Ôn tập cuối năm học Tiết 6, 7 giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 136, 137. Qua đó, sẽ củng cố kiến thức, ôn tập cuối năm học thật hiệu quả.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Ôn tập cuối năm học Tiết 6, 7 – Tuần 35 của Chủ đề Ôn tập cuối năm học theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Wikihoc.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết ôn tập.
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 136, 137
Câu 1
Đọc bài và thực hiện yêu cầu:
Tìm ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Chú sóc bụng đỏ sống ở đâu?
- Ở trong cái lán địa chất
- Ở cái tổ nằm trong gốc cây
- Ở lỗ hùm dưới gốc cây
- Ở sau cái lán địa chất
b. Bạn nhỏ đã thấy gì ở trong lỗ hùm dưới gốc cây?
- Lá khô và rác
- Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và ngô
- Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và rác
- Mấy hạt ngô và quả gắm
c. Chi tiết chú sóc dự trữ ăn trong hủm cây nói lên điều gì?
- Chú rất chăm chỉ
- Chú rất biết lo xa
- Chú rất sợ trời lạnh
- Chú rất thích thời tiết ấm áp
d. Hối hận vì hiểu ra chính mình đã phá mất cái kho dự trữ thức ăn của sóc, bạn nhỏ đã làm điều gì?
- Vào rừng nhặt trám rụng và một nắm ngô
- Lấy lá khô và rác rải vào cái hủm
- Bỏ ngô và trám vào cái hủm
- Bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm và trải một nửa quanh gốc cây
e. Trong câu “Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.”, tác giả sử dụng cách nhân hóa nào?
- Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả đặc điểm của người để tả vật
- Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả hoạt động của người để tả vật
- Cho vật tự xưng hoặc trò chuyện, tâm tình với vật như với người.
- Sử dụng từ ngữ vốn dùng gọi người để gọi vật
g, Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong câu “Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra.”?
- Ấm nóng
- Ấm áp
- Đầm ấm
- Ấm hơn
Thực hiện các câu hỏi, bài tập dưới đây:
h, Em thích nhất chi tiết nào trong bài? Vì sao?
i, Theo em, vì sao món quà cho chú sóc cũng là lời xin lỗi của bạn nhỏ?
k, Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ rừng?
l, Đặt câu nói về một sự việc được kể trong bài, trong đó có sử dụng trạng ngữ
Trả lời:
a. Ở lỗ hùm dưới gốc cây
b. Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và ngô
c. Chú rất biết lo xa
d. Bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm và trải một nửa quanh gốc cây
e. Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả hoạt động của người để tả vật
g. Ấm hơn
h. Em thích nhất chi tiết chú sóc dự trữ thức ăn cho ngày đông vì cho thấy chú sóc vừa chăm chỉ vừa biết lo xa.
i. Theo em, vì bạn nhỏ đã lỡ phá mất kho dự trữ nên bạn đã mang đồ ăn đến thay cho lời xin lỗi cùng như tặng quà cho cho chú sóc.
k. Qua bài đọc, em thấy việc bảo vệ rừng là vô cùng cần thiết và cấp bách. Bảo vệ rừng là bảo vệ hệ sinh thái động thực vật quý hiếm.
l. Vì sơ ý, bạn nhỏ đã phá mất kho dự trữ thức ăn của sóc bụng đỏ.
Câu 2
Thực hiện một trong hai đề bài sau:
a. Mỗi vùng, miền trên đất nước đều gắn với một loại cây đặc trưng: dừa ở Bến Tre, bàng vuông ở Trường Sa, phượng ở Hải Phòng,.. Viết bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở.
b. Trong thế giới loài vật có nhiều loài có ích: chim sâu bảo vệ mùa màng, gà gáy sáng, vịt đẻ trứng,…Viết bài văn tả một con vật có ích mà em biết.
Trả lời:
Trước nhà em có một cái ao, xung quanh ao được trồng nhiều loại cây cần nước nhưng trong số đó em lại thích cây dừa nhất. Những đứa bạn cùng làng của em cũng phải công nhận với em về điều đó, cây dừa giống như nhân vật chính nổi bật lên giữa khu vườn nhà. Cây dừa nhà em rất đẹp, nó không chỉ nổi bật trong khu vườn nhà thôi đâu mà nó còn nổi bật nhất cái ngôi làng này.
Mỗi khi đi học về em cũng có thể nhìn thấy cây dừa ở nhà mình từ xa, bởi cây dừa nhà em cao lắm, nhìn từ xa trông nó giống như cái chổi bị dựng ngược lên. Bố em thường trêu rằng bao giờ hai chị em em lớn để lấy cái chổi dừa xuống quét nhà cho bố, chắc hẳn lúc đó nhà sẽ rất sạch.
Thân cây dừa cao và to như cái cột nhà, bên ngoài được bọc một lớp màu nâu, nham nhám, sần sùi và nứt nẻ, chỗ lõm chỗ lồi. Từ gốc cây lên đến đỉnh ngọt sẽ có các vòng tròn cách một khoảng đều nhau, những chiếc rễ con của cây dừa giống như những chú giun đất vậy. Còn phía trên đỉnh cây, các tàu lá xòe ra trông như chiếc ô che bóng râm mát cho một góc vườn nhà, lá dừa già sẽ có màu vàng, còn lá dừa non sẽ còn màu xanh man mát.
Dưới những tàu lá đó là những trái dừa, trái dừa trên cây nhà em năm nào vào mỗi ngày hè thường rất trĩu quả, quả dừa bên ngoài có màu xanh, màu càng nhạt thì chứng tỏ là dừa non còn màu đậm thì là dừa già. Gia đình em khi hè đến thường sẽ hái cả hai loại quả xuống để uống, dừa non sẽ ăn luôn cả cùi, dừa già thì gọt đi phần vỏ nâu bên ngoài để đem đi nấu thành món ăn.
Nhờ có cây dừa mà gia đình em mỗi khi hè đến sẽ có nước để uống, dừa non để ăn mà không phải đi mua ngoài. Sân vườn nhà em cũng nhờ vậy mà trở nên mát hơn và xanh hơn. Em rất thích cây dừa này.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Ôn tập cuối năm học Tiết 6, 7 Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tập 2 trang 136, 137 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.