Bạn đang xem bài viết ✅ Quyết định về việc hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Quyết định số 215/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Về việc hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

______________

Số: 345/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Hà Nội, ngày 16 tháng 2 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

về việc hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng

đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016

__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 1018 NQ/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 01 năm 2011 về công bố ngày bầu cử và thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016;

Căn cứ Kế hoạch số 01/KH-HĐBC ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Hội đồng bầu cử triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016;

Xét tờ trình số 413/TTr-BNV ngày 14 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Tham khảo thêm:   Đề thi thử Đại học năm 2013 - môn Toán (Đề 25) Bài tập Toán

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Yêu cầu

1. Việc dự kiến và định hướng cơ cấu, thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải đảm bảo phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất trong công tác cán bộ.

2. Người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cần phải có năng lực và điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe và tôn trọng ý kiến nhân dân, không tham nhũng, luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

3. Đảm bảo cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; có tỉ lệ hợp lý các đại biểu người dân tộc thiểu số, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là trí thức, tôn giáo, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân tiêu biểu thuộc các thành phần kinh tế.

4. Việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải đảm bảo các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền ứng cử, quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Thẩm quyền dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Soạn Sử 10 trang 122 sách Kết nối tri thức

Thường trực Hội đồng nhân dân chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình theo quy định tại Điều 14 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003.

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Quyết định về việc hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *