SO2

Tham khảo thêm:   Lịch sử 7 Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225) Soạn Sử 7 trang 50 sách Cánh diều

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4.

Thêm tiếp dung dịch brom vào hỗn hợp cho đến khi dung dịch Br2 hết bị mất màu như vậy hết SO2. Dẫn hỗn hợp khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong có dư thấy có kết tủa trắng chứng tỏ có CO2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

Dẫn khí còn lại qua bình đựng CuO (màu đen) đun nóng thấy có xuất hiện Cu màu đỏ thì khí đó là H2

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 12 Bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ Soạn Hóa học 12 trang 180 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *