Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Tin học 7 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Tin học lớp 7 năm 2024 – 2025 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo bao gồm các bài giảng trong cả năm học 2024 – 2025, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tin học 7 Chân trời sáng tạo theo chương trình mới.

KHBD Tin học 7 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK Tin học 7 Chân trời sáng tạo. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án Toán, Ngữ văn, Giáo dục thể chất. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để soạn giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo:

Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
  • Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
  • Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
  • Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.

2. Năng lực

– Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

– Năng lực tin học:

  • Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
  • Biết thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

3. Phẩm chất

– Trách nhiệm: Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK, SGV, SBT Tin học 7.

– Máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có)

2. Đối với học sinh

– SGK, SBT Tin học 7.

– Đọc và tìm hiểu trước Bài 1.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

– Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.

– Tiết 2: mục 3 phần Khám phá và phần Luyện tập.

Tham khảo thêm:   Công văn 300/2013/TCT-CS Chính sách thu tiền thuê đất

– Tiết 3: phần Thực hành và phần Vận dụng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS biết được các thiết bị của máy tính và chức năng của từng loại để hỗ trợ hoạt động thông tin của con người.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, phát biểu, thảo luận để nêu chức năng của từng thiết bị ở Hình 1 trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chức năng của những thiết bị trong Hình 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV nhắc lại kiến thức bài cũ: Ở lớp 6, HS đã được biết mô hình hoạt động xử lí thông tin của con người gồm 3 bước cơ bản: tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ; đưa thông tin ra. HS cũng đã biết máy tính được chế tạo để hỗ trợ xử lí thông tin của con người với các thành phần cơ bản gồm: thiết bị vào; thiết bị xử lí, lưu trữ; thiết bị ra.

– GV gợi ý, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.

Hình 1

– GV giới thiệu sơ lược về bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), được xem như bộ não của máy tính, là bộ phận thực hiện xử lí thông tin trong máy tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Chức năng của các thiết bị ở Hình 1 trong SGK là:

  • Chuột, bàn phím: tiếp nhận thông tin vào;
  • Màn hình, loa: đưa thông tin ra;
  • CPU, ổ đĩa cứng: xử lí, lưu trữ thông tin.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

– GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu kĩ hơn các thiết bị trong Hình 1 đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra, hay đâu là thiết bị vừa có chức năng vào – ra, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thiết bị vào và thiết bị ra

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

– HS biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.

– HS biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 11 Unit 4: Lesson 3 Soạn Anh 11 i-Learn Smart World trang 44, 45

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.5, 6, quan sát Hình 2, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu các loại thiết bị vào – ra, hình dạng và chức năng của từng loại.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK – tr.5, quan sát Hình 2 và trả lời câu hỏi:

+ Các thiết bị của máy tính được phân loại thành những khối chức năng nào?

+ Thiết bị vào, thiết bị ra được sử dụng để làm gì?

Thiết bị vào, thiết bị ra

– GV yêu cầu HS đọc câu 1, 2 – SGK tr.6, 7, thảo luận cặp đôi và ghép tên các thiết bị với chức năng của chúng:

Câu 1:Ghép thiết bị vào ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

Ghép thiết bị

Câu 2: Ghép thiết bị ra ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.

Ghép thiết bị

– Sau khi HS ghép xong, GV đưa ra câu hỏi:

+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị vào khác nhau? Bàn phím (hay chuột, micro, máy quét,…) tiếp nhận thông tin dạng nào?

+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị ra khác nhau? Màn hình (hay loa, máy in,…) đưa thông tin ra ở dạng nào?

– GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.7 và trả lời câu hỏi:

+ Thiết bị nào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dãy bit? Thiết bị nào thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp?

+ Tại sao ổ đĩa cứng không được coi là thiết bị vào – ra?

– GV lưu ý với HS: Một số thiết bị vào – ra như máy in, máy quét có thể thực hiện chức năng xử lí, trao đổi thông tin với máy tính.

– GV yêu cầu HS đọc thông tin tại mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi:

+ Chức năng của thiết bị vào là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị vào và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể tiếp nhận.

+ Chức năng của thiết bị ra là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị ra và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể đưa ra.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin SGK tr.5-7, quan sát Hình 2, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS trình bày về:

+ Dạng thông tin của các thiết bị vào – ra.

+ Các loại thiết bị vào – ra và chức năng của từng loại

– GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận

GV chuyển sang nội dung mới.

1. Thiết bị vào và thiết bị ra

* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)

– Các thiết bị của máy tính được phân loại thành 4 khối chức năng chính: thiết bị vào, bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), bộ nhớ, thiết bị ra.

– Thiết bị vào được dùng để tiếp nhận thông tin vào như bàn phím, chuột, micro, máy quét,…

– Thiết bị ra được sử dụng để đưa thông tin ra như màn hình, máy in, loa, máy chiếu,…

* Hoạt động 2: Làm

Câu 1: 1 – e, 2 – c, 3 – a, 4 – b, 5 – d.

Câu 2: 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – b.

– Cần có nhiều loại thiết bị vào – ra để tiếp cận thông tin ở những dạng khác nhau vào máy tính và đưa thông tin từ máy tính ra ở những dạng khác nhau.

+ Thiết bị vào:

  • Bàn phím tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản).
  • Chuột tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản, con số).
  • Micro tiếp nhận thông tin ở dạng âm thanh.
  • Máy quét tiếp nhận thông tin ở dạng hình ảnh.

+ Thiết bị ra:

  • Màn hình đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ (văn bản, con số).
  • Loa: đưa thông tin ra ở dạng âm thanh.
  • Máy in: đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ.
  • Máy chiếu: đưa thông tin ra ở dạng chữ, hình ảnh.

* Hoạt động 3: Đọc (và quan sát)

– Thiết bị vào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số (dãy các bit) và đưa vào trong máy tính.

– Thiết bị ra thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp.

– Ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa DVD,… không được voi là thiết bị vào – ra là vì chúng không thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin.

* Hoạt động 4: Ghi nhớ

– Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét,… tiếp nhận thông tin vào ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động.

– Có nhiều loại thiết bị như màn hình, loa, máy in, máy chiếu,… để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh.

Tham khảo thêm:   Nghị định 42/2023/NĐ-CP Tăng 12,5% đến 20,8% lương hưu từ 01/7/2023

>> Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Tin học 7 sách CTST

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Tin học 7 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy Tin học lớp 7 năm 2024 – 2025 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *