Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng mang đến 2 mẫu dàn ý chi tiết, đầy đủ nhất. Qua 2 dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu ôn tập, trau dồi kiến thức để nhanh chóng nắm được các nội dung chính từ đó biết cách viết bài văn phân tích hay, đầy đủ ý.

Qua bài thơ Sóng người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu. Chính sự kết hợp đặc sắc này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Sóng.

Dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng

I. Mở bài: dẫn dắt vấn đề

II. Thân bài

Giải thích ý kiến:

  • “Tình yêu mang tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời” là tình yêu gắn liền với những đặc điểm cảm xúc, tình cảm có tính quy luật. Đó là quy luật tình cảm thường gặp trong tình yêu của lứa đôi như nhớ nhung, giận hờn, khao khát …
  • Tình yêu “hiện đại” là tình yêu đề cao cái tôi cá nhân, đề cao những cảm xúc, khao khát mãnh liệt vượt qua những giới hạn. Đó là cá tính mạnh mẽ của người phụ nữ thế kỷ hai mươi bứt phá những nhỏ hẹp đời thường để đến với tình yêu rộng lớn bao la. Hiện đại ở đây gắn liền với quan niệm tình yêu tự do chứ không phải là thụ động như tình yêu truyền thống.

2. Chứng minh

2.1. Trước hết, “Sóng” thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời”:

  • Tình yêu ấy có nhiều trạng thái biểu hiện, khi lặng lẽ dịu êm, hiền hòa, êm dịu. Đó là chất nữ tính – một phẩm chất di truyền từ ngàn đời ở phụ nữ. Khi lại ồn ào, dữ dội với những ghen tuông, giận hờn vô cớ (cung bậc muôn đời khi yêu). Hai trạng thái cảm xúc ấy “Dữ dội – dịu êm/Ồn ào – lặng lẽ” là đối cực của sóng nhưng cũng là những cảm xúc nội tâm đầy phức tạp, mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất hài hòa trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu. (2 câu đầu khổ 1)
  • Tình yêu truyền thống không thể thiếu nỗi nhớ thương và sự thủy chung. Nếu thủy chung là thước đo của tình yêu thì nỗi nhớ lại là sức sống của tình yêu (khổ 5-6)
  • Đã yêu là tin và người phụ nữ trong tình yêu ngàn đời luôn tin điều đó. Niềm tin ấy đặt vào những con sóng biển. Sóng ở mãi tận giữa vô cùng, gặp muôn ngàn bão tố nhưng cuối cùng “Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở” thì cuối cùng em tin tình yêu của chúng ta sẽ đến được cùng nhau (khổ 7)
Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 4 vòng 14 năm 2015 - 2016 Đề thi giải Toán trên mạng lớp 4 có đáp án

2.2. “Tính hiện đại như tình yêu hôm nay”.

  • Qua hình tượng sóng và toàn bộ bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. Ở đây không còn sự thụ động, chờ đợi (như trong truyền thống) nữa. Nếu “Sông không chịu hiểu mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó, “tìm ra tận bể”, đến với cái cao rộng, bao dung. (2 câu cuối khổ 1)
  • Tình yêu hiện đại đó còn là khao khát tự lý giải bản thân: khổ 3.4 và khao khát được dâng hiến và hi sinh (khổ 9)

3. Bình luận

– Cả hai ý kiến đều đúng, ý kiến thứ nhất thiên về những đặc điểm của tình yêu truyền thống. Ý kiến thứ hai thiên về khẳng định bản lĩnh ở người phụ nữ – là vẻ đẹp của tình yêu hiện đại. Tuy bàn về hai vấn đề khác nhau của “Sóng” nhưng cả hai ý kiến không tách rời nhau, tình yêu hiện đại không tách rời truyền thống; chúng bổ sung cho nhau làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

III. Kết bài

Qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu.

Dàn ý phân tích vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng

I. Mở bài.

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu.

II. Thân bài

a. Giải thích: Vẻ đẹp truyền thống là gì? Vẻ đẹp hiện đại là gì? Biểu hiện trong bài thơ “Sóng”.

– Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ “Sóng”: Thể hiện ở lời giải bày kín đáo, ý nhị và lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu.

– Vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ “Sóng”: Sự chủ động táo bạo của người phụ nữ trong tình yêu với những khát khao yêu đương mãnh liệt, những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 23: Thiên nhiên vùng Nam Bộ Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo

b. Cảm nhận (Sử dụng chủ yếu thao tác phân tích, chứng minh)

– Về vẻ đẹp hiện đại. Học sinh cần làm nổi bật một số ý sau:

  • Trước hết, đó là sự chủ động hết sức táo bạo, dứt khoát từ bỏ không gian tù túng tìm đến không gian rộng lớn để tìm thấy mình, hiểu mình và được là mình:
  • Thứ hai, đó là sự khao khát khám phá và nhận thức tình yêu đầy chủ động, thể hiện cảm xúc mãnh liệt. Từ sự suy tư về nơi bắt nguồn của sóng: “Từ nơi nào sóng lên ?” đến sự băn khoăn, khao khát cắt nghĩa để hiểu rõ tình yêu “Khi nào ta yêu nhau?”. Dù biết rằng khao khát lý giải, cắt nghĩa rõ ràng, cặn kẽ nơi khởi thủy của tình yêu là không thể. Nhưng hơn cả, qua đó nhân vật trữ tình (qua hình tượng “sóng” và “em”) để bộc lộ những cảm xúc mãnh liệt của người phụ nữ trong tình yêu.
  • Thứ ba, chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc. Chủ động thể hiện nỗi nhớ dâng trào mãnh liệt: “Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được/Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức”. Và chủ động tìm kiếm tình yêu: “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam/Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh – một phương”.
  • Thứ tư, đó là khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu, cho cuộc đời để tình yêu trở nên bất tử. (Khổ thơ cuối). Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.

– Về vẻ đẹp truyền thống. Học sinh cần làm nổi bật một số ý sau:

  • Bằng một cách kín đáo và ý nhị nhất, Xuân Quỳnh mượn hình tượng “sóng” trong tự nhiên để diễn tả thành công những cung bậc cảm xúc, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu:
  • Đó là trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong lòng người đang yêu: “Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ”.
  • Đó là khát vọng tình yêu mãnh liệt, nỗi nhớ da diết và là lòng thủy chung son sắt qua khổ thơ 5,6.
  • Đó là sự thủy chung và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu; nhạy cảm, day dứt, âu lo trước những biến suy, phai bạc của cuộc đời. (khổ thơ cuối).

c. Đánh giá chung:

– Về nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng hình tượng độc đáo.

  • Sóng in đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh được xây dựng bằng phương thức ẩn dụ để trở nên đa nghĩa. Thơ ca truyền thống mượn sóng để diễn tả tình yêu nhưng sóng và nhân vật trữ tình tách bạch; còn ở Xuân Quỳnh sóng và em vừa song song vừa cộng hưởng.
  • Để đặc tả nhịp điệu, sự hồi hoàn vô hồi, vô hạn của những con sóng và thể hiện tinh tế trạng thái cảm xúc trong tâm hồn người con gái đang yêu, Xuân Quỳnh đã: sử dụng thành công thể thơ ngũ ngôn, lối thơ vắt dòng với những câu thơ không có dấu chấm câu; ngôn ngữ giản dị, sử dụng hiệu quả các từ láy và biện pháp tu từ; nhịp điệu và cách ngắt nhịp thay đổi linh hoạt; hòa phối thanh bằng – trắc sáng tạo.
Tham khảo thêm:   Top trang đọc truyện tranh manga online miễn phí hay nhất

– Về nội dung: Mỗi vẻ đẹp (truyền thống hay hiện đại) của người phụ nữ trong tình yêu đều có những nét đẹp rất riêng nhưng lại cùng hòa quyện vào nhau: Tiếp nối, giữ gìn nét đẹp truyền thống của người phụ nữ phương Đông, nhưng đồng thời cũng vươn đến hoàn thiện ở sự chủ động đầy táo bạo của người phụ nữ hiện đại trong tình yêu trên con đường tìm kiếm hạnh phúc đích thực cho bản thân.

d. Bản thân em ấn tượng với vẻ đẹp nào?

Học sinh có thể chọn vẻ đẹp truyền thống hoặc vẻ đẹp hiện đại hoặc cả hai vẻ đẹp miễn là lý giải thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:

– Ấn tượng với vẻ đẹp hiện đại. Không như người phụ nữ xưa trong tình yêu, người con gái trong tình yêu qua bài thơ Sóng đã chủ động hơn, khát khao hạnh phúc chính đáng của mỗi con người.

– Ấn tượng với vẻ đẹp truyền thống. Tuy mang nét hiện đại với sự chủ động đến táo bạo và đầy mạnh mẽ nhưng đồng thời thấy những gì tinh tế, kín đáo nhất của một tâm hồn phụ nữ, một trái tim nhạy cảm luôn khao khát yêu thương. Nổi bật trong bài thơ là tâm trạng của người con gái Việt Nam với nét đẹp phương Đông khi yêu: dịu dàng, thủ thỉ, đằm thắm mà không kém phần sôi nổi, mãnh liệt. Nét đẹp ấy được thể hiện bằng một hình thức tưởng như cũ mà lại mới. (Nguyễn Xuân Lạc).

III. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề.

– Có thể liên hệ bản thân, cuộc sống: Tình yêu trong cuộc sống ngày nay. Các em cần gìn giữ, phát huy cái đẹp nào? Những điều không tốt nào trong tình yêu nên tránh? Suy cho cùng tình yêu xuất phát từ sự chân thành thì sẽ đẹp và trọn vẹn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại trong bài Sóng Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *