Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Toán 1 sách Cánh Diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 1 (Soạn ngang, chia cột, buổi 2) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Toán 1 sách Cánh diều trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 1 Cánh diều của mình.

Giáo án Toán 1 Cánh diều soạn ngang, chia cột, buổi chiều, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Giáo dục thể chất, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Toán 1 Cánh diều:

Giáo án Toán lớp 1 sách Cánh Diều chia cột

Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Hs nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
  • Phân biệt nhanh được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, diễn tả bằng ngôn ngữ các hình
  • Ghép được các hình để tạo ra hình mới
  • Nhận biết các hình trong cuộc sống

2. Năng lực:

  • Phát triển năng lực toán học.
  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩm chất:

  • Hs yêu thích học toán.

II. Chuẩn bị:

  • Bộ đồ dùng.
  • Tranh tình huống trong

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs Hỗ trợ của GV

A. Hoạt động kiểm tra bài cũ và khởi động

Gv cho 2- 3 hs (hs nhớ tên nhau) chơi trò chơi ai đứng ở đâu:

Ví dụ: An đứng bên trái Hà, Hà đứng bên phải Hoa.

Hs thực hành

Gv chỉ nhanh trong lớp một số vật dụng, đồ dùng Hs nói tên đồ dùng
Cho xem tranh và yêu cầu trả lời những hoạt động em nhìn thấy Hs trả lời
Gv giới thiệu bài- ghi tên bài Hs nhắc lại
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Cung cấp tranh, hình chỉ ra hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn để học sinh nhận biết Hs trả lắng nghe và nhắc lại

Gv chỉ vào từng tranh và học sinh thực hành lại, chỉ với tốc độ nhanh dần.

Gv nhận xét – kết luận

Hs thực hành

Cho hs thực hành nhóm đôi, lấy ra các hình vừa học cảu bộ đồ dùng Hs thực hành
C. Hoạt động thực hành luyện tập

Bài 1:

Gv nêu yêu cầu bài

Hs lắng nghe

Hs chơi trò chỉ tên nhanh- Gv là người bắt đầu chỉ đến hình nào, tên gì thì học sinh nói nhanh tên hình đó.

Hs chơi và trả lời

Gv chỉ lại bất cứ một vật dụng có trong bức tranh.

Hs thực hành

Bài 2:

Gv nêu yêu cầu bài

Hs lắng nghe

Gv gợi ý cho học sinh cách trình bày bằng ngôn ngữ: hình tam giác có màu vàng…..

Hs thực hành cá nhân, nhóm đôi, nhóm 3

Bài 3: Gv nêu yêu cầu

Gv cùng hs thực hành theo các yêu cầu, gv ví dụ minh họa

Hs thực hành

Gv yêu cầu thực hành

Hs thực hành cá nhân

D. Vận dụng

Bài 4: Yêu cầu học sinh kể vật trong lớp, ở nhà, em thấy trong thực tế có các hình vừa học

Gv đưa một số biển giao thông, đồ dung quen thuộc

Hs trả lời

C. Củng cố, dặn dò

Gv củng cố, nhận xét tiết học

Hs lắng nghe

Bài 3. CÁC SỐ 1, 2, 3

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận
    biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.
  • Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
  • Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.
  • Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

Tranh tình huống.

  • Một số chấm tròn; thẻ số 1, 2, 3 (trong bộ đồ dùng Toán 1).
  • Một số đồ vật quen thuộc với HS: 1 bút chì, 3 que tính, 2 quyển vở, …

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Hoạt động khởi động

HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.

HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).

1. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Hình thành các số 1, 2, 3

  • HS quan sát khung kiến thức:
  • HS đếm số con vật và số chấm tròn tương ứng.
  • HS nói ,chẳng hạn: “Có 1 con mèo. Có 1 chấm tròn. Số 1”.

Tương tự với các số 2, 3.

  • HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, …) rồi đếm (1, 2, 3 đồ vật).
  • HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng số lượng GV yêu cầu.
  • HS lấy đúng thẻ số phù hợp với tiếng vồ tay của GV (ví dụ: GV vỗ tay 3 cái, HS lấy thẻ số 3).

2. Viết các số 1, 2, 3

  • HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 1 rồi thực hành viết số 1 vào bảng con.
  • Tương tự với các số 2, 3.

Lưu ý: GV nên đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở HS tránh những lỗi sai đó.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

  • Đếm số lượng các con vật, đọc số tương ứng.
  • Trao đổi, nói với bạn về số lượng các con vật vừa đếm được. Chẳng hạn: HS chỉ vào hai con mèo rồi nói: “Có 2 con mèo”; đặt thẻ số 2.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

  • Quan sát hình vẽ bên trái có 1 chấm tròn và ở dưới ghi số 1.
  • Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho phù hợp.
  • Lấy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
  • Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả.

Bài 3

  • HS đếm các khối lập phương, rồi đọc số tương ứng.
  • HS đếm tiếp từ 1 đến 3 và tập đếm lùi từ 3 đến 1.

4. Hoạt động vận dụng

  • Mỗi HS quan sát tranh, suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗi tình huống yêu cầu. Chia sẻ trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mẫu câu khi nói. Chẳng hạn: Có 3 quyến vở.
  • GV khuyến khích HS đếm các đồ dùng học tập trên bàn của mình, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp. Chẳng hạn: Trên bàn có mấy quyển vở?

5. Củng cố, dặn dò

  • Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
  • Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

  • Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tưcmg ứng; đọc sổ, xác định số lượng hình cần lấy, HS có cơ hội được phát triển một số NL: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về số lượng đồ vật, sự vật trong từng tình huống, HS có cơ hội được phát triên
    NL giao tiếp toán học.

LƯU Ý

Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về các số trong phạm vi 10. Vì vậy, bên cạnh các nội dung kiến thức, GV cần chú ý rèn cho HS các kĩ năng học tập môn Toán như: làm việc nhóm đôi, quan sát tranh khởi động thảo luận với bạn, cách đếm số lượng của sự vật trong tranh. GV cũng cần chú ý khai thác những kinh nghiệm, trải nghiệm về số lượng mà HS đã biết khi học ở Mầu giáo và trong cuộc sống.

Bài 4. CÁC SỐ 4, 5, 6

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

– Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6.

  • Đọc, viết được các số 4, 5, 6.
  • Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6.
  • Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

  • Tranh tình huống.
  • Một số chấm tròn, hình vuông; các thẻ số từ 1 đến 6, … (trong bộ đồ dùng Toán 1).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

  • HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.
  • HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).

2. Hoạt động hình thành kiến thức

  • Hình thành các số 4, 5, 6
  • HS quan sát khung kiến thức:
  • HS đếm số bông hoa và số chấm tròn.
  • HS nói, chẳng hạn: “Có 4 bông hoa. Có 4 chấm tròn,số 4”.

Tương tự với các số 5, 6.

  • HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, …) rồi đếm (4, 5, 6 đồ vật).
  • HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng số lượng GV yêu cầu.
  • HS lấy đúng thẻ số phù họp với tiếng vồ tay của GV (ví dụ: GV vồ tay 4 cái,
    HS lấy thẻ số 4).

Viết các số 4, 5, 6

  • HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 4 rồi thực hành viết số 4 vào bảng con.
  • Tương tự với các số 5, 6.

u ý: GV nên đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc HS tránh những lỗi sai đó.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

  • Đếm số lượng mỗi loại quả, đọc số tương ứng.
  • Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi loại quả vừa đếm được. Chẳng hạn: Chỉ vào 6 củ cà rốt, nói: “Có 6 củ cà rốt”; đặt thẻ số 6.

Lưu ý: GV tạo cơ hội cho HS nói vê cách các em nhận biết số lượng, cách đếm, cách đọc kết quả sau khi đếm.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

Quan sát hình vẽ, đếm số hình vuông có trong mẫu.

  • Đọc số ghi dưới mỗi hình, lấy ra hình vuông cho đủ số lượng.
  • Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả.

Lưu ý: Khi chữa bài GV nên đặt câu hỏi đề HS nói cách nghĩ, cách làm bài.

Bài 3. HS thực hiện theo cặp:

Đếm các số theo thứ tự từ 1 đến 6, rồi đọc số còn thiếu trong các bông hoa.

Đếm tiếp từ 1 đến 6, đếm lùi tù’ 6 về 1.

Đếm tiếp, đếm lùi từ một số nào đó. Chẳng hạn đếm tiếp từ 3 đến 6.

Lưu ý: GV có thể cho HS xếp các thẻ số từ 1 đến 6 theo thứ tự rồi đếm tiếp từ 1 đến 6, đếm lùi từ 6 đến 1.

5. Hoạt động vận dụng

Bài 4

  • Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗi tình huống yêu cầu. Chia sẻ kết quả trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mầu câu khi nói. Chẳng hạn: Có 5 chiếc cốc.
  • GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về số lượng của những đồ vật khác có trong tranh. Chẳng hạn hỏi: Có mẩy chiếc tủ lạnh?
    Trả lời: Có 1 chiếc tủ lạnh.

6. Củng cố, dặn dò

  • Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
  • Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
  • Lấy ví dụ sử dụng các số đã học để nói về số lượng đồ vật, sự vật xung quanh em.
  • Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các sổ đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

  • Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng; đọc số, lấy số hình phù hợp, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về số lượng đồ vật, sự vật trong từng tình huống và sử dụng từ ngữ toán học để diễn đạt cách làm của mình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học.

Bài 5. CÁC SỐ 7, 8, 9

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 9. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 7, 8, 9.
  • Đọc, viết được các số 7, 8, 9.
  • Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 7, 8, 9.
  • Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

  • Tranh tình huống.
  • Một số que tính, chấm tròn, hình tam giác; thẻ số từ 1 đến 9, … (trong bộ đồ dùng Toán 1).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì. Chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hình thành các số 7, 8, 9

  • HS quan sát khung kiến thức:
  • HS đếm số chiếc trống và sổ chấm tròn.
  • HS nói, chẳng hạn: “Có 7 chiếc trống. Có 7 chấm tròn, số 7”.

Tương tự với các số 8, 9.

  • HS tự lấy racác đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, …) rồi đếm (7, 8, 9 đồ vật).
  • HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các đồ vật đúng số lượng GV yêu cầu.
  • HS lấy đúng thẻ số phù họp với số lần vồ tay của GV (ví dụ: GV vỗ tay 8 lần, HS lấy thẻ số 8).

2. Viết các số 7, 8, 9

  • HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 7 rồi thực hành viết số 7 vào bảng con.
  • Tương tự với các số 8, 9.

Lưu ỷ: GV nên đưa ra một số trường hợp viết số sai, ngược đê nhắc HS tránh những lồi sai đó.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

  • Đếm số lượng mỗi loại đồ vật rồi đọc số tương ứng.
  • Trao đổi, nói với bạn về số lượng mỗi loại đồ vật vừa đếm được. Chẳng hạn:
    Chỉ vào 8 con gấu, nói: “Có 8 con gấu”; đặt thẻ số 8.

Lưu ý: GV đặt câu hỏi để tìm hiếu cách HS đếm. Chú ý rèn cho HS cách đếm, chỉ vào từng đối tượng cần đếm tránh đếm lặp, khi nói kết quả đếm có thể làm động tác khoanh vào tất cả đối tượng cần đếm, nói: Có tất cả 8 con gấu.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

Quan sát mẫu, đếm số hình tam giác có trong mẫu.

  • Đọc số ghi dưới mỗi hình.
  • Lấy ra các hình tam giác cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
  • Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe cách làm và kết quả.
Tham khảo thêm:   Thông tư 82/2018/TT-BTC Bãi bỏ 01 phần nội dung Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế GTGT

Lưu ý: GV có thể tổ chức theo nhóm, theo cặp hoặc tổ chức thành trò chơi. GV cũng có thể thay đổi vật liệu và số lượng để hoạt động phong phú hơn. Chẳng hạn:

Lấy cho đủ 8 hình vuông hoặc vẽ cho đủ 9 chấm tròn, …

Bài 3. HS thực hiện các thao tác:

  • Đếm các số theo thứ tự từ 1 đến 9, rồi đọc số còn thiếu trong các ô.
  • Đếm tiếp từ 1 đến 9, đếm lùi từ 9 đến 1.
  • Đếm tiếp, đếm lùi từ một số nào đó. Chẳng hạn đếm tiếp từ 7 đến 9.

Lưu ý: GV có thể cho HS xếp các thẻ số từ 1 đến 9 theo thứ tự rồi đếm tiếp từ 1 đến 9, đếm lùi từ 9 đến 1.

D. Hoạt động vận dụng

Bài 4

  • Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗi tình huống yêu cầu. Chia sẻ kết quả trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mẫu câu khi nói. Chẳng hạn: có 8 hộp quà.
  • GV khuyến khích HS quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời theo cặp về số lượng của những đồ vật khác có trong tranh. Chẳng hạn hỏi: Có mấy quả bóng? Trả lời: Có 9 quả bóng.

E. Củng cố, dặn dò

  • Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
  • Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
  • Lấy ví dụ sử dụng các số đã học nói về sổ lượng đồ vật, sự vật xung quanh em.
  • Về nhà, em hãy tìm thêm các ví dụ sử dụng các số đã học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng iực cho học sinh

  • Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng; đọc số, lấy số hình cho phù hợp, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đối chia sẻ với bạn về cách đếm, cách lấy cho đủ số lượng, HS có cơ hội được phát triền NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học

LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN

  • Khi đếm số người hoặc những đồ vật có nhiều hơn 3, GV nên tạo cơ hội cho HS nói về cách nhận biết số lượng, đếm trước lớp để cả lớp có thể đánh giá cách đếm có đúng không.
  • Chú ý dạy HS cách đếm, đếm tiếp, đếm lùi, đếm từ một số bất kì.

Làm quen với phép trừ – dấu trừ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức – Kĩ năng:

  • Làm quen với phép trừ qua các tính huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu – ,=.
  • Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.

2. Nănglực:

  • Phát triển năng lực toán học.
  • Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

3. Phẩmchất:

  • Hs yêu thích học toán.

II. Chuẩnbị:

  • Các que tính, các chấm tròn, bộ thực hành Toán.
  • Tranh tình huống trong.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động học tập của Hs Hỗ trợ của GV

– Học sinh quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi:

+ Có 5 con chim đậu trên cành cây. Có 2 con bay đi.

+ Trên cây còn lại 3 còn chim.

– Hs chia sẻ

– Hs lấy ra 5 que tính.

– 5 que tính

– Hs cất đi 2 que tính.

– 2 que tính

– Có 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Còn lại 3 que tính.

– Hs nhắc lại (CN, ĐT)

– Hs làm tương tự với chấm tròn.

– Có 5 chấm tròn. Bớt đi 2 chấm tròn. Còn lại 3 chấm tròn.

*Hoạt động 1: Khởi động:

– Gv cho hs quan sát tình huống trong SGK (Tr 54), yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi:

+ Bức tranh vẽ gì?

+ Trên cây còn lại bao nhiêu con chim?

– Gv cho các nhóm hs chia sẻ.

* Hoạt động 2: Giới thiệu dấu trừ, phép trừ.

– Yêu cầu hs lấy ra 5 que tính.

– Các con vừa lấy ra bao nhiêu que tính?

– Yêu cầu hs cất đi 2 que tính.

– Các con vừa cất đi mấy que tính?

– Có 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Còn lại bao nhiêu que tính?

– Gv cho hs nhắc lại (CN, ĐT)

– Cho hs làm tương tự với chấm tròn.

– Có 5 chấm tròn. Bớt đi 2 chấm tròn. Còn lại bao nhiêu chấm tròn?

– Hs làm quen với câu nói: Có … Bớtđi

… Còn.

– Hs quan sát gv thao tác trên bảng.

– Hs lắng nghe

– Hs đọc: Năm trừ hai bằngba.

– Hs diễn đạt bằng kí hiệu toán học: 5 – 2 = 3

– Hs thực hiện trên bảng gài. Vd: 5 – 3 = 2.

– Hs nêu một vài tình huống và đố nhau đưa ra phép tính.

– Hs lắng nghe yêu cầu.

– Hs quan sát tranh.

+ Có 3 con ếch đang ngổi trên lá sen. 1 chú ếch nhảy xuống ao. Còn lại 2 chú ếch đang ngồi trên lá sen.

– Hs nêu phép tính và nêu số thích hợp ở ô trống rồi ghi phép tính 3 – 1 = 2 vào vở.

– Hs quan sát bức tranh thứ 2, yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng.

– Hs chia sẻ trước lớp.

– Hs nêu lại 2 tình huống trong bài. (CN, ĐT)

– Hs lắng nghe.

– Hs thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh, nêu tình huống và chọn phép tính thích hợp.

– Hs chia sẻ trước lớp.

– Hs lắng nghe.

– Gv hướng dẫn hs sử dụng câu nói:

… Bớt đi … Còn.

– Gv thực hiện lại các thao tác với chấm tròn trên bảng.

– Gv giới thiệu dấu trừ, phép trừ: 5 – 2

= 3.

– Hd hs đọc phép trừ: 5 – 2 = 3

– Gv giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học: 5 – 2 = 3

– Gv đưa ra 1 vài tình huống, yêu cầu hs đặt phép tính tương ứng rồi gài thẻ phép tính trên bảng gài.

Vd: Có 5 chấm tròn, bớt đi 3 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn?

– Gv cho hs nêu một vài tình huống và đố nhau đưa ra phép tính.

* Hoạt động 3: Luyện tập. Bài 1: Số? (tr55)

– Gv nêu yêu cầu bài tập

– Gv cho hs quan sát tranh

+ Có 3 con ếch đang ngổi trên lá sen. 1 chú ếch nhảy xuống ao. Hỏi còn lại bao nhiêu chú ếch đang ngồi trên lá sen?

– Yêu cầu hs nêu phép tính và nêu số thích hợp ở ô trống rồi ghi phép tính 3

– 1 = 2 vào vở.

– Gv cho hs quan sát bức tranh thứ 2, yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi, nói cho nhau nghe tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng.

– Cho hs chia sẻ trước lớp.

– Gv cho hs nêu lại 2 tình huống trong bài.

Bài 2: Chọn phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ: (tr 55)

– Gv nêu yêu cầu bài tập.

– Gv cho hs thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh, nêu tình huống và chọn phép tính thích hợp.

– Cho hs chia sẻ trước lớp.

– Gv nhận xét.

Bài 3: Nêu phép tính thích hợp với mỗi tranh vẽ: (tr55)

– Gv nêu yêu cầu bài tập.

– Hs quan sát tranh.

+ Hs nêu

+ Hs nêu

– Hs chia sẻ trước lớp.

– Hs nêu một vài ví dụ về phép trừ.

– Hs nêu

– Hs lắng nghe

– Hs lắng nghe

– Gv cho hs quan sát tranh vẽ.

+ Bức tranh a vẽ gì?

+ Bức tranh b vẽ gì?

– Yêu cầu hs nêu phép tính thích hợp với mỗi bức tranh.

– Gv nhận xét.

* Hoạt động 4: Vận dụng.

– Gv cho hs nêu một vài ví dụ về phép trừ.

– Gv nhận xét

* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.

– Bài hôm nay, em biết thêm được điều gì?

– Yêu cầu hs về nhà tìm một vài ví dụ về phép trừ để hôm sau chia sẻ với bạn.

– Dặn dò hs chuẩn bị bài sau.

Bài 16: Phép cộng trong phạm vi 6 ( 2 TIẾT)

I . Mục tiêu:

1. Kiến thức: Chỉ đúng các biểu tượng trực quan về phép cộng

  • Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6

2. Kĩ năng: Thực hiện làm các phép tính cộng trong phạm vi 6 thành thạo.

  • HS bắt đầu có kĩ năng nhìn tranh vẽ hay vật thật nêu bài toán đầy đủ và nêu các phép tính thích hợp với bài toán đó.
  • Vận dụng bảng cộng trong phạm vi 6 để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.

II. Đồ dùng dạy – học:

  • GV: Que tính, một số chấm tròn, hoa giấy,…, một số tình hống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
  • HS: Đồ dùng học toán lớp 1.

III. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Tiết 1

1.Hoạt động khởi động: Trò chơi – Đố bạn

Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học.

GV làm mẫu:

Đố bạn trong tranh có mấy con chim?

Có 4 con chim dưới sân và có 2 con chim đang bay tới. Có tất cả 6 con chim

– HS quan sát tranh và lần lượt đố các bạn.

– GV nhận xét trò chơi, chữa bài…

– GV giới thiệu bài

-HS tham gia trò chơi

2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Mục tiêu:

– HS quan sát và trình bày được kết quả phép cộng trong phạm vi 6.

– Nhận biết ý nghĩa của phép trừ trong một số tình huống gắn với thực tế.

HĐ1. Hình thành phép cộng 3 + 1 = 4

– Quan sát hình vẽ “chong chóng” trong khung kiến thức trang 38.

– GV nói:

Bạn gái bên trái có mấy chong chóng ?

Em lấy ra số chấm tròn tương ứng

– Bạn gái bên phải có mấy chong chóng ?

Em lấy ra số chấm tròn tương ứng

– Vậy các em đã lấy ra bao nhiêu chấm tròn?

– Theo em hai bạn có tất cả bao nhiêu chong chóng? Làm sao em biết?

GV chốt lại: – Để biết có tất cả bao nhiêu chong chóng (hay chấm tròn) ta thực hiện phép cộng : 3 + 1= 4

HĐ 2: Hình thành phépcộng 4 + 2 = 6

Yêu cầu HS quan sát tranh
+ Có mấy con chim đang ăn trên sân ? Em lấy ra số chấm tròn tương ứng

+ Có mấy con chim đang bay xuống sân ?
lăn trên sân? Em lấy ra số chấm tròn tương ứng.

Vậy các em đã lấy ra nhiêu nhiêu chấm tròn? Làm sao em biết?

– Vậy theo em trên sân lúc này có tất cả bao nhiêu con chim? Làm sao em biết?

GV nhận xét, ghi phép cộng lên bảng: 4+ 2 = 6,
* GV hướng dẫn học sinh sử dụng mẫu câu khi nói Có…Có… Có tất cả….

+ GV chốt: Các em vừa thực hiện phép cộng trong phạm vi 6.Để các em nắm chắc kiến thức hơn thì cô tròchúng mình đi vào phần thực hành .

– Có 3 chong chóng (lấy 3 chấm tròn để lên bàn)

– Có 1 chong chóng (Lấy 1 chấm tròn để lên bàn)

– Em đã lấy ra 4 chấm tròn( em đếm gộp số chấm tròn, em cộng số chấm tròn 2 lần lại….)

– HS nêu cá nhân

– HS lắng nghe

– HS đọc lại phép tính 3 + 1= 4.( cá nhân, lớp)

– Có 4 con chim lấy 4 chấm tròn để lên bàn)

– Có 2 con chim (Lấy 2 chấm tròn để lên bàn)

– Em đã lấy ra 6 cái chấm tròn. Em đếm gộp số chấm tròn/Em cộng số chấm tròn 2 lần lại.

– Hai bạn có tất cả 6 con chim. Em lấy 4+2 = 6.

– HS (cá nhân, tập thể) đọc lại phép tính

HS tìm 1 vài ví dụ có sử dụng mẫu câu

– Anh có 2 viên bi.Em có 3 viên bi. Hai anh em có tất cả bao nhiêu viên bị?

– Lắng nghe

Tiết 2

2. Hoạt động thực hành, luyện tập

Mục tiêu: – HS thực hiện được bảng cộng trong phạm vi 6. Và vận dụng được bảng cộng trong phạm vi 6 để giải quyết được các bài toán và thực tiễn.

Bài tập 1

GV hướng dẫn HS làm mẫu 1 phép tính.

– Có mấy chấm tròn màu xanh? Có mấy chấm tròn màu đỏ?Vậy có tất cả bao nhiêu chấm tròn?

– Em làm cách nào để có kết quả đó?

– GV: Nhận xét cách làm của HS

– Cho HS làm bài cá nhân các bài còn lại, sau đó cho các em chia sẻ trước lớp.

– GV nhận xét, chữa bài

Bài tập 2

– GV nêu yêu cầu bài tập.

– Cho HS làm theo cặp

– Gọi HS lên chia sẻ bài làm của mình

– GV theo dõi, nhận xét

– Có 2 chấm tròn màu xanh , 1 chấm tròn màu đỏ. Vậy có tất cả 3 chấm tròn

– HS nêu cách làm

– HS làm bài và chia sẻ trước lớp kết quả bài làm.

2 + 1 = 3, 3 + 2 = 5, 1 + 3 = 4, 5 + 1 = 6

– HS nhắc lại yêu cầu

– HS làm bài theo cặp, 1 HS nêu phép tính, 1 HS nêu kết quả. Sau đó đổi vai.

Đại diện vài cặp báo cáo kết quả:

1 + 1 = 2, 1 + 2 = 3, 1 + 5 = 6

2 + 2 = 4, 2 + 4 = 6, 3 + 3 = 6

4 + 1 = 5, 2 + 3 = 5, 1 + 4 = 5

– HS nhận xét chéo

3. Hoạt động vận dụng

Mục tiêu:

– Vận dụng bảng cộng trong phạm vi 6 để giải quyết các bài tập toán học và một số tình huống trong thực tế.

Bài tập 3: Xem tranh rồi nêu phép cộng thích hợp

– Nêu yêu cầu bài tập.

– Yêu cầu HS làm vệc cá nhân

Ví dụ câu a): Bên trái có 3 chú mèo. Bên phải có 2 chú mèo. Có tất cả bao nhiêu chú mèo? Phép tính tương ứng là:

3 + 2 = 5.

– Theo dõi, nhận xét

– Lắng nghe, 1HS nhắc lại

– Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ về tình huống theo bức tranh rồi đọc phép tính tưomg ứng. Chia sẻ trước lớp.

– HS chia sẻ trước lớp

– Nhận xét chéo

4. Hoạt động củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức bài học

– Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

– Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

– Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6

– Lắng nghe, thực hiện ở nhà

Bài 25. PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 6

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
  • Phát triến các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

  • Các que tính, các chấm tròn.
  • Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 6.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

HS thực hiện lần lượt các hoạt động (theo cặp hoặc nhóm bàn):

  • Quan sát bức tranh trong SGK.

– Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ. chăng hạn:

+ Có 4 cái bánh. An ăn 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh?

Đếm rồi nói: Còn 3 cái bánh.

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 71/NQ-CP Chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều

+ Ngồi quanh bàn có 5 bạn, 2 bạn đã rời khỏi bàn. Còn lại bao nhiêu bạn?

Đếm rồi nói: Còn lại 3 bạn đang ngồi quanh bàn.

  • Làm tương tự với tình huống: Có 5 cốc nước cam. Đã uống hết 3 cốc. Còn lại 2 cốc chưa uống.
  • Chia sẻ trước lóp: đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép trừ mà mình quan sát được.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:

  • HS quan sát tranh vẽ “chim bay” trong khung kiến thức.
  • HS nói: Có 6 con chim – Lấy ra 6 chấm tròn.

Có 4 con bay đi – Lấy đi 4 chấm tròn.

Để biết còn lại bao nhiêu con chim (hay chấm tròn) ta thực hiện phép trừ 6 – 4.

HS nói: 6-4 = 2.

HS thực hiện tương tự với tình huống “cốc nước cam” và nói kết quả phép trừ 5 – 3 = 2.

GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mầu câu khi nói: Có… Bay đi… (hoặc đã uống hết) Còn…

Củng cố kiến thức mới:

  • GV nêu một sổ tình huống khác. HS đặt phép trừ tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quà vào thanh gài.
  • HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép trà (làm theo nhóm bàn).

Lưu ý: Ngoài việc dùng các chấm tròn, HS có thể dùng ngón tay, que tính hoặc đồ vật khác để hồ trợ các em tính ra kết quả. Tuỳ theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thê khuyến khích HS suy nghĩ, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính, không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đầu để tìm kết qua.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1

  • Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS cỏ thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
  • Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi để kiểm tra các phép tính đã thực hiện. Chia sẻ trước lớp.

Lưu ý: Bài này trọng tâm là hướng dần cách tìm kết quả phép trừ. GV có thể nêu ra một vài phép trừ tương tự để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.

Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thê dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).

Lưu ý: Ớ bài này HS có thể tìm kết quả phép tính bằng nhiều cách khác nhau (có thể nhẩm, có thể dùng chấm tròn, que tính, ngón tay, …), GV nên quan sát cách HS tìm ra kết quả phép tính hơn là chỉ chú ý đến kết quả của phép tính.

Bài 3

  • Cá nhân HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lóp.

Ví dụ: Có 3 miếng bánh. Chú chuột ăn mất 1 miếng bánh. Hỏi còn lại mấy miếng bánh? Phép tính tương ứng là: 3 – 1 = 2.

HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.

  • GV khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.

4. Hoạt động vận dụng

HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

5. Củng cố, dặn dò

  • Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
  • Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

  • Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản đế nhận biết về cách tìm kết quả phép trừ trong phạm vi 6, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc thao tác với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triến NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10

I. MỤC TIÊU:

  • Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
  • Phát triển các năng lực học toán.

II. CHUẨN BỊ:

  • Các que tính, các chấm tròn.
  • Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 10.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

A. Hoạt động khởi động:

HS hoạt động theo cặp ( nhóm bàn ) và thực hiện lần lượt các hoạt động:

– QS bức tranh SGK:

– Nói với bạn về những điều QS được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn:

+ Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim , ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.

+ Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn.

– Chia sẻ trước lớp: Đại diện một số bàn, đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Hs sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7.

Tương tự HS tìm kết quae các phép cộng còn lại : 6 + 4, 5 + 4, 4 +4.

2.Gv chốt lại kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thể sử dụng que tính, ngón tay… để tìm ra kết quả phép tính).

3. Hoạt động cả lớp:

Gv dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác học sinh vừa thực hiện ở trên và nói:

4 + 3 =7; 6 + 4 = 10; 5 + 4 = 9; 4 +4 = 8

4. Củng cố kiến thức mới:

– GV nêu một số tình huống . Hs nêu phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn Hs tìm kết quả phép cộng theo hướng đã học rồi gài phép cộng và kết quả vào thanh cài.

– HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng ( làm theo nhóm bàn ).

Lưu ý: Tùy theo đối tượng HS và điều kiện thực tế, GV có thể khuyến khích HS tư duy, chẳng hạn: Để tìm kết quả phép tính , không dùng các chấm tròn mà hãy tưởng tượng trong đàu để tìm kết quả.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

Bài 1

– Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài ( HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính).

– Đổi vở, đặt và trả lời câu hỏi về các phép tính vừa thực hiện. Chia sẻ trước lớp.

Lưu ý: Bài này trọng tâm là hướng dẫn cách tìm kết quả phép cộng. Ngoài việc sử dụng chấm tròn. HS có thể dùng ngón tay, que tính … để tìm kết quả. GV có thể nêu thêm một số phép cộng khác để hs rèn kĩ năng tìm kết quả phép tính.

D, Hoạt động vận dụng:

– Hs nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

E. Củng cố, dặn dò:

– Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

– Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

Câu 3: Phân tích các phương pháp, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá HS trong kế hoạch bài học đã thực hiện ở câu 2.

Kế hoạch bài dạy trên đã tạo cơ hội cho học sinh học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:

– Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản Hoạt động thực hành, luyện tập:để nhận biết về cách tìm kết quả phép cộng. HS có cơ hội để phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

– Thông qua với que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép tính cộng 2 số, Hs có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Cụ thể tròng từng hoạt động của bài học như sau:

A. Hoạt động khởi động:

– Sử dụng phương pháp quan sát : Hs quan sát để phát hiện vấn đề.

– Rèn cho HS kỹ năng quan sát, kỹ nẵng diễn đạt trình bày những điều mình quan sát được (Nói với bạn về những điều QS được từ bức tranh liên quan đến phép cộng ).

Rèn kỹ năng giải quyết vấn đề: Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim , ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

– Rèn kỹ năng thao tác trên đồ dùng học tập ( Que tính, chấm tròn, … ) để tìm ra kết quả phép tính cộng.

– Rèn óc tư duy để tìm ra kết quả phép tính ( không cần sử dụng chấm tròn, que tính, ngón tay… )

– Hs tự khái quát kiến thức tự nêu ra tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập:

– Rèn kỹ năng thao tác trên đồ dùng học tập, tư duy, đếm, giao tiếp, hợp tác để tìm kết quả các phép tính.

– Rèn kỹ năng tự đánh giá và đánh giá bạn.

D. Hoạt động vận dụng:

– Rèn tính liên hệ thực tiễn cho hs: Biết tìm những tình huống trong thực tiễn liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

Giáo án Toán lớp 1 sách Cánh Diều soạn ngang

Bài 1. TRÊN – DƯỚI, PHẢI – TRÁI
TRƯỚC – SAU. Ở GIỮA

I. Mục tiêu:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

– Xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.

– Thực hành trải nghiệm sử dụng các từ ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau,ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

– Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.

II. Chuẩn bị

  • Tranh tình huống.
  • Bộ đồ dùng Toán 1.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Hoạt động khởi động

  • GV giới thiệu: Học toán lớp 1, chúng ta sẽ được học số, học các phép tính, các hình đơn giản và thực hành lắp ghép, đo độ dài, xem đồng hồ, xem lịch HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.
  • GV hướng dẫn HS các hoạt động cá nhân, nhóm, cặp, cách phát biểu,…
  • HS xem tranh khởi động, chia sẻ theo nhóm bàn về những gì các em nhìn thấy.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

  • HS quan sát tranh trong khung kiến thức và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.
  • HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh theo cách quan sát và cách diễn đạt của các em.
    Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây, …

GV chỉ vào từng bức tranh nhỏ trong khung kiến thức và nhấn mạnh các thuật ngữ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa.

Lưu ý: Để HS hứng thú, sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên, GV có thể kể chuyện hoặc tạo bối cảnh cho tình huống bức tranh. Vì quan hệ vị trí có tính tương đối nên khi mô tả vị trí của đồ vật, sự vật, cần xác định rõ vị trí của đối tượng nào so với đối tượng nào.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

  • HS sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: Hộp bút ở trên mặt bàn, …

GV có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan đến bức tranh:

+ Kể tên những vật ở dưới gầm bàn.

+ Kể tên những vật ở trên mặt bàn.

+ Trên bàn có vật nào ở bên tay trái bạn gái?

+ Trên bàn có vật nào ở bên tay phải bạn gái?

  • GV có thể hướng dẫn để HS thao tác: Lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,…

Bài 2. HS quan sát tranh và trao đổi thảo luận theo nhóm bàn.

  • HS sử dụng các từ: bên phải, bên trái để nói chỉ dẫn cho bạn nhỏ trong bức tranh muốn đến trường học thì rẽ sang bên nào, muốn đến bưu điện thì rẽ sang bên nào.
  • GV đặt câu hỏi giúp HS sử dụng các từ “phải, trái” để định hướng không Ví dụ: Nếu muốn đi bộ về nhà, khi ra khỏi cổng trường em rẽ sang bên nào?

Bài 3

HS thực hiện lần lượt các động tác theo yêu cầu của bài toán dưới sự chỉ dẫn của GV.

HS trả lời câu hỏi: Phía trước, phía sau, bên trái, bên phải em là bạn nào?

Lưu ý: GV có thế tổ chức thành trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm” cho HS hoạt động. Chẳng hạn: GV (hoặc chủ trò) giơ tay phải nhưng hô thành: “Các em hãy giơ tay trái.”, HSgiơ tay trái theo lời GV (hoặc chủ trò) nói, ai làm sai thì bị phạt.

4. Hoạt động vận dụng

– Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?

  • Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
  • Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
  • Sự khác nhau của hai biển báo giao thông này là gì

5. Củng cố, dặn dò

Có rất nhiều quy tắc trong cuộc sống được xây dựng liên quan đến “phải – trái”, khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự. về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải – trái”.

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

  • Thông qua việc quan sát tranh và sử dụng các từ: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ởgiữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh; thảo luận, đặt câu hỏi cho nhau về vị trí của những đồ vật, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học,NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc thao tác: lấy bút chì, tẩy, hộp bút rồi đặt chúng sao cho bút chì ở giữa, hộp bút ở bên phải bút chì, tẩy ở bên trái bút chì,…; liên hệ những quy tắc trong cuộc sông liên quan đến “phải – trái”,…, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học.
Tham khảo thêm:   Công nghệ 6 Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình Giải Công nghệ lớp 6 Bài 10 trang 55 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài 2. HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
HÌNH TAM GIÁC – HÌNH CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó.
  • Nhận ra hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.
  • Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
  • Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

Các thẻ hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật có kích thước, màu sắc khác nhau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Hoạt động khởi động

HS xem tranh khởi động chia sẻ theo cặp đôi về hình dạng của những đồ vật trong bức tranh. Chẳng hạn: mặt đồng hồ có dạng hình tròn, lá cờ có dạng hình tam giác.

1. Hoạt động hình thành kiến thức

GV yêu cầu HS thực hiện các hoạt động sau:

  • HS lấy ra một nhóm các đồ vật có hình dạng và màu sắc khác nhau: hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
  • GV hướng dần HS quan sát lần lượt từng tấm bìa hình vuông (có màu sắc, kích thước khác nhau) và nói: “Hình vuông”.
  • HS lấy ra một số hình vuông khác có trong bộ đồ dùng, nói: “Hình vuông”.
  • Thực hiện tương tự với hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

HS thảo luận nhóm: Kể tên các đồ vật trong thực tế có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Sau đó, các nhóm chia sẻ trước lớp.

2. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện theo cặp:

  • HS xem hình vẽ và nói cho bạn nghe đồ vật nào có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.
  • GV hướng dẫn HS cách nói đủ câu, cách nói cho bạn nghe và lắng nghe bạn nói.

Bài 2. HS thực hiện theo cặp:

  • HS quan sát hình vẽ, chỉ vào hình vẽ và nói: hình tam giác có màu vàng, hình vuông có màu xanh, hình tròn và hình chữ nhật có màu đỏ, …
  • GV khuyến khích HS diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em; rèn cho HS cách đặt câu hỏi, cách trả lời, cách quan sát và phân loại hình theo màu sắc, theo hình dạng.

Bài 3. HS thực hiện theo nhóm:

  • Các nhóm HS suy nghĩ, sử dụng các hình vuông, hình tròn, hình tam giác,hình chữ nhật đế ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích.
  • HS chia sẻ với bạn hình mới ghép được và ý tưởng ghép hình của mình. GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.

3. Hoạt động vận dụng

Bài 4. HS quan sát xung quanh lớp học, chỉ ra các đồ vật có dạng hình vuông,hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

4. Củng cố, dặn dò

  • Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
  • Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

  • Thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc lắp ghép tạo hình mới từ các hình đã học, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.
  • Thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời về các hình đã học,HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.

Bài 3. CÁC SỐ 1, 2, 3

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Thông qua đó, HS nhận
    biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 1, 2, 3.
  • Đọc, viết được các số 1, 2, 3.
  • Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3.
  • Phát triển các NL toán học.

II. CHUẨN BỊ

Tranh tình huống.

  • Một số chấm tròn; thẻ số 1, 2, 3 (trong bộ đồ dùng Toán 1).
  • Một số đồ vật quen thuộc với HS: 1 bút chì, 3 que tính, 2 quyển vở, …

III. CÁC HOẠTĐỘNG DẠYHỌC:

1. Hoạt động khởi động

HS quan sát tranh khởi động, nói cho bạn nghe những gì mình quan sát được.

HS chia sẻ trong nhóm học tập (hoặc cặp đôi).

2. Hoạt động hình thành kiến thức

3. Hình thành các số 1, 2, 3

HS quan sát khung kiến thức:

  • HS đếm số con vật và số chấm tròn tương ứng.
  • HS nói, chẳng hạn: “Có 1 con mèo. Có 1 chấm tròn. Số 1”.

Tương tự với các số 2, 3.

  • HS tự lấy ra các đồ vật (chấm tròn hoặc que tính, …) rồi đếm (1, 2, 3 đồ vật).
  • HS giơ ngón tay hoặc lấy ra các chấm tròn đúng số lượng GV yêu cầu.
  • HS lấy đúng thẻ số phù hợp với tiếng vồ tay của GV (ví dụ: GV vỗ tay 3 cái,HS lấy thẻ số 3).

2. Viết các số 1, 2, 3

  • HS nghe GV hướng dẫn cách viết số 1 rồi thực hành viết số 1 vào bảng con.
  • Tương tự với các số 2, 3.

Lưu ý: GV nên đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở HS tránh những lỗi sai đó.

3. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1. HS thực hiện các thao tác:

  • Đếm số lượng các con vật, đọc số tương ứng.
  • Trao đổi, nói với bạn về số lượng các con vật vừa đếm được. Chẳng hạn: HSchỉ vào hai con mèo rồi nói: “Có 2 con mèo”; đặt thẻ số 2.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

  • Quan sát hình vẽ bên trái có 1 chấm tròn và ở dưới ghi số 1.
  • Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho phù hợp.
  • Lấy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm để kiểm tra lại.
  • Chia sẻ sản phẩm với bạn, nói cho bạn nghe kết quả.

Bài 3

  • HS đếm các khối lập phương, rồi đọc số tương ứng.
  • HS đếm tiếp từ 1 đến 3 và tập đếm lùi từ 3 đến 1.

4. Hoạt động vận dụng

  • Mỗi HS quan sát tranh, suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng đồ vật theo mỗitình huống yêu cầu. Chia sẻ trước lớp. GV lưu ý hướng dẫn HS cách đếm và dùng mẫu câu khi nói. Chẳng hạn: Có 3 quyển vở.
  • GV khuyến khích HS đếm các đồ dùng học tập trên bàn của mình, đặt câu hỏivà trả lời theo cặp. Chẳng hạn: Trên bàn có mấy quyển vở?

5. Củng cố, dặn dò

  • Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
  • Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

  • Thông qua các hoạt động: quan sát tranh, đếm số lượng, nêu số tương ứng;đọc sổ, xác định số lượng hình cần lấy, HS có cơ hội được phát triển một số NL: N Lgiải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
  • Thông qua việc đếm, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đổi chia sẻ với bạn về số lượng đồ vật, sự vật trong từng tình huống, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.

LƯU Ý

Đây là bài đầu tiên trong chuỗi bài về các số trong phạm vi 10. Vì vậy, bên cạnh các nội dung kiến thức, GV cần chú ý rèn cho HS các kĩ năng học tập môn Toán như: làm việc nhóm đôi, quan sát tranh khởi động thảo luận với bạn, cách đếm số lượng của sự vật trong tranh. GV cũng cần chú ý khai thác những kinh nghiệm, trải nghiệm về số lượng mà HS đã biết khi học ở Mầu giáo và trong cuộc sống.

….

Giáo án Toán buổi chiều sách Cánh Diều

TUẦN 1

TRÊN – DƯỚI – PHẢI – TRÁI, TRƯỚC SAU – Ở GIỮA. HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN – HÌNH TAM GIÁC – HÌNH CHỮ NHẬT. CÁC SỐ 1, 2, 3.

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức, kĩ năng:

– Củng cố cho HS xác định được vị trí trên, dưới, phải, trái, trước sau, ở giữa trong tình huống cụ thể.

– Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên gọi các hình đó.

– Biết đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 3. Đọc, viết đúng các số 1, 2, 3.

*Phát triển các năng lực chung và phẩm chất:

– Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.

– Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

– Vở BT phát triển năng lực Toán tập 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. Tái hiện củng cố:

1. KTBC.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập.

* Bài 1.

– GV nêu yêu cầu.

– Hướng dẫn HS quan sát hình

a) Chú chuột nào ở bên dưới mặt ghế?

b) Khoanh vào cậu bé ở phía dưới cái cây?

– Cho HS quan sát.

c) Khoanh vào những bạn nhỏ đang giơ chân phải?

Hướng dẫn tương tự phần a, b.

* Bài 2.

Quan sát hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Khoanh vào xe đi sau xe tải.

b) Đánh dấu vào xe ở giữa xe cứu thương và xe tải.

– GV chốt kết quả đúng.

* Bài 3.

a) Tô màu các hình vuông:

– GV nêu yêu cầu.

– Cho HS quan sát hình và nhận ra những hình vuông.

– Cho HS đổi vở kiểm tra chéo.

b) Tô màu các hình tròn.

c) Tô màu các hình tam giác.

d) Tô màu các hình chữ nhật.

– GV hướng dẫn tương tự như phần a.

* Bài 4.

a) Viết số thích hợp vào ô trống.

– GV nêu yêu cầu.

– Cho HS quan sát tranh.

– Gọi HS nêu kết quả.

– GV nhận xét

b) Khoanh vào số thích hợp (theo mẫu)

– GV nêu yêu cầu.

– Gọi HS làm bài

– GV nhận xét.

3. Củng cố- dặn dò.

– Nhận xét tiết học

– Nhắc nhỏ các em về chuẩn bị bài sau.

– HS quan sát hình.

– HS quan sát, trả lời, khoanh vào chú chuột ở bên dưới mặt ghế.

– HS quan sát tranh, trả lời, khoanh vào hình cậu bé ở phía trước cái cây.

– HS nhận xét bạn.

– HS quan sát tranh và làm bài

-1HS nêu ý kiến của mình

a) Khoanh vào xe khách

b) Đánh dấu vào xe con

– HS nhận xét bạn.

– HS nhắc lại yêu cầu.

– HS tìm những hình vuông và tô màu

– HS nhận xét bạn.

– HS quan sát và điền số thích hợp vào ô trống.

– 3HS nêu – HS khác nhận xét

– HS quan sát tranh, làm bài mẫu

-2 HS- HS nhận xét

TIẾT 2

B. Kết nối:

1. KTBC.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập.

* Bài 5.

Quan sát hình vẽ và thực hiện các yêu cầu sau:

a) Tô màu đỏ vào đồ vật ở bên trên xe con.

b) Tô màu xanh vào đồ vật ở bên dưới xe con.

c) Tô màu vàng vào đồ vật ở giữa con lật đật và cung nỏ.

– GV nêu yêu cầu và cho HS quan sát tranh

– GV hướng dẫn HS làm bài.

– Cho HS đổi vở kiểm tra chéo

– GV quan sát, nhận xét.

* Bài 6. Đúng ghi Đ, sai ghi S

a) Ô tô đi phía trên tàu hỏa £

b) Tàu thủy đi phía dưới tàu hỏa £

c) Ô tô tải đi trước ô tô con £

d) Xe buýt đi giữa xe tải và xe con £

– GV nêu yêu cầu và cho HS quan sát tranh.

– GV hướng dẫn HS làm bài.

– GV nhận xét.

* Bài 7. Tô màu.

– Hình vuông màu xanh da trời;

– Hình tròn màu cam;

– Hình tam giác màu đỏ;

– GV nêu nêu cầu, cho HS quan sát hình

– GV Hướng dẫn HS làm bài.

– Cho HS đổi chéo vở kiểm tra.

– GV nhận xét.

* Bài 8.

– Xếp hình theo mẫu.

– GV nêu yêu cầu.

– GV quan sát HS làm và nhận xét

* Bài 9.

a) Vẽ thêm số ngôi sao thích hợp

– GV nêu yêu cầu. Cho HS quan sát hình

– HD học sinh làm bài

– GV yêu cầu HS nêu cách làm

b) Gạch bớt hình (theo mẫu)

– GV nêu yêu cầu

– Hướng dẫn tương tự phần a

3. Củng cố- dặn dò.

– Nhận xét tiết học

– Nhắc nhỏ các em về chuẩn bị bài sau.

– HS quan sát tranh

– HS làm bài

– HS đổi vở nhận xét bạn

– HS nêu lại yêu cầu

– HS quan sát tranh

– HS làm bài

– HS nêu kết quả Đ, S

– HS nhận xét bạn.

– HS quan sát hình

– HS làm bài theo yêu cầu

– HS nhận xét bạn

– HS quan sát hình

– HS lấy que tính xếp hình theo mẫu

– HS quan sát hình

– HS làm bài

– HS nêu bài làm của mình

TIẾT 3

C. Vận dụng, phát triển.

1. KTBC.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập.

* Bài 10.

a) Vẽ hình tròn ở bên phải ngôi sao

ó

b) Vẽ hình tam giác ở bên trái ngôi sao

– GV nêu yêu cầu

– GV hướng dẫn HS làm bài

* Bài 11.

Từ nhà để đến vị trí có kem bạn An nên đi về phía nào? Em hãy tô màu vào đường đi của bạn An?

– GV nêu yêu cầu.

– Cho HS quan sát hình vẽ

– Gv nhận xét

* Bài 12. Tô màu cam vào các hình tròn, màu đỏ vào các hình vuông, màu xanh vào các hình tam giác, màu vàng vào các hình chữ nhật.

– GV nêu yêu cầu

– Cho hs quan sát hình a, b

– Cho HS tô màu theo yêu cầu

– Gv nhận xét

* Bài 13. Vẽ thêm hình vào các ô cho thích hợp:

– GV nêu yêu cầu

– Gv cho HS quan sát hình vẽ

– Gv hướng dẫn hs làm bài

– Gv quan sát, nhận xét

3. Củng cố- dặn dò.

– Nhận xét tiết học

– Nhắc nhở các em về chuẩn bị bài sau.

– HS nhắc lại yêu cầu

– HS làm bài

– HS nhắc lại yêu cầu

– HS quan sát hình, tìm vị trí có kem và tô màu vào đường đi của bạn An.

– HS nhắc lại yêu cầu

– HS quan sát, nhận biết các hình.

– HS tô màu

– HS đổi vở nhận xét bạn

– HS nhắc lại

– HS quan sát

– HS làm bài.

……

>>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Giáo án Toán 1 bộ sách Cánh diều!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Toán 1 sách Cánh Diều (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Toán lớp 1 (Soạn ngang, chia cột, buổi 2) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *