Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 4 môn Tin học THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Tin học trong chương trình tập huấn Mô đun 4 – GDPT 2018. Nhờ đó, sẽ đạt được kết quả cao trong khóa tập huấn Module 4.0 này.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án tự luận môn Mĩ thuật, đáp án trắc nghiệm Mô đun 4 THCS các môn để có thêm kinh nghiệm, hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 4 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Đáp án tự luận Mô đun 4 môn Tin học THCS
TL 1.1
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường đảm bảo yêu cầu thực hiện chương trình GDPT linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của của tổ chuyên môn và giáo viên trong thực hiện chương trình; khai thác sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ thống nhất giữa các lực lượng giáo dục trong thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
TL 1.2
Hiện nay nhà trường đang có 01 phòng tin học với 17 máy, tổng số học sinh trong toàn trường là 578 học sinh; bình quân 36,1 học sinh/01 lớp; Tính bình quân 2,1 hs/ 1 máy.
Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng phòng tin học bản thân mỗi giáo viên cần:
- Nắm vững số máy tính, tình trạng máy, thiết bị đi kèm để có biện pháp khắc phục trước khi học sinh vào học. Sử dụng phần mềm quản lý phòng máy hiệu quả.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để xác định cho học sinh học trên lớp, hay thực hiện học trong phòng máy.
- Xác định thời điểm, thời gian thích hợp để yêu cầu học sinh bật/tắt máy phù hợp tránh tình trạng học sinh chơi game trong tiết học.
- Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập dẫn dắt học sinh thực hành.
- Chú ý đến ngôn ngữ, lời nói trong giảng dạy và trong quá trình học sinh thực hành.
TL 2.1
Có thể phải xây dựng từng kế hoạch cho từng lớp, từng đối tượng học sinh nên sẽ phải xây dựng nhiều kế hoạch khác nhau.
TL 2.3
Giáo viên là người trực tiếp thông qua việc làm cụ thể thành kế hoạch giáo dục cá nhân và kế hoạch bài dạy
TL 2.4
Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần thể hiện được các nội dung về:
- Đặc điểm tình hình.
- Kế hoạch dạy học.
- Các nội dung khác.
Trong các nội dung này Kế hoạch dạy học là quan trọng nhất
TL 3.2
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu:
- Đảm bảo tính thực tiễn.
- Đảm bảo tính pháp lí.
- Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể
- Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng của nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động.
- Đảm bảo tính vừa sức.
- Đảm bảo tính khoa học.
Trong đó đảm bảo tính pháp lí là quan trọng nhất.
TL 3.3
- Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học Sở Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ năm học của Nhà trường
- Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của Nhà trường
- Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.
TL 3.4
Bước 1. Xác định nhiệm vụ/ nội dung công việc.
Bước 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên.
Bước 3. Tổ chức thực hiện.
Bước 4. Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch.
TL 4.1
– Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò:
- Phát triển kỹ năng dạy học
- Thiết lập môi trường dạy học phù hợp
- Định hướng tâm lý giảng dạy
- Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy
- Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có Phát triển kỹ năng dạy học Sử dụng hiệu quả thời gian
– Ngoài Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò giúp giáo viên chủ động khi giảng dạy cho học sinh định hướng rõ toàn bộ nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt, nêu cụ thể các hoạt động của bài học, các sản phẩm cụ thể đối với từng hoạt động đó, ngoài ra việc xây dựng bài
TL 4.2
Trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ Để đảm bảo tiến trình tổ chức hoạt động dạy học từ đó có một kế hoạch bài dạy tốt đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục 2018 là tiền đề cho sự thành công của bài dạy trong thực tế.
TL 4.3
- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.
TL 4.4
– Thu thập và thiết kế dữ liệu dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của từng hoạt động và phù hợp phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương pháp đánh giá như các phương tiện trực quan, câu hỏi, phiếu học tập, bài tập…
– Biên soạn nội dung: “Nội dung” là nội dung của nhiệm vụ mà GV giao cho HS trong bước “Chuyển giao nhiệm vụ” hay nội dung hoạt động học của HS. “Nội dung” có thể là câu hỏi, bài tập, xử lí tình huống, thực hiện thí nghiệm, … có tác dụng kích thích HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện các thao tác tư duy và các hành động học tập cụ thể, từ đó tạo ra “kết quả” thực hiện nhiệm vụ.
– Xác định sản phẩm cần đạt được: “Sản phẩm” chính là câu trả lời tương ứng với “nội dung” do GV biên soạn. “Sản phẩm” chính là căn cứ để GV định hướng cho HS thực hiện nhiệm vụ, định hướng thảo luận và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. Đồng thời, “sản phẩm” cũng chính là vấn đề GV cần kết luận, cần “chốt” kiến thức/ kĩ năng cho HS ghi vào vở sau mỗi hoạt động học tập. “Sản phẩm” cần tương thích và đáp ứng mục tiêu dạy học.
– Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cụ thể: Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học gồm: (1) Chuyển giao nhiệm vụ; (2) Thực hiện nhiệm vụ; (3) Báo cáo, thảo luận; (4) Kết luận, nhận định. Trong tiền trình này, GV cần lưu ý bước (2), bước (3) và bước (4) như sau:
+ Bước (2): GV cần dự kiến việc mình cần làm để hỗ trợ, định hướng cho HS thực hiện nhiệm vụ như gợi ý, hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ; giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh; lưu ý những cá nhân hoặc nhóm có kết quả đúng/chưa đúng, kết quả hay/chưa hay, kết quả khác biệt…Điều này hỗ trợ rất lớn cho việc thực hiện nhiệm vụ của HS và việc tổ chức thảo luận; đồng thời là cơ sở để GV thực hiện việc đánh giá quá trình.
+ Bước (3): GV cần dự kiến tiến trình thảo luận, bao gồm những câu hỏi phân tích, làm rõ, phát triển kết quả thực hiện nhiệm vụ. Những vấn đề/câu hỏi thảo luận giúp GV có được “thông tin ngược” về việc HS hiểu hay không hiểu rõ vấn đề học tập, là con đường đưa đến sản phẩm và cũng là cách thức để mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng (nếu có).
+ Bước (4): GV “kết luận/ nhận định” về kết quả đạt được của HS, bao gồm cả kết quả cụ thể của hoạt động (câu trả lời, cách thức xử lí tình huống, bài tập được giải, kết quả thí nghiệm…) và cả kết quả về thái độ, kĩ năng, thao tác tư duy, bài học kinh nghiệm …mà HS có được trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, GV cần sử dụng kĩ thuật phản hồi tích cực nhằm động viên, khuyến khích, tạo động lực cho HS trong quá trình học tập.
TL 4.5
Hoạt động 1: Thông tin và thu nhận thông tin
1. Mục tiêu:
- Biết thông tin là gì, vật mang tin là gì.
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin
2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
II. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
NV1
– GV chiếu hình ảnh một trang báo, yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận để thực hiện hoạt động 1:
- Một trong những thông tin em thu nhậnđược từ trang báo này là gì?
- Thông tin em vừa đọc là nói về ai hay về cáigì?
NV2
– GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 1 sgk và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
- Thông tin là gì?
- Thế nào là vật mang tin?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV: quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1.
- HS: rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV: nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
– Thông tin là những gì đem lạicho ta hiểu biết về thế giới xungquanh và chính bản thân mình.
+ Ví dụ: Em nghe tiếng trống trường vừa điểm -> Vào học
– Vật mang tin là vật, phương tiệnmang lại cho con người thông tindưới dạng chữ và số, dạng hìnhảnh, dạng âm thanh.
+ Ví dụ: Vật mang tin là sách, đài radio, tivi, bức ảnh, thẻ nhớ…
TL 4.6
Câu 2: Các thành viên chủ động đóng góp ý kiến Các ý kiến bám sát với từng yêu cầu của kế hoạch bài học, đưa ra các biện pháp để bổ sung cho kế hoạch hoàn thiện hơn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 4 môn Tin học THCS Đáp án tự luận Module 4 Tin học THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.