Bạn đang xem bài viết ✅ Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS Đáp án tự luận Module 4 Ngữ văn THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Ngữ văn trong chương trình tập huấn Mô đun 4 – GDPT 2018. Nhờ đó, sẽ đạt được kết quả cao trong khóa tập huấn Module 4.0 này.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án tự luận môn Tin học, Mĩ thuật, đáp án trắc nghiệm Mô đun 4 THCS các môn để có thêm kinh nghiệm, hoàn thiện khóa tập huấn Mô đun 4 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án tự luận Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS

Nội dung 1

1.1

1. Bản kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục nhằm thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành được gọi là: (Lựa chọn 1 đáp án đúng nhất)

Câu trả lời

Nội dung giáo dục địa phương

Kế hoạch giáo dục của nhà trường

Phát triển chương trình giáo dục phổ thông

Chương trình giáo dục phổ thông cấp quốc gia

2. Chọn cặp tương ứng bằng cách click ô bên trái và sau đó ô bên phải tương ứng

Nối cột trái với cột phải để điền những cụm từ thích hợp vào dấu (….) khi nói đến ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh giúp nhà trường đạt được (1)……………., Khai thác có hiệu quả (2)………………. của nhà trường; phát huy quyền tự chủ của giáo viên và tổ chuyên môn trong thực hiện chương trình, đáp ứng yêu cầu về (3)………….; đồng thời giúp thực hiện (4) …………… các hoạt động chuyên môn trong nhà trường theo hướng quản trị nhà trường.

1 Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quy định
2 Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo
3 Tính mở, tính phân hóa của chương trình giáo dục phổ thông
4 Đổi mới việc tổ chức và quản lý

3. Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì?

*Mục tiêu xây dựng của nhà trường:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.

– Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và GV trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các PPDH và đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS.

– Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà

1.2

1. Phát biểu nào sau đây KHÔNG PHẢI là yêu cầu trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường?

Đảm bảo sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực hoạt động của người học

Đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường

2. Yêu cầu “Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường được hiểu là:

Câu trả lời

Thực hiện huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực trong xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

Thực hiện sự thống nhất về mạch kiến thức giữa các môn học và hoạt động giáo dục, đảm bảo tổng thời lượng không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình.

Thực hiện kế hoạch vừa đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục cấp quốc gia, vừa đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục của nhà trường; phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thực hiện khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.

3. Trả lời câu hỏi

Phân tích và lấy ví dụ minh họa cụ thể việc thực hiện yêu cầu:

Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường” trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường?

*Phân tích:Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của HS và đội ngũ cán bộ quản lý, GV nhà trường: Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần được xây dựng phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của HS, bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nhà trường cần lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực HS, phù hợp với đặc điểm HS. Đồng thời khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục.

*Ví dụ: Địa bàn trường tôi dạy là vùng nông thôn: Học sinh thuần nông, nên khi xây dựng kế hoạch giáo dục cần căn cứ vào điều kiện của địa phương, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục chủ yếu là trên lớp kết hợp với xem video giới thiệu , chưa có điều kiện tham quan thực tế, tuy nhiên nhà trường cũng đã trang bị ti vi, máy chiếu.

1.3

1. Lựa chọn và nối các bước ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải theo đúng tiến trình xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường.

B1 Xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học
B2 Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục theo khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình
B3 Hoàn thiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và ban hành thực hiện kế hoạch

2. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án thích hợp điền vào dấu (….) khi tiến hành xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình trong năm học. (Lựa chọn 1 đáp án đúng nhất)

Căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hằng năm của Sở GD&ĐT, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức họp các thành phần liên quan để xây dựng khung kế hoạch thời gian thực hiện chương trình của từng môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hoạt động giáo dục bắt buộc, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm tổng số tiết/năm học quy định trong chương trình. Yêu cầu khi xây dựng cần (1) ………….., phân tích (2) ……… để thực hiện chương trình, xác định (3)………., từ đó xây dựng (4) ………….

Câu trả lời

(1) Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông 2018; (2) tình hình giáo viên trong trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) phân phối thời gian thực hiện môn học.

(1) Xác định căn cứ pháp lý; (2) tình hình giáo viên trong trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) phân phối thời gian thực hiện môn học.

(1) Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường;

(1) Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông 2018; (2) điều kiện thực tiễn nhà trường; (3) mục tiêu giáo dục của nhà trường; (4) khung thời gian thực hiện chương trình.

3. Trả lời câu hỏi

Lấy ví dụ về phân phối thời gian thực hiện chương trình một môn học cụ thể phù hợp với đặc điểm, điều kiện nhà trường nơi thầy cô công tác?

Phân phối thời gian thực hiện chương trình của môn Ngữ văn tại đơn vị tôi: Do học sinh vùng nông thôn, thuần nông nên việc xây dựng phân phối cần kết hợp các tiết ôn tập trước khi kiểm tra đánh giá để học sinh nắm được kiến thức.

1.4

Lựa chọn và nối các mục ở cột bên phải phù hợp với các nội dung ở cột bên trái theo thứ tự đề mục trong gợi ý khung kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh?

Câu trả lời

1- A; 2- C; 3- D; 4- B; 5- F; 6- H; 7- I

1- A; 2- D; 3- C; 4- B; 5- F; 6- G; 7- D

1- E; 2- C; 3- A; 4- B; 5- D; 6- F; 7- G

1- G; 2- D; 3- C; 4- B; 5- F; 6- E; 7- H

Nội dung 2

2.1

1. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn bao gồm các loại nào dưới đây?

Kế hoạch dạy học môn học

Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

Kế hoạch bài dạy

Kế hoạch thực hiện các chương trình môn học

2. Những phát biểu nào dưới đây ĐÚNG khi nói về ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?

Giúp khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.

Là cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục địa phương.

Là căn cứ quan trọng để phân công nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn.

Phát huy quyền tự chủ của tổ chuyên môn và của giáo viên.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 1: Language focus Soạn Anh 8 Chân trời sáng tạo trang 15

3. Trả lời câu hỏi

Tính mở của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã gây ra khó khăn/lúng túng gì cho tổ bộ môn trong xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?

– Chỉ quy định số tiết năm học nên việc sắp xếp bố trí giáo viên dạy dạy cuốn chiếu hay dạy song song đều gặp khó khăn.

– Trong chương trình không có thời lượng cho tiết ôn tập trước khi kiểm tra. với học sinh lớp 6, lại ở khu vực trung du miền núi nếu không ôn tập để tổng hợp kiến thức thì các em khó có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra.

2.2

1. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cần thực hiện những yêu cầu nào dưới đây?

Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường

Đảm bảo sự tham gia tích cực của học sinh

Chú trọng đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác

Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn

2. Nối các cột bên trái với nội dung bên phải để có nội dung phù hợp với các nguyên tắc khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

1. Đảm bảo tính pháp lý

Xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao hơn

2. Đảm bảo tính logic

Sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chú trọng đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác

3. Đảm bảo tính linh hoạt

Kế hoạch không cứng nhắc mà có thể được thay đổi trong các trường hợp cần thiết xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn

4. Đảm bảo tính khả thi

Dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn và của nhà trường và các yếu tố khác

2.3.

1. Phát biểu sau đây đúng hay sai: “Tất cả các giáo viên bộ môn đều có thể tham gia vào việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn”

Câu trả lời

Sai

Đúng

2.Vai trò của giáo viên bộ môn trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn thể hiện qua những công việc nào dưới đây?

Lập kế hoạch dự thảo để trình tổ trưởng chuyên môn phê duyệt

Cụ thể hóa thành kế hoạch cá nhân theo nhiệm vụ được phân công để thực hiện

Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

Tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến để để hoàn thiện kế hoạch

3. Trả lời câu hỏi

Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học?

Giáo viên tham gia thảo luận đóng góp ý kiến cho việc xây dựng KH tổ chuyên môn

Gv là người trực tiếp thực hiện các kế hoạch của tổ sau khi đã được ban giám hiệu phê duyệt

2.4

1. Phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần trình bày những nội dung nào dưới đây?

Câu trả lời

Tình hình tài chính trong năm học

Đặc điểm học sinh, đội ngũ giáo viên

Thiết bị dạy học

Phòng học bộ môn

2. Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần thể hiện được các nội dung chính nào? Đâu là nội dung quan trọng nhất?

Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần thể hiện được các nội dung chính:

– Gồm có:

+ Đặc điểm tình hình về đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, phòng học bộ môn

+ Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ

+ Nội dung khác

– Trong đó phần: Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ là quan trọng nhất

2.5

1. Sắp xếp các bước dưới đây theo thứ tự phù hợp của quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

B1 Phân tích đặc điểm tình hình
B2 Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục
B3 Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn
B4 Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

2. Nối các bước và nội dung phù hợp với các bước đó trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn:

B1 Phân tích đặc điểm tình hình

Phân tích tình hình học sinh, giáo viên, tình hình thiết bị dạy học, phòng học, địa điểm có thể tổ chức hoạt động

B2 Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

Xây dựng phân phối chương trình, kế hoạch các chuyên đề lựa chọn, các bài kiểm tra, đánh giá định kì, các nội dung khác

B3 Rà soát hoàn thiện dự thảo và thông qua tổ chuyên môn

Rà soát lại các nhiệm vụ để có bản dự thảo hoàn thiện

B4 Phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn

Trình Hiệu trưởng nhà trường xem xét phê duyệt, tổ chức phân công nhiệm vụ để thực hiện

3. Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao?

* Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là:

– Bước 1: Phân tích chương trình để xác định các mạch nội dung theo khối lớp trong chương trình và thời lượng của từng mạch nội dung/ tổng số tiết của chương trình để xác định số tiết cho từng mạnh nội dung.

– Bước 2: Phân tích các mạch nội dung để xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và phân chia thời lượng cho từng chủ đề.

– Bước 3. Xác định thiết bị dạy học

– Bước 4. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì

– Bước 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

– Bước 6. Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)

* Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn: Khó khăn nhất là bước 1:

* Tại vì do

đặc thù từng bộ môn, tổ chuyên môn khó tổng hợp. Phụ thuộc vào sự chỉ đạo của phòng giáo dục sở tại.

Mời quý thầy/cô nộp kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn để phục vụ thảo luận khi bồi dưỡng trực tiếp.

Gồm 2 sản phẩm: kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

Nội dung 3

3.1

1. Chọn đáp án đúng nhất

Kế hoạch giáo dục của giáo viên là

Câu trả lời

sự liệt kê và trình bày cụ thể các nhiệm vụ, công việc cần thực hiện trong năm học của mỗi GV cùng mục tiêu và cách thức triển khai chúng nhằm phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường.

sự liệt kê các công việc, nhiệm vụ được giao trong năm học của mỗi GV cùng mục tiêu và cách thức triển khai chúng nhằm phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường.

sự liệt kê các công việc, nhiệm vụ cần thực hiện trong năm học của mỗi giáo viên theo một lộ trình nhất nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường.

sự cụ thể hóa nội dung và cách thức triển khai tất cả các công việc sẽ làm trong năm học của mỗi GV nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường

2. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án SAI về vai trò của kế hoạch giáo dục của giáo viên

Câu trả lời

Tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các giáo viên trong tổ bộ môn.

Là công cụ phối hợp nỗ lực của các giáo viên với cán bộ quản lí nhà trường.

Làm giảm được sự chồng chéo và giảm thiểu những hoạt động làm lãng phí nguồn lực của cá nhân giáo viên và của nhà trường.

Làm giảm tính bất ổn định của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

3.2

1. Lựa chọn và nối các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên ở cột bên trái tương ứng với các nội dung ở cột bên phải.

1. Đảm bảo tính thực tiễn

Phân tích điều kiện thực tế để xác định mục tiêu phù hợp, xác định được phương thức thực hiện khả thi và tìm kiếm nguồn hỗ trợ để thực hiện công việc hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra

2. Đảm bảo tính pháp lí

Theo đúng các văn bản hướng dẫn của ngành, đảm bảo các điều lệ được quy định, phù hợp và góp phần hiện thực hóa kế hoạch giáo dục của nhà trường, của tổ chuyên môn.

3. Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể.

KHDH&GD của cá nhân GV phải thống nhất với kế hoạch giáo dục chung của nhà trường

4. Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng của nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động

Tạo lập kế hoạch một cách rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.

5. Đảm bảo tính vừa sức

Phân tích điểm mạnh, hạn chế và những yếu tố khác của cá nhân GV có ảnh hưởng đến mức độ và tiến độ thực hiện công việc.

6. Đảm bảo tính khoa học

Dựa trên những nguyên lí, nguyên tắc của khoa học giáo dục, tùy theo từng độ tuổi, từng cấp học khác nhau mà có những lí thuyết khác nhau về hoạt động giáo dục.

2. Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu nào? Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao?

* Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu nào:

– Đảm bảo tính pháp lí: Xây dựng KHGD của giáo viên cần theo đúng các văn bản hướng dẫn của ngành, đảm bảo các điều lệ được quy định, phù hợp và góp phần hiện thực hóa KHGD của nhà trường, của tổ chuyên môn.

– Đảm bảo tính thực tiễn: Mỗi nhà trường phổ thông được đặt trong một bối cảnh khác nhau về tình hình kinh tế xã hội, về tài chính, về nguồn lực và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, khi xây dựng KHGD của cá nhân, GV cần phải phân tích điều kiện thực tế để xác định mục tiêu phù hợp, xác định được phương thức thực hiện khả thi và tìm kiếm nguồn hỗ trợ để thực hiện công việc hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Tiếng Việt 2 sách Cánh diều (Cả năm) Giáo án PowerPoint Tiếng Việt lớp 2

– Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng của nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động: Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc thậm chí kế hoạch của từng nhiệm vụ, từng tháng, từng tuần… phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.

– Đảm bảo tính vừa sức: Việc xây dựng KHGD của giáo viên cần đảm bảo tính vừa sức. Tính vừa sức thể hiện ở việc phân tích điểm mạnh, hạn chế và những yếu tố khác của cá nhân GV có ảnh hưởng đến mức độ và tiến độ thực hiện công việc. Vì vậy, thông qua việc lập kế hoạch cá nhân, bao gồm những nội dung chính như: xác định cụ thể những nhiệm vụ cần làm, biện pháp thực hiện công việc và thời hạn hoàn thành công việc sẽ giúp GV nhìn lại tổng thể các nhiệm vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ; từ đó ưu tiên việc nào trước, việc nào sau, đệ trình xin giảm bớt nhiệm vụ nào nhằm đảm bảo mục tiêu chung của tổ chuyên môn, của nhà trường.

– Đảm bảo tính khoa học: Xây dựng KHGD của giáo viên là một hoạt động của cá nhân trong hoạt động giáo dục, những kế hoạch được đề ra cần phải dựa trên những nguyên lí, nguyên tắc của khoa học giáo dục, tùy theo từng độ tuổi, từng cấp học khác nhau mà có những lí thuyết khác nhau về hoạt động giáo dục.

– Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể: Nguyên tắc này được thể hiện, KHGD của cá nhân GV phải thống nhất với KHGD chung của nhà trường, bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động giáo dục, song khâu này là dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá của năm học trước, vì thế, GV cần căn cứ vào tính lịch sử cụ thể của từng năm học để có kế hoạch phù hợp, cũng như huy động các nguồn lực, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế những bất cập của năm học trước và phát huy những điểm mạnh trong năm học tiếp theo.

*Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Tất cả các yêu cầu này đều quan trọng như nhau, do việc xây dựng KHGD của giáo viên cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như trên

3.3

1. Trình tự các đề mục trong cấu trúc kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học được sắp xếp theo trật tự nào dưới đây?

Câu trả lời

(1) Tiêu đề, (2) Kế hoạch dạy học, (3) Nhiệm vụ dạy học và giáo dục khác

(1) Tiêu đề, (2) Thông tin chung, (3) Kế hoạch dạy học, (4) Kế hoạch giáo dục

(1) Thông tin chung, (2) Kế hoạch dạy học và giáo dục, (3) Nhiệm vụ dạy học và giáo dục khác

(1) Tiêu đề, (2) Thông tin chung, (3) Căn cứ xây dựng, (4) Kế hoạch dạy học và giáo dục

2. Trả lời câu hỏi

Trình bày các căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên:

– Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường

– Căn cứ vào nội dung môn học: Chủ đề, số tiết, thời điểm, thiết bị, địa điểm dạy học

– Căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh, điều kiện trang thiết bị của nhà trường

3.4

1. Trật tự đúng trong cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên là:

  1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên
  2. Xác định nhiệm vụ/nội dung công việc
  3. Đánh giá và hoàn thiện kế hoạch
  4. Tổ chức thực hiện
  5. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện các nội dung công việc được giao

Câu trả lời

2, 3,1, 5

2, 1, 4, 3

3, 2, 4, 1

1, 2, 3, 4

2. Trả lời câu hỏi

Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học.

Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.

(1) Đối với tên gọi, số tiết các bài học và các chuyên đề lựa chọn cũng như trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

(2) Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ vào: Khung thời gian thực hiện chương trình môn Sinh học (số tiết/tuần) và quy định về thời lượng dành cho môn Sinh học do nhà trường quy định; Thời lượng (số tiết) để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thời điểm dạy học đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh.

(3) Để xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.

(4) Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.

Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có): Ngoài các nội dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và tổ chức các hoạt động giáo dục… thì cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu trình bày cho các nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kế hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hỗ trợ, phối hợp (nếu có). Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thể hiện rõ bằng các số liệu cụ thể về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề…

Nội dung 4

4.1

1. Sự khác nhau trong xây dựng kế hoạch bài dạy giữa các giáo viên đối với cùng một bài học nào đó có thể do những yếu tố nào dưới đây?

Đặc điểm đối tượng học sinh.

Yêu cầu cần đạt theo quy định trong chương trình.

Thiết bị dạy học và học liệu.

Kinh nghiệm dạy học của mỗi giáo viên.

2. Chọn đáp án đúng nhất

Chọn đáp án KHÔNG chính xác về vai trò của kế hoạch bài dạy

Câu trả lời

Thiết lập môi trường dạy học phù hợp

Phát triển kỹ năng dạy học

Định hướng tâm lý giảng dạy

Mở rộng các yếu tố liên quan đến chủ đề dạy học

3. Trả lời câu hỏi

Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò gì trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục môn học:

– Kế hoạch bài dạy là kịch bản lên lớp của mỗi giáo viên đối với học sinh và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định. Xây dựng kế hoạch bài dạy là giai đoạn chuẩn bị lên lớp. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của bài dạy.

– Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên, thể hiện ở các khía cạnh cụ thể như sau:

+ Thiết lập môi trường dạy học phù hợp.

+ Định hướng tâm lí giảng dạy.

+ Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy.

+ Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có.

+ Phát triển kỹ năng dạy học.

+ Sử dụng hiệu quả thời gian.

4.2

1. Ý nào dưới đây KHÔNG phải là yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh?

Câu trả lời

Đảm bảo tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, bao gồm: Mở đầu/đặt vấn đề, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng.

Mỗi hoạt động dạy học cần đảm bảo sự rõ ràng về mục tiêu, nội dung, hình thức, địa điểm dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá

Đa dạng trong hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá.

Đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

2. Chọn đáp án đúng nhất

Trong việc xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên cần thiết kế các hoạt động học tập theo hướng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, thực hành, tìm tòi, khám phá kiến thức là sự thể hiện của yêu cầu nào?

Câu trả lời

Yêu cầu về việc đảm bảo tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

Yêu cầu về sự phù hợp của thiết bị, học liệu và phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Yêu cầu về việc thể hiện vai trò chủ đạo của giáo viên và tính tích cực học tập của học sinh

Yêu cầu về sự chuẩn bị:

3. Trả lời câu hỏi

Tại sao trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ?

Trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đây là hệ thống hoạt động có mục đích của giáo viên nhằm đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 10: Project Soạn Anh 7 trang 113 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

4.3

1. Điểm khác biệt nhất về mục tiêu của kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh so với kế hoạch bài dạy hiện hành là:

Câu trả lời

xác định được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực cần hình thành của học sinh.

xác định được yêu cầu cần đạt và mục tiêu về phẩm chất, năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh

chỉ chú trọng việc xác định cụ thể biểu hiện của các năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất cần hình thành cho học sinh

chỉ chú trọng xác định năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.

2. Chọn các đáp án đúng

Chọn các phát biểu đúng về cấu trúc của kế hoạch bài dạy.

Câu trả lời

Hoạt động khởi động mang tính chất tạo tâm thế vui vẻ nhằm khởi đầu cho quá trình học tập.

Hoạt động Vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và học sinh thực hiện ở ngoài lớp học.

Khi phát biểu mục tiêu Năng lực: cần chỉ rõ đến từng biểu hiện hành vi của thành tố năng lực.

Mỗi hoạt động dạy học cần xác định rõ: Mục tiêu, nội dung, sản phẩm và tiến trình tổ chức hoạt động.

Nhiệm vụ trong hoạt động Vận dụng có thể là giao cho học sinh giải các bài tập mức độ vận dụng cao (bài tập khó).

3. Trả lời câu hỏi

Điểm khác biệt giữa cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 với cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 là gì?

Điểm khác biệt:

* Cấu trúc kế hoạch bài dạy ban hành theo công văn 5512/BGDĐT- GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 có 4 hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề…

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề…

Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

*Cấu trúc kế hoạch bài dạy trong công văn 5555 có 5 hoạt động:

Hoạt động 1: Khởi động/mở đầu/xác định vấn đề…

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề…

Hoạt động 3: Luyện tập

Hoạt động 4: Vận dụng

Hoạt động 5: Tìm tòi – Mở rộng

4.4

1. Phương án sắp xếp các bước theo tiến trình hợp lí nhất của việc xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và năng lực học sinh là:

(1) Xác định chuỗi hoạt động học của kế hoạch bài dạy và mục tiêu của hoạt động

(2) Xác định mục tiêu dạy học

(3) Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể

Câu trả lời

(2) ➟ (1) ➟ (3)

(2) ➟ (3) ➟ (1)

(3) ➟ (2) ➟ (1)

(1) ➟ (2) ➟ (3)

2. Chọn các đáp án đúng

Những phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về việc xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch bài dạy theo chương trình giáo dục phổ thông 2018?

Câu trả lời

Có thể căn cứ vào cách tổ chức hoạt động để xác định mục tiêu năng lực chung.

Giáo viên có thể linh động thay đổi yêu cầu cần đạt tùy theo đặc điểm học sinh.

Không phải bài học nào cũng có thể hình thành trọn vẹn tất cả các năng lực thành phần của năng lực chung.

Căn cứ quan trọng nhất để viết mục tiêu là yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học.

3. Trả lời câu hỏi

Hãy phân tích mối liên hệ của các mô đun 1, 2, 3 đã tập huấn với mô đun 4 trong bảng “Chuỗi hoạt động học của chủ đề” (Thể hiện trong Bước 2. Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của hoạt động )

Có mối liên hệ mật thiết, thống nhất

– Module 1: Là nội dung khái quát về chương trình GDPT 2018 và mục đích yêu cầu đối với bộ môn GDCD từ đó xác định nhiệm vụ học tập

– Module 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh từ đó xác định các bước trong quá trình xây dựng chuỗi bài dạy, xác định được phẩm chất và năng lực cụ thể đối với từng chủ đề

– Module 3: “Kiểm tra, đánh giá học sinh THCS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực” từ đó xây dựng hình thức kiểm tra phù hợp qua hoạt động luyện tập, vận dụng

– Module 4: Chuỗi hoạt động dạy học cần thể hiện được tiến trình tổ chức dạy học gồm: (i) Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập – (ii)Hình thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra – (iii)Luyện tập – (iv) Vận dụng (Tham khảo phụ lục 4 – Công văn 5512).

4.5

1. Các mức độ dưới đây thuộc tiêu chí nào trong các tiêu chí phân tích kế hoạch và tài liệu dạy học theo Công văn 5555/BGDĐT- GDTrH của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo?

Câu trả lời

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

2. Trả lời câu hỏi

Nghiên cứu kế hoạch bài dạy minh họa (đính kèm) từ đó phân tích, đánh giá theo các tiêu chí tại Công văn 5555/BGDĐT- GDTrH (theo bảng tiêu chí phân tích đi kèm), nộp bản phân tích, đánh giá lên hệ thống LMS

Kế hoạch bài dạy: Yêu thương con người (Thời lượng 3 tiết) Kế hoạch và tài liệu dạy học Mức độ chuỗi hoạt động học phù hợp với mục tiêu , nội dung PPDH chủ đề Yêu thương con người VD: Hoạt động mở đầu sử dụng trò chơi quan sát tranh, tìm câu ca dao tục ngữ nói về yêu thương con người tạo hứng thú cho HSPPDH chủ yếu là trò chơi, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình Mức độ rõ ràng của mục tiêu , nội dung, kỹ thuật và sản phẩm cần đạt là phù hợp

VD: Với chủ đề yêu thương con người xác định được mục tiêu của bài học, mỗi nhiệm vụ lại xác định được mục tiêu cụ thể, sản phẩm là câu trả lời của học sinh Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học: Phù hợp, mang tính cập nhật, gần gũi như video bài hát, tranh ảnh, tình huống mang tính thời sự có ự liên hệ tới công tác phòng dịch covid 19 Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra đánh giá: Phù hợp với việc kết hợp đánh giá tại chỗ, giao về nhà Tổ chức hoạt động học cho HS Mức độ sinh động, hấp dẫn hình thức chuyển giao: Phù hợp, học sinh được làm việc nhiều.

Hoạt động của HS Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng tham gia thực hiện nhiệm vụ: Được thể hiện thông qua dự kiến sản phẩm học sinh trả lời Mức độ tích cực chủ động sáng tạo: Phù hợp, thể hiện qua tiến trình dạy học có sự liên hệ thực tế rất gần gũi Mức độ đúng đắn chính xác các kết quả thực hiện nhiệm vụ: Thể hiện qua việc Gv dự kiến kết quả câu trả lời của HS Mức độ đánh giá của các hoạt động là phù hợp với từng nội dung mở đầu, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng Tuy nhiên về thời lượng: Phân bố chưa hợp lý

3. Các tiêu chí thuộc về đánh giá Kế hoạch và tài liệu dạy học (theo công văn 5555/BGDĐT- GDTrH) là:

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.

4.6

1. Thầy (cô) hãy cho biết các ý kiến góp ý của các thành viên tổ chuyên môn trong video tập trung vào những nội dung nào?

Xây dựng kế hoạch dạy học dự án theo chủ đề siêng năng kiên trì định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh

– Thời gian hoàn thành nên kéo dài hơn

– Bám sát quy trình dạy học, bám sát CV 5555

– Lên kế hoạch trước để GVBM tham khảo

– Lập nhóm zalo để trao đổi thảo luận

– Góp ý cho kế hoạch dạy học dự án: Các bước xây dựng dự án phù hợp, xác định được phẩm chất năng lực của chủ đề, mức độ phù hợp của thiết bị còn nêu chung chung. Chuẩn bị đầy đủ về công cụ đánh giá

2. Thầy (cô) có đề xuất gì để cải tiến quy trình tổ chức buổi sinh hoạt tổ chuyên môn và kế hoạch bài dạy trong video?

Muốn sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả, trước hết phòng GD cần có cong văn hướng dẫn cụ thể về thực hiện nội dung chương trình môn học trước khi tổ chức dạy.

– GVBM có trách nhiệm nghiên cứu trước nội dung của bộ môn mình phụ trách, xây dựng kế hoạch.

– Tổ bộ môn cần hỗ trợ GV phụ trách xây dựng chuyên đề. GVBM góp ý thẳng thắn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Gợi ý đáp án tự luận Mô đun 4 môn Ngữ văn THCS Đáp án tự luận Module 4 Ngữ văn THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *