Bạn đang xem bài viết ✅ Góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên Mẫu góp ý dự thảo Thông tư thăng hạng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng đưa ra góp ý của mình.

Dự thảo Thông tư mới bỏ các quy định về thi thăng hạng, bỏ quy định về nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng tại Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT. Vậy mời thầy cô cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com để dễ dàng góp ý:

Góp ý dự thảo Thông tư thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

TRƯỜNG TH&THC……..
KHỐI 1 + 2 + 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….…, ngày 20 tháng 3 năm 2024

GÓP Ý DỰ THẢO THÔNG TƯ
Quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học

———–

Thực hiện Công văn số /PGDĐT-HVĐ ngày 20 tháng 3 năm 2024 về góp ý dự thảo Thông tư quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Tham khảo thêm:   Nghị định 111/2011/NĐ-CP Chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự

Xét theo ý kiến góp ý của các thành viên trong khối 1 + 2 + 3.

Trường TH&THCS……… báo cáo về dự thảo Thông tư quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học cụ thể như sau:

1. Kết quả thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông từ năm 2016 (số đợt tổ chức, kết quả của từng đợt theo từng cấp học).

Có tổ chức và công bố kết quả của từng đợt.

2. Các khó khăn, vướng mắc khi tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông.

Khi tổ chức thăng hạng từng cấp học đôi khi chưa thực hiện đồng bộ các cấp học, các chức danh hạng I, hạng II, hạng III do điều kiện Thông tư 02 nên đa số CBGV không đủ điều kiện để tổ chức thăng hạng I , hạng II, hạng III.

3. Góp ý dự thảo Thông tư

Tổng số người tham gia góp ý: 8 người. Trong đó:

Stt

Nội dung dự kiến quy định

Nội dung đề nghị điều chỉnh, bổ sung

Số người đề nghị điều chỉnh, bổ sung

Ghi chú

Hạng II- Điều 4

1

Điều 4- Khoản 1- Điểm b

Chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn/chuyên đề ở tổ, khối chuyên môn; tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp trường trở lên;

Đề nghị bãi bỏ. Lý do: Nội dung này chỉ đáp ứng được CBQL và tổ trưởng

32

2

Điều 4- Khoản 3- Điểm a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Đề nghị Không phân biệt ngành (Giáo dục tiểu học) và ngành (Quản lý Giáo dục). Đủ điều kiện thì xét thăng hạng. Vì: Khi cán bộ giáo viên tham gia nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì đòi hỏi phải học tập tương ứng vị trí quản lý (Quản lý Giáo dục), giảng dạy (Giáo dục Tiểu học).

35

3

Điều 4- Khỏa 4- Điểm i) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Đề xuất bãi bỏ thời gian 09 năm. Thời gian nào CBGV có văn bằng tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ thì tính thời gian đó theo ngày tháng năm cấp bằng

35

Hạng 1 – Điều 5

4

Điều 5- Khoản 3- Điểm a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Đề nghị Không phân biệt ngành (Giáo dục tiểu học) và ngành (Quản lý Giáo dục). Đủ điều kiện thì xét thăng hạng. Vì: Khi cán bộ giáo viên tham gia nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì đòi hỏi phải học tập tương ứng vị trí quản lý (Quản lý Giáo dục), giảng dạy (Giáo dục Tiểu học).

35

5

Điều 5 – Khoản 4 – Điểm g

Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I (mã số V.07.03.27) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) hoặc tương đương từ đủ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.

Đề xuất bãi bỏ thời gian 06 năm. Thời gian nào CBGV có văn bằng tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ thì tính thời gian đó theo ngày tháng năm cấp bằng

35

Tham khảo thêm:   Giáo án Tự nhiên và xã hội 1 sách Cùng học để phát triển năng lực (Cả năm) Giáo án PowerPoint, Word môn TNXH lớp 1

TỔ TRƯỞNG

THƯ KÝ

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Góp ý dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên Mẫu góp ý dự thảo Thông tư thăng hạng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *